Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89515583 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Không đi tắt đón đầu, Việt Nam sẽ còn lẹt đẹt lâu

    Ngày gửi bài: 08/08/2007
    Số lượt đọc: 2481

    Sự kiện HS lớp 6 giải đề ĐH đang có nhiều ý kiến đa chiều trong dư luận. Nhiều bạn đọc gửi thư về VietNamNet muốn tìm hiểu kỹ lưỡng về phương thức đào tạo này. Để có thêm thông tin cho bạn đọc thảo luận, chúng tôi đã gặp và trao đổi thêm với ông Trần Phương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu & phát triển các sản phẩm trí tuệ (thuộc Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), tác giả của chương trình thử nghiệm này.

    Ông Trần Phương. Ảnh: Mai Minh


    Thử nghiệm để marketing

    Cho HS lớp 6 làm đề thi ĐH để giải quyết vấn đề gì, hay, xin lỗi anh, là một kiểu chơi trội?

    Tôi muốn thử nghiệm 1 phương pháp giáo dục mới: Đi tắt, đón đầu.

    Nếu 1 HS lớp 6 giải được đề Toán thi ĐH thì tức là em đó nắm được kiến thức tương đương HS lớp 11-12.
    Nếu có 1 cách thức đào tạo, để HS lớp 6 nắm được kiến thức lớp 11-12 thì chắc chắn nó phải có điểm ưu việt.

    Cuối cùng, điều ấy chứng tỏ, HS nhỏ tuổi vẫn có khả năng giải quyết được các vấn đề của các HS lớn hơn, nếu có cách đào tạo phù hợp. Mà, như thế thì tại sao không thử áp dụng vì tiết kiệm nhiều thứ khi đi tắt, đón đầu.

    Vì sao cần đi tắt, đón đầu, khi làm như vậy học sinh phải theo một chương trình bất thường?

    Bên cạnh những điều bình thường, đôi khi cần cả cú hích của những thứ bất thường, nhất là khi nó vô hại, không những thế còn có lợi.

    Hiện tại, GDP của Việt Nam xếp thứ 158 trong hơn 200 nước. Nếu không đi tắt đón đầu, ta sẽ mãi đi sau thiên hạ, vì ta cứ tự hào là ta tiến, nhưng trong thời gian đó, họ cũng tiến, và ta sẽ mãi là người đến sau.

    Mà, giáo dục là cái cốt lõi đào tạo con người, những nhân tố tạo nên sự phát triển. Và, giáo dục cũng có vẻ là cái dễ thử nghiệm thay đổi hơn là những phạm trù kinh tế, chính trị, hệ thống…

    Cần phải điềm tĩnh để chấp nhận những cái khó thay đổi hoặc không thể thay đổi được. Nhưng phải dũng cảm để thay đổi những cái có thể thay đổi được.

    Và, kết quả thử nghiệm của anh khá gây ấn tượng. Anh bắt đầu ý tưởng này như thế nào?

    Từ lâu tôi ấp ủ mở 1 trường tư dành cho các học sinh có tư duy khá, sau nhiều năm làm giáo viên dạy Toán tự do.

    Nhưng chưa thể triển khai ngay ý tưởng đó được, nên tôi bắt đầu từ một lớp học ở phạm vi nhỏ, vừa là để thử nghiệm phương pháp của mình vừa là cách để chứng minh khả năng và gián tiếp marketing, để gây ấn tượng và đặt niềm tin bước đầu.

    Tôi là giáo viên dạy Toán nên tôi bắt đầu với lớp học Toán do mình trực tiếp giảng dạy, theo phương pháp của mình.

    Anh chọn học sinh cho lớp học đặc biệt của mình theo tiêu chí gì?

    Bắt đầu từ việc tôi viết Gameshow “Thần đồng đất Việt” và đem bán cho Đài Truyền hình VTC. Đây là một sân chơi về kiến thức và khả năng tư duy cho các em học sinh tiểu học (chủ yếu lớp 5). Tôi cũng đồng thời làm cố vấn và giám khảo trong chương trình này. Qua đó, tôi để ý 1 số em có tư duy tốt và đặt vấn đề với các phụ huynh để mời tham gia lớp học thử nghiệm ấy.

    Lớp học bắt đầu từ 1/10/2006 và ban đầu có 15 em tham gia, tất cả đều là học sinh lớp 6. Mỗi tuần chúng tôi học 1 buổi vào chủ nhật.

    Tuy nhiên, trong quá trình học, có nhiều em không theo kịp tiến độ chương trình đã bỏ cuộc. Và, còn lại 5 em như bây giờ.

    Anh xây dựng chương trình học dựa trên cơ sở nào và phương pháp nào?

    Tôi tự biên soạn giáo trình, dựa trên các SGK và sách tham khảo và tất nhiên là có phần sáng tác thêm của mình.

