Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89482985 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Kết quả tốt nghiệp thấp: Tại… Bộ Giáo dục-Đào tạo?

    Ngày gửi bài: 09/07/2007
    Số lượt đọc: 2646

    Không hề bàng hoàng với tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm nay cực thấp, các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia giáo dục tham gia buổi tọa đàm khoa học “Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm học 2006-2007” do Viện Nghiên cứu giáo dục TPHCM tổ chức, hôm qua 29-6, đã chỉ rõ: Con số tốt nghiệp thấp không nguy hại bằng bệnh thành tích trong tư duy, suy nghĩ. Chúng ta không thể ngăn chặn bệnh thành tích bằng cách xây tường cao, hào sâu…



    “Nhìn hình ảnh trên truyền hình, cô chủ nhiệm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi (trường có tỷ lệ đậu tốt nghiệp 0%) rưng rưng đau buồn nhận lỗi hết về mình, tôi thấy buồn lòng.

    Vì sao lại nhận hết lỗi trong khi điều kiện của trường khác biệt (1/3 HS lập gia đình) nhưng phải chạy trên cùng một đường đua với cùng một tiêu chí đánh giá như những trường ở vùng phát triển? Nếu cho tôi đầy đủ phương tiện dạy học để nâng tỷ lệ đậu cao lên thì tôi cũng không dám làm”, TS Nguyễn Cam bức xúc.

    Dù tỷ lệ tốt nghiệp THPT của nước ta năm nay giảm so với năm trước gần 25%, nhưng theo nhiều đại biểu, không thể dựa vào tỷ lệ này để kết luận rằng chất lượng năm nay giảm hơn năm trước. GS TS Nguyễn Ngọc Trà nói: “Kết quả năm nay tương đối chính xác hơn các năm trước. Chính xác tương đối vì có những nơi kết quả thi phổ thông thấp nhưng kết quả hệ bổ túc rất cao, chúng ta phải chấp nhận thực tế của kết quả thi đa dạng”.

    TS Lê Kim Dung và ThS Lê Nguyễn Trung Nguyên lo ngại: Nếu tính hiệu số chênh lệch về tỷ lệ đậu THPT giữa tỉnh cao nhất-TPHCM (95,1%) với tỉnh thấp nhất (Tuyên Quang: 14,1%) của chúng ta là 81%, con số biểu thị chênh lệch quá lớn. Trong khi ở Hoa Kỳ, mức độ chênh lệch chỉ có 27,08% giữa tiểu bang Hawaii có tỷ lệ cao nhất (99,21%) và tiểu bang Alaska có tỷ lệ thấp nhất (72,12%). Phân tích trong 23 tỉnh, thành có tỷ lệ đậu dưới 60%, hầu hết là những tỉnh khó khăn có sự đầu tư thấp. Sự chênh lệch giữa TPHCM và Hà Nội là 10% trong khi mức đầu tư của 2 thành phố ngang nhau.

    TS Nguyễn Kim Hồng, Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm TPHCM kết luận: “Nếu thi trắc nghiệm, Hà Nội sẽ thua TPHCM. Theo như tôi biết, ĐH Sư phạm Hà Nội chưa có chuyên đề dạy trắc nghiệm cho HS phổ thông. Do vậy, HS Hà Nội không quen thi trắc nghiệm. Đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao có nhiều tỉnh thấp khi có đến 50% số môn thi bằng hình thức trắc nghiệm. Ông Nguyễn Văn Huyên nhắc lại: “Trước đây, tôi đã từng kiến nghị với bộ, muốn thi trắc nghiệm tốt phải chuẩn bị ít nhất 7 năm”.

    Năm đầu tiên Bộ GD-ĐT thực hiện “hai không” đã đem lại thành quả khiến không ít người đau lòng, nhưng như kết luận của TS Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, “mặt được rất lớn của kết quả đậu tốt nghiệp thấp là bắt đầu hồi phục lại những giá trị thật”.

    Tuy nhiên, đằng sau kết quả tốt nghiệp thấp này sẽ là gì? Có cần áp đặt chuẩn giáo dục phổ thông chung cho tất cả các vùng, miền? GS Phạm Phụ nêu dẫn chứng: “Hoa Kỳ có 15.000 khu vực giáo dục có chuẩn khác nhau, mỗi khu có một hội đồng giáo dục quyết định chương trình chuẩn giáo dục, lương giáo viên… Nhìn chung, tính địa phương trong giáo dục Hoa Kỳ rất lớn”.


