Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89525496 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Những kỳ dị đằng sau cụm từ "xã hội hóa" giáo dục

    Ngày gửi bài: 08/08/2007
    Số lượt đọc: 2692

    (VietNamNet) - "Tôi ngạc nhiên khi thấy xuất hiện cụm từ “xã hội hóa” ở Việt Nam ta – có lẽ là xuất hiện từ khoảng mươi năm nay, và càng ngày càng bị sử dụng một cách thản nhiên theo nghĩa ngược lại". Ông Bùi Trọng Liễu - Nguyên giáo sư Đại học (Paris, Pháp) cho biết như vậy trong bài viết gửi tới VietNamNet từ những câu chuyện "xã hội hóa giáo dục" đang được nhắc nhiều trong thời gian gần đây. Dưới đây là bài viết của ông.

    Ở các nước phương Tây, dù là người cộng sản hay không, cụm từ “xã hội hóa” (tiếng Pháp là socialisation, từ ngữ mà tôi quen thuộc) từ trước tới nay, vẫn thường được dùng theo nghĩa “tập thể hóa”, “đặt dưới chế độ cộng đồng”, “quản lý hay điều khiển [của nhà nước] nhân danh xã hội”, v.v. Tôi nghĩ rằng các ngôn ngữ nước khác, qua từ điển, thấy cũng có nghĩa tương đương.

    Cho nên tôi ngạc nhiên khi thấy xuất hiện cụm từ “xã hội hóa” ở Việt Nam ta – có lẽ là xuất hiện từ khoảng mươi năm nay, và càng ngày càng bị sử dụng một cách thản nhiên theo nghĩa ngược lại – theo nghĩa đẩy gánh nặng tài chính lên vai người công dân, và trao cho tư nhân đảm nhiệm một số lĩnh vực thuộc bổn phận nhà nước phải quản lý, đặc biệt là giáo dục đào tạo.

    Theo tôi biết, ở các nước tiên tiến hay không, sự tham gia của người công dân vào lĩnh vực giáo dục đào tạo này được thể hiện qua sự hiện diện trong các hội đồng quản trị hay tư vấn, của các phụ huynh học sinh, của các công đoàn, của đại diện xã hội dân sự, vv. và nói chung qua tiếng nói của dư luận, chủ yếu là để góp ý về chiến lược, về hướng phát triển, đề nghị những giải pháp phù hợp cũng như để tố cáo những bất cập.

    Ở những nước đó, tôi không hề thấy có sự cưỡng bức nào ghi trong hiến pháp (thí dụ như cuỡng bức học hết tiểu học, hay học đến tuổi 16, v.v....) mà lại gắn liền với sự cưỡng bức gia đình người học phải đóng học phí, nhất là học phí cao. Nếu có, thì thật là một sự kỳ dị, vì người dân phải đóng thuế, vậy thì thuế đó dùng để làm gì? Nếu quả là mức thu nhập của người dân đất nước đó chưa đủ cho phép có phương tiện vật chất để bảo đảm những mục tiêu “cao” trong việc học hành , vv. thì họ cũng đủ lương thiện để “liệu cơm mà gắp mắm”, và không đưa vào hiến pháp những điều mà rốt cục nhà nước của họ không thực hiện được.

    Ai cũng ước mơ có một nền giáo dục đào tạo với chất lượng tốt. Và tất nhiên, chất lượng tốt đòi hỏi những phương tiện về nhân sự và về vật chất, với một giá phải trả. Nhà nước thay mặt xã hội để điều hành, quản lý công việc của đất nước, bảo đảm cuộc sống của toàn dân.

    “Công bằng”, “bình đẳng” trong việc học hành, không có nghĩa là ai ai cũng phải có bằng cấp cao, mà có nghĩa là : giàu nghèo sang hèn, ai có trình độ thì học cao, ai không có trình độ thì học vừa đủ, theo số chỗ mà phương tiện của đất nước có thể bảo đảm nổi. Thi tuyển để lấy người vào học trong các trường công lập mang ý nghĩa đó, cho nên không thể tăng học phí vô tội vạ ở các trường thuộc hệ thống đó, gây ra sự kỳ thị giàu nghèo. Nếu không đủ ngân quĩ để bảo đảm mức độ của trường công lập, thì đừng mở tràn lan. Đó là trách nhiệm quản lý của nhà nước. Tất nhiên, có thể có những đóng góp của những nhà hảo tâm cho các trường, nhưng đó là tự nguyện.

    Thiết tưởng đừng dùng cụm từ “xã hội hóa” để nhập nhằng che đậy việc ép buộc đóng học phí cao hay những chi phí nhì nhằng gì khác trong hệ thống công lập.

    Còn các trường tư thì tùy mức độ; tuy nhiên tư bản hoang dã kiểu thế kỉ 19, và kinh doanh giáo dục tàn nhẫn, ngày nay không còn tồn tại ở đa số các nước trên thế giới nữa.

    Bùi Trọng Liễu - Nguyên giáo sư Đại học (Paris, Pháp)

    ************************

    Mọi so sánh đều khập khiễng

    Lê Kết Đoàn, email: ketoanld@yahoo.com

    Tại sao GS không nhìn lại xem mức học phí ở nước Pháp nhỉ? Và thử so sánh mức học phí của một SV ĐH với mức lương của một chuyên viên hay một người có mức thu nhập trung bình ở Pháp xem sao? Còn mức học phí ở Việt Nam so với mức lương trung bình của xã hội thì sao? Nếu cứ mức học phí như hiện nay thì tại sao cứ đổ hết trách nhiệm lên người thầy khi mà thu nhập của người thầy quá thấp vì ngân sách không có để chi, học phí thì quá thấp. Không đủ điều kiện tồn tại chứ đừng nói là sống rồi cơ sở vật chất không đảm bảo để dạy chứ đừng nói để người thầy nghiên cứu... Với một đầu vào như vậy, không có chi phí thì đầu ra có những sản phẩm tốt hay không? Hơn nữa, với tư tưởng ỷ lại, đi học không cần quan tâm đến số "vốn đầu tư" liệu người học có thái độ nghiêm túc, ý thức về quyền và nghĩa vụ của người đi học không? Giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn này còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Nhưng xin mọi người nên nhìn nhận thật khách quan và tổng quát chứ đừng nhìn vào một hiện tượng nào đó mà quy chụp; cũng đừng đem so sánh như GS Bùi Trọng Liễu. Hãy cùng nhau góp sức vào để xây dựng một nền giáo dục nước nhà tốt hơn để làm nền tảng cho Tổ quốc phát triển chứ xin đừng phê phán bằng những lời sáo rỗng. Hãy vì nền giáo dục Việt Nam.


    Nhiều người cố tình hiểu sai để mưu lợi!

    Mạc Văn Trang, Hà Nội, email: mactrang@fpt.vn

    "Chữ Xã hội" hoá GD cũng đã được giải thích trong các văn bản khá rõ, nhưng họ cố tình hiểu sai thành "tư nhân hoá GD", "cổ phần hoá GD", "Tận thu cho GD"... Mà không biết có gì hấp dẫn mà nhiều người say mê, hăng hái, quyết tâm làm nhanh, làm mạnh lắm!? Có nhiều lời cảnh báo, góp ý rằng: Đó là đi ngược ý nguyện của dân; Đi ngược Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đi ngược xu thế thế giới... Còn lấy tiền đâu ra để làm GD thì Chính phủ phải đi học các nước chứ! Tại sao người ta làm được? Hàng trăm nước miễn phí GD 12 năm thôi?


    Nguyễn Đức Truờng, Nguyễn Công Hoan, Hà Nội, email: nguyenductruong71955yahoo@

    GS Bùi Trọng Liễu đã phân tích rất chính xác sự vô lý của việc sử dụng khái niệm “xã hội hoá” trong việc dự định tăng học phí ở các trường công lập. Rất vui vì VietNamNet đã đăng ý kiến của giáo sư Liễu. Nhân việc này tôi cũng xin bổ sung một điều về cách hành xử của cơ quan quản lý trong cách tiếp nhận ý kiến đóng góp của người Việt ở trong nước. Thường những ý kiến của người Việt ở trong nước không được coi trọng. Chúng được xếp một bên một cách “thản nhiên theo nghĩa ngược lại". Chỉ khi có những ý kiến trùng hợp từ bên ngoài biên giới nước Việt (của bạn bè quốc tế, của những Việt kiều có danh tiếng) thì những ý kiến của người Việt trong nước mới được coi trọng. Đối với ý tưởng “xã hội hoá giáo dục” do quản lý nhà nước đưa ra, người dân trong nước không phải không có suy nghĩ như giáo sư Bùi Trọng Liễu. Nhưng dường như những suy nghĩ đó viên đá ném ao bèo!