    Do đặt mục tiêu là đến tháng 7 n ăm nay cho các em làm thử đề thi ĐH, nên tôi phân đoạn chương trình theo các buổi học sao cho trong khoảng thời gian ấy đủ để “quét” được phạm vi kiến thức Toán từ lớp 6 đến lớp 12.

    Hơi tiếc, là nếu như tôi tập trung hơn để bắt đầu lớp học này từ tháng 8/2006 thì có lẽ còn hiệu quả hơn nữa và 12 em kia có lẽ vẫn tiếp tục đồng hành được với chương trình học. Bởi vì thời gian đó các em đang được nghỉ hè, nên số lượng buổi học có thể tăng lên 3 buổi/tuần.

    Nhưng do tính tôi nhiều khi không có kế hoạch đến nơi đến chốn nên tháng 10 mới triển khai, thành ra lập cập.

    Đáng lẽ chương trình là 52 buổi, giờ còn có 36 buổi, nên tốc độ đi phải nhanh hơn, và khiến nhiều em choáng. Em nào không chịu được tốc độ đó thì sẽ văng ra.

    Phương pháp: Giả vờ ngu tạm thời

    Bài làm đề thi Toán khối B của các HS lớp 6.

    Như thế, tức là chương trình học của anh nặng và áp lực lớn lên học sinh?

    Khối lượng kiến thức có thể khá nhiều, vì dù gì, toàn bộ chương trình bình thường có thể dàn trải trong 6 năm học thì ở đây được nén trong có 1 năm.

    Nhưng phương pháp đào tạo của tôi thì không hề khiến các em cảm thấy áp lực, mà ngược lại hứng thú và thoải mái.

    Cụ thể, anh làm cách nào để các HS lớp 6 có thể lĩnh hội được ngần ấy kiến thức của các bậc học cao hơn, phức tạp hơn tầm lứa tuổi chúng, như: đạo hàm, tích phân, hình học không gian, giải tích, bất đẳng thức…?

    Với các công thức, phép toán, tôi lúc nào cũng cố gắng tìm những ví dụ thực tế có sử dụng các phép toán ấy, để các em thấy tính ứng dụng của chúng trong cuộc sống, để biết học cái này để làm gì, không thấy là vô nghĩa.

    Tôi cũng chú trọng dạy học sinh cách tóm tắt vấn đề, tức là nhìn nhận bài toán, tình huống ở khía cạnh tổng thể trước, rồi sau đó mới đi vào chi tiết. Cách dạy cụ thể, tiếp cận theo chi tiết sẽ dễ biến các em thành 1 người thợ. Còn cách dạy này sẽ giúp các em có đầu óc tổng hợp tốt hơn, nhìn vấn đề khái quát hơn.

    Một điều quan trọng nữa là hướng dẫn học sinh tự đọc sách. Khích lệ, tạo cho các em niềm ham mê thì chúng sẽ rất tự giác đọc và học, tìm hiểu thêm ở ngoài giờ lên lớp. Mà, việc học sinh tự đào tạo, tự nghiên cứu là “mấu chốt” của nền giáo dục các nước phát triển.

    Ví dụ, anh tạo hứng thú, ham mê cho học sinh bằng cách nào?

    Khi cảm giác các em không hứng thú, không làm được bài tập, tôi sẽ không dạy tiếp chương trình mà quay lại và đối thoại với chúng.

    Lúc đó, tôi lấy 1 tình huống khó mà học sinh dễ bị mắc, đặt vai trò là một học sinh như “bọn nó”, rồi cùng chúng tìm nguyên nhân của tình huống đó. Từ đó, sẽ dẫn chúng sang những hướng đi tìm lời giải khác. Tức là đi từ cái sai sang cái gần đúng, để đến cái đúng.

    Tôi gọi đây là phương pháp “giả vờ ngu tạm thời”: Không nên đưa ra ngay lời giải đúng, mà hãy đưa ra những lời giải sai thường gặp. Từ đó, phân tích sai lầm để rồi tìm ra lời giải đúng. Đây là cách hướng dẫn, chỉ đường để học sinh tự đi chứ không phải là kéo tay các em đi theo mình. Cách này các rèn cho học sinh khả năng tư duy và phân tích khá hữu ích.

    Khả năng tự học ngoài giờ của các em, anh làm như thế nào để kiểm tra và đánh giá?

    Tôi không bao giờ kiểm tra hoặc giải bài tập về nhà của các em. Thứ nhất, đối với những em đã làm được rồi, chúng sẽ thấy chán khi ngồi nhìn giáo viên giải lại. Thứ hai, bài làm ở nhà nhiều khi do các em đối phó, lôi đáp án ra chép, hoặc nhờ người làm hộ… mình không kiểm tra thực chất được.

    Tôi luôn kiểm tra các em bằng hình thức ra 1 bài mới, tương tự. Nếu làm được bài đó, chứng tỏ chúng đã hiểu dạng bài này. Mà, làm bài mới như thế luôn đẩy các em đối mặt với thách thức mới. Ở lứa tuổi của chúng, nhất là những em đã có 1 chút ham mê, chúng sẽ thