Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89508833 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giá trị của tấm bằng đại học Việt Nam

    Ngày gửi bài: 01/08/2007
    Số lượt đọc: 2696

    Nguồn: http://www.vietimes.com.vn/vn/giaoduc/3397/index.viet
    - Trong xu hướng xã hội hóa giáo dục, số lượng các trường đại học ở Việt Nam ngày càng gia tăng: trường công lập, trường dân lập, trường theo mô hình liên kết đào tạo…; hình thức đào tạo cũng ngày càng phong phú: chính quy, tại chức, đào tạo từ xa…

    Nếu nhìn nhận bản chất vấn đề, người học đại học là học nghề, nhưng là nghề đòi hỏi chất xám, trình độ…, thì những trường dạy nghề “chất lượng cao” này, họ làm được những gì và có thực hiện đúng cam kết đối với người học?
    Vòng tròn khuyết hay sự “vi phạm hợp đồng”?
    Chu trình đào tạo của một trường đại học ở Việt Nam hiện nay, tùy theo từng ngành học, thời gian đào tạo có sự khác nhau, nhưng tối thiểu là 4 năm cho một ngành học (đối với các ngành thuộc khối xã hội). Một số ngành học khác kéo dài vượt quá con số 4 năm (các trường khối ngành kỹ thuật, ngành y...). Trong 4 năm đó, việc đảm bảo khối lượng sinh viên theo học của các trường được sắp xếp theo kiểu luân chuyển: khóa học này ra trường sẽ được thay thế bằng khóa học mới theo hình thức thi tuyển như đã nói ở trên.

    Vậy, có thể nói, công việc, đồng thời cũng là nhiệm vụ chính của trường, là tuyển sinh sinh viên mới – cấp bằng cho ra trường lứa sinh viên đã hoàn thành chương trình học. Nó được mặc định, dù không trên văn bản chính thức: nhiệm vụ của trường chỉ là đào tạo.

    Những vấn đề phát sinh sau khi sinh viên tốt nghiệp, trường không hề “liên quan”. Quyền lợi và nghĩa vụ của người học đối với ngôi trường mà mình đã gửi gắm trong suốt quá trình theo học, chấm dứt khi họ cầm tấm bằng, nhận toàn bộ giấy tờ, hồ sơ… (những giấy tờ, hồ sơ này của sinh viên được nộp cho trường vào thời gian nhập học) được trao trả nguyên vẹn. Khi đó là “đường ai nấy đi”!

    Vấn đề quan trọng nhất, người học có khả năng và cơ hội đối với việc tìm kiếm một vị trí công việc như thế nào, không có trường đại học nào ghi trong tiêu chí. Có thể họ tìm kiếm được một công việc tốt, đúng chuyên ngành học. Có thể họ tìm được một công việc hoàn toàn không liên quan gì đến ngành học mà họ theo học. Và có thể, họ thất nghiệp.
    Cho đến nay, chưa có trường đại học nào ở Việt Nam có sự thống kê, các sinh viên đã tốt nghiệp trường mình, bao nhiêu % tìm được công việc ngay trong năm đó? bao nhiêu % sinh viên làm đúng công việc, bao nhiêu % sinh viên làm trái ngành, trái nghề? Và bao nhiêu % sinh viên thất nghiệp? Nói vô trách nhiệm không hoàn toàn sai. Nói, đó không thuộc nghĩa vụ của trường cũng không hoàn toàn đúng! Trên thực tế, việc kiểm soát, thống kê này có ý nghĩa quan trọng và không hề khó khăn chút nào.

    Người ta hoàn toàn có được những con số trên bằng việc quy định: những ai tìm được công việc sẽ quay trở lại nhận hồ sơ, giấy tờ mà trường lưu giữ (không bao gồm bằng tốt nghiệp, vì bằng tốt nghiệp là “giấy thông hành” thiết yếu cho một người đi tìm việc thay vì trả chúng cho sinh viên cùng lúc khi họ nhận bằng tốt nghiệp).

    Bằng cách đó, trường sẽ có được những căn cứ để đưa ra số lượng tuyển sinh cho khóa học mới, điều chỉnh lại chương trình đào tạo để phù hợp với những tiêu chí công việc và số lượng công việc mà xã hội đưa ra để tuyển dụng nhân lực. Và quan trọng nhất, đó là “trách nhiệm” của trường đối với chính sinh viên của mình!