    Tại buổi tạo đàm, các đại biểu cũng đề nghị không nên sáp nhập kỳ thi tú tài vào tuyển sinh ĐH, nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chỉ giữ lại kỳ thi ĐH vì đây là kỳ “thi nhiều, lấy ít”. Trong khi một số ý kiến khác cho rằng vẫn cần giữ lại 2 kỳ thi riêng rẽ vì tính chất khác nhau
    Trong khi đó, đất nước ta có những vùng kinh tế, xã hội phát triển khác nhau nhưng chuẩn giáo dục phổ thông lại ngang nhau. Mặt khác, theo GS Phạm Phụ, nghiên cứu mức độ thành đạt của con người ở độ tuổi 33, các nhà khoa học kết luận rằng yếu tố gia đình có tác động mấy chục lần so với nhà trường. Tỷ lệ đậu tú tài cao của TPHCM là kết quả từ sự đầu tư của thành phố, sự quan tâm của PHHS đối với việc học hành của con em; còn HS miền núi, vùng sâu xa không có điều kiện học hành, lại phải lao động kiếm sống.

    Nếu nói chất lượng giáo dục cũng phụ thuộc nhiều vào sự đầu tư, TS Nguyễn Thiện Tống, ĐH Bách khoa TPHCM băn khoăn đặt câu hỏi: Làm sao giảm bớt sự bất công trong học tập trong bối cảnh sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc? ThS Lê Nguyễn Trung Nguyên đề nghị: “Không nên bắt buộc các vùng, miền phải đạt một chuẩn giống nhau, chỉ cần đặt ra chuẩn tối thiểu”.

    Khoảng cách chênh lệch chất lượng giáo dục không chỉ là vấn đề đầu tư cho giáo dục mà các chuyên gia cũng chỉ ra nguyên nhân là từ …. Bộ GD-ĐT với chương trình, SGK hàn lâm, nặng nề. HS VN được học để trở thành những “chuyên gia” ngôn ngữ, toán học, mà nhiều người cả đời không sử dụng lại những phương trình toán học cao cấp, bài văn đã được học.

    Theo TS Nguyễn Thị Quy, bậc tiểu học đã bắt HS phân biệt động từ và tính từ, trong khi giáo viên cũng còn chưa nắm rõ được. Giáo viên hỏi tôi, tôi chỉ mở tự điển ra xem. Nhưng tự điển cũng còn không phân biệt rõ ràng, nhiều từ chỉ ghi chung chung vừa là động từ, vừa là tính từ.
    Nguồn: http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2007/6/108055/

    *******
    Tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT 2007
    Đề xuất 3 phương án đối với thí sinh thi trượt trong cả 2 kỳ thi


    Ngày 29-6, Phó chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Trần Bá Giao cho biết: Bộ GD-ĐT đang cân nhắc 3 phương án xử lý đối với những trường hợp thí sinh thi trượt tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2007 cả trong lần thi thứ nhất và thứ 2 (sẽ tổ chức vào ngày 18 đến 20-8 tới đây).

    Phương án thứ nhất, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ phải tiếp tục sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT và Điều lệ trường THPT để thí sinh được học lại lớp 12. Tuy nhiên, phương án này sẽ phải đối mặt với tình trạng quá tải học sinh lớp 12 ở các tỉnh, thành phố có tỷ lệ thí sinh trượt tốt nghiệp 2007 lớn trong khi cơ sở vật chất, trường lớp chỉ có giới hạn nhất định.

    Phương án 2, dự kiến Bộ GD-ĐT sẽ cho phép số học sinh này chuyển sang học bổ túc. Phương án 3 là các trường sẽ tổ chức ôn tập cho học sinh những môn học yếu kém như một hình thức học thêm bộ môn để sang năm các em tham gia dự thi lại kỳ thi tốt nghiệp THPT như một thí sinh tự do. Riêng thí sinh bổ túc THPT được bảo lưu kết quả cho năm sau.

    Hồng Liên



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.