    Dùng từ sai bản chất

    Trương Văn Tạo, Hà Nội, email: Taovantruong@yahoo.com

    Tôi hết sức tán thành nội dung bài viết của GS Bùi Trọng Liễu. Hiện nay, việc lạm dụng cụm từ "xã hội hoá" được thực hiện ở rất nhiều lĩnh vực từ vệ sinh môi trường, y tế, thể dục thể thao, quản lý trật tự an ninh... và được phát ngôn, đăng tải mọi lúc mọi nơi (nếu có diễn đàn) vô hình chung đã làm cho người dân hiểu sai chủ trương, chính sách của nhà nước. Một số người còn dùng cụm từ này như là "mốt ngôn ngữ diễn thuyết". Ai đó nên xem lại mình kẻo quá lố rồi.


    Bàn về Xã hội hóa

    Đoàn Hải Yến, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

    Lâu nay chúng ta nhầm lẫn một cách tệ hại chữ: "xã hội hóa". Nào là xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế, xã hội hóa xây nhà tái định cư. Không phải cái gì cũng xã hội hóa. Ở đây, cái nào nhà nước phải có trách nhiệm làm, vì anh đã thu thuế của dân, cái nào để tư nhân làm thì tạo điều kiện cho họ làm, còn xã hội hóa là sao? Tôi đề nghị báo chí nên lên tiếng về vấn đề này. Chỉ có Nhà nước, tập thể hoặc cá nhân ai đó, chứ làm giáo dục theo kiểu xã hội hóa là làm sao?


    "Xã hội hoá" hay "Thị trường hoá" giáo dục?

    Nguyễn Quang Hoa, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội, email: hungvuong1@vnn.vn

    Tôi rất tán đồng với ý kiến của Giáo sư Bùi Trọng Liễu khi nhận xét về cụm từ "Xã hội hoá giáo dục" mà chúng ta vẫn thường gặp trên các diễn đàn, thậm chí cả trong các kỳ họp của Quốc hội cũng rất sính dùng. Trong một ý nghĩa tốt đẹp nào đó thì cụm từ này có thể được hiểu "sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân". Nhưng bản chất thật của vấn đề lại không phải là như vậy. Mà thực chất họ coi "Xã hội hoá giáo dục" như một nghĩa vụ đóng góp về tài chính và vật chất cần phải bổ đầu cho những phụ huynh và những người trong độ tuổi đi học. Cũng chính bởi lẽ đó mà sự thiêng liêng, lòng kính trọng của đại bộ phận quần chúng đối với ngành giáo dục đã phần nào bị giảm sút, và hơn thế nữa đã làm mất đi tính ưu việt vốn có của nền giáo dục truyền thống mà bấy lâu nay chúng ta vần hằng mơ ước. Chúng ta đang "Thị trường hoá" giáo dục thì đúng nghĩa hơn là "Xã hội hoá giáo dục". Một khi đã thị trường hoá giáo dục thì tính nhân văn trong ngành giáo dục sẽ dần bị mất đi và thay vào đó chỉ còn là những toan tính cho lợi nhuận...


    Email: betan96@yahoo.com

    Tôi rất tán thành với những điều mà ông Bùi Trọng Liễu đã viết. Cụm từ "Xã hội hóa" đang bị lợi dụng, cố tình hiểu sai. "Xã hội hoá giáo dục", "xã hội hoá y tế"... thực chất là người dân phải nộp tiền nhiều hơn vào những lĩnh vực mà đáng ra họ phải được hưởng vì họ đã đómg thuế. Cái kiểu "xã hội hoá" này chỉ có những người nhiều tiền mới có khả năng. Dần dần con cái của những người nghèo sẽ thất học, sẽ không được chữa bệnh vì không đủ tiền.

    Nguồn: http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/07/721181/

    vnschool.net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.