    Việc làm này sẽ tăng thêm niềm tin, uy tín của trường đối với xã hội. Người học, trước khi vào trường, có một cái nhìn thực tế về ngành học của mình. Trên cơ sở đó, họ sẽ tự điều chỉnh để tránh cho mình những chi phí cơ hội không đáng có!
    Trong những năm gần đây, sự gia tăng về số lượng các trường đào tạo nghề, trường đại học; sự phong phú về các loại hình đào tạo (từ xa, chính quy, liên kết, tại chức, ngắn hạn, văn bằng 2…) đã mở ra nhiều cơ hội cho người học. Điều này đã nâng lên đáng kể trình độ dân trí và trình độ nghề nghiệp của lao động trong nước. Tuy nhiên, nó không hề làm giảm đi phần nào tình trạng thất nghiệp, một vấn đề xã hội luôn bức xúc và khó có thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Bức tranh bất hợp lý về sự phân bố nguồn nhân lực theo ngành, theo vùng không hề được vẽ lại. Trái lại, nó còn thêm phức tạp và gia tăng mức độ mất cân đối trầm trọng này.

    Bằng đại học - tấm giấy thông hành để sải bước vào đời? - Minh họa từ Internet

    Bằng đại học: điều kiện cần và đủ để tìm được việc làm?
    Câu trả lời là: KHÔNG!
    Hãy căn cứ trên nhu cầu tuyển nhân sự của một nhà tuyển dụng: tốt nghiệp đại học, chuyên ngành…, bằng tiếng Anh, trình độ vi tính… Để có đủ những yêu cầu này, người học cần có sự khôn ngoan và năng động. 4 năm học tại trường, họ chỉ có bằng tấm đại học. Những yêu cầu khác (bằng vi tính B, bằng ngoại ngữ Anh, Pháp… trình độ A, B, C…), không trường đại học nào cấp kèm theo. Để có được chúng, người học “thân ai nấy lo”.

    Có thể, họ tranh thủ học thêm vào thời gian gần tốt nghiệp. Có thể, họ đi mua bằng, chứng chỉ giả… Vô hình trung, yêu cầu của nhà tuyển dụng, sự lỏng lẻo của không ít trường đại học, đã tạo kẽ hở để phát sinh những tiêu cực trong xã hội! Nếu các trường có trách nhiệm với sinh viên, họ hoàn toàn có đủ thẩm quyền và uy tín để cấp cho sinh viên những “chứng chỉ phụ” ấy. Năm nào công luận cũng lên tiếng về những trung tâm, cá nhân làm chứng chỉ giả. Nhưng kêu rồi để đấy. Tình trạng không hề thay đổi, khi mức “cầu” luôn gia tăng và nguồn “cung” lại bó hẹp!
    Ngay cả những người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá giỏi, có đầy đủ những “chứng chỉ phụ”, họ cũng không dễ dàng tìm được công việc như mong muốn!
    Lý do: họ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng: có kinh nghiệm.
    Và, ngành học của họ, xã hội không có nhu cầu!
    Những người rơi vào tình trạng này, họ ở vào trạng thái “tiễn thoái lưỡng nan”. Nếu đi học một nghề mới, họ sẽ bắt đầu lại từ con số 0. Giải pháp mà nhiều người tìm đến, đó là học văn bằng 2 hoặc làm những công việc trái ngành, trái nghề. Kiến thức 4 năm học trong trường, không giúp ích nhiều cho họ!
    Phạm Thị Định (sinh năm 1982, quê Thái Bình) – tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội năm 2005. Định là một sinh viên xuất sắc trong khoa. Em có rất nhiều dự định, hoài bão sau khi ra trường. Thế nhưng, khi cầm tấm bằng đại học loại giỏi trong tay, Định vẫn thất nghiệp. Lý do: Định học chuyên ngành tiếng Nga.

    Thời gian em tốt nghiệp, nhu cầu sử dụng tiếng Nga trong nước không nhiều, thậm chí rất hiếm hoi. Cơ hội tìm công việc của Định, do đó, cũng hẹp lại. Đa số các bạn cùng khóa của Định đều phải đăng ký học thêm văn bằng 2 của một ngành học khác. Họ hy vọng, với văn bằng 2 của ngoại ngữ mới (tiếng Anh, Pháp, Hoa…), họ sẽ dễ dàng tìm được một công việc cho mình. Tuy nhiên, khoa tiếng Nga của trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội vẫn liên tục tuyển sinh. Và, tiếp tục cho ra trường những sinh viên nhìn thấy trước khả năng thất nghiệp của mình!
    Đó là một trong nhiều ví dụ về sự bất hợp lý giữa việc tuyển dụng đào tạo với nhu cầu về số lượng công việc của xã hội. Vô hình trung, các trường đào tạo đã làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Nhiều sinh viên khi được hỏi: sau này tốt nghiệp ngành học của mình, bạn sẽ làm gì? Họ không có được câu trả lời. Đó là thực trạng của những sinh viên theo học các ngành học như: Việt Nam học, bảo tàng… Những ngành học thực sự “mập mờ” về công việc cụ thể hay cơ hội tìm việc hết sức khó khăn!
    Câu chuyện con gà và quả trứng!
    Trở lại vấn đề về hình thức thi tuyển đầu vào của các trường đại học Việt Nam hiện nay. Mỗi năm, hội đồng tuyển sinh của các trường đều đưa ra các con số về “tỷ lệ chọi”, nghĩa là một thí sinh phải cạnh tranh với bao nhiều người dự thi để giành một chiếc ghế trên giảng đường. Con số này, tất nhiên, không hoàn toàn chính xác. Bởi vì, bên cạnh nó vẫn tồn tại các khái niệm khác: “tỷ lệ chọi ảo”, “thí sinh chọi ảo”… Mục đích của việc công bố con số đó là gì?
    Nó tạo ra 2 “hiệu ứng”: Thứ nhất, đó là sự chênh lệch về lượng thí sinh tham dự giữa các trường. Bên cạnh những trường có “tỷ lệ chọi” trên dưới 100 (100 người thi lấy 1 người trúng), có trường là 1/180, trong khi đó cũng có những trường 1/6, 1/7 (tỷ lệ chọi dưới 2 con số). Điều này cho thấy, “chất lượng” và độ “hot”, khả năng hấp dẫn thí sinh của các trường đại học khác nhau. Đương nhiên, điểm sàn giữa các trường cũng khác nhau. Bên cạnh những trường điểm đầu vào cao (trung bình 8-9 điểm/ môn) vẫn có những trường điểm đầu vào dưới 20 điểm/3 môn thi. Kẻ cười, người khóc cũng bắt đầu từ việc nộp hồ sơ dự thi! Vì khi đó, chưa có con số về “tỷ lệ chọi”. Sự “may rủi” khi đặt bút đăng ký mã trường, mã ngành thi, nhiều khi mang lại niềm hạnh phúc không ngờ cho nhiều thí sinh “đăng ký liều!”.
    Hiệu ứng thứ 2, đó là sự mất cân đối về chất lượng đầu vào của thí sinh. Thông thường, những trường lấy điểm sàn cao, những thí sinh có học lực khá trở lên mới dám đăng ký. Những thí sinh học lực yếu hơn đăng ký những trường tỷ lệ chọi thấp, điểm đầu vào không cao. Sẽ có rất nhiều thí sinh có năng lực bị trượt ở vòng thi thứ nhất. Số thí sinh này sẽ “tồn” lại vào mùa thi năm sau. Trong khi đó, những thí sinh trung bình, vẫn có suất ghế trên giảng đường đại học sớm hơn những người “kém may mắn” hơn mình! Đó có phải là sự bất bình đẳng?
    Theo đó, chất lượng đào tạo cử nhân, kỹ sư trên bình diện chung, sẽ có sự mất cân đối giữa các trường. Điều này liên quan tới chất lượng, trình độ, năng lực của nguồn nhân lực tương lai 4 năm sau đó!
    Thấy gì từ chương trình học đại học ở Việt Nam?
    Tiến sỹ Vũ Quang Việt đã có bài viết so sánh về giáo dục đại học ở Việt Nam và ở Mỹ trên tạp chí Khám phá (ngày 17/12/2005). Theo ông, chương trình học ở Việt Nam là quá dài. Thời gian học 4 năm ở lớp tại Việt Nam là 2.183 giờ so với 1.380 giờ ở Mỹ. Như vậy chương trình ở Việt Nam dài hơn gần 60%. Điều này có thể là do thiếu sách vở, nên thầy phải vào lớp đọc cho sinh viên chép hoặc là do thói quen từ quá khứ để lại. Với thời gian ngồi lớp như vậy, Việt Nam sẽ còn ít thì giờ để tự học, nghiên cứu.
    Chương trình ở Việt Nam không phải là dạy nghề, cũng không đào tạo một người có kiến thức sâu và tính sáng tạo. Tiến sỹ Vũ Quang Việt đã đưa ra dẫn chứng cụ thể: Chương trình học Kinh tế cần 1.451 giờ học Kinh tế, so với ở Mỹ chỉ cần tối thiểu là 480 giờ (tức là 1/3 chương trình Đại học). Như vậy, sinh viên Việt Nam phải phải học gấp 3 lần số giờ ở đại học Mỹ.

    Chương trình giảng dạy ở Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên trong 4 năm phải học gần như tất cả mọi thứ trên đời về Kinh tế mà nhà trường có thể nghĩ ra được. Họ học từ các môn cơ bản như Kinh tế vĩ mô và vi mô, đến các môn như Kinh tế lao động, quản trị xí nghiệp, kế toán, địa lý Kinh tế, luật kinh tế, dân số học, chính sách thương mại, kinh tế tài nguyên và môi trường, phân tích dự án Kinh tế, thị trường chứng khoán… Đây là những môn ít khi dạy ở cấp đại học 4 năm và có dạy thì chỉ là những môn để sinh viên có thể chọn lựa.

    Đây cũng là những môn mà trường đại học có thầy đã và đang nghiên cứu chuyên sâu. Đòi hỏi mỗi thứ một tí, sinh viên không có khả năng hoặc thì giờ đi sâu vào bất cứ vấn đề gì và chắc chắn là thầy cũng chỉ đọc sách nói lại (mà không biết thầy có hiểu hết không nữa!?!). Theo các tài liệu giáo khoa của trường, thì nội dung rất nặng lý thuyết mà nhiều phần sinh viên ở Mỹ chỉ học trong chương trình sau cử nhân. Như vậy trường chỉ nhằm nhồi sọ kiến thức lý thuyết Kinh tế mà sự phân chia chi li các lớp học thì có vẻ thực dụng như dạy nghề.
    Chương trình ở Việt Nam không trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và toàn diện, khoa học tự nhiên, nhân văn, văn chương và nghệ thuật, không có một lớp nào về phương pháp nghiên cứu và viết luận văn. Chương trình ở Mỹ (các Đại học danh tiếng) đòi hỏi sinh viên phải học một chương trình cơ bản dù là học ngành gì khoa học cơ bản đó là học ngành gì khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn. Đây chính là chương trình thể hiện đích đào tạo những cá nhân có tri thức cơ bản, có phương pháp suy nghĩ và phân tích các vấn đề, có khả năng viết luận văn nghiên cứu. Chương trình cơ bản bắt buộc này cũng chiếm 1/3 thời gian học 4 năm như thời gian tối thiểu dành cho ngành học chính.
    Như thế, đào tạo đại học ở Việt Nam, trên bình diện khách quan và nhìn nhận như là những “trường dạy nghề chất lượng cao”, sản phẩm mà nó cho ra đời, là những người “nửa thầy nửa thợ”. Điều này không chỉ khó khăn cho người học mà cũng gây khó khăn cho cả những người tuyển dụng. Muốn có việc làm, người học buộc phải học thêm những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để đáp ứng công việc. Muốn có nhân lực, người sử dụng lao động buộc phải đào tạo lại. Đó là một thực tế không thể phủ nhận.
    Vậy, các trường đại học Việt Nam làm được gì? Giá trị thực của tấm bằng đại học "lớn" từng nào?
    Câu trả lời xin nhường các nhà hữu trách!

    Di Linh (Theo VietnamNet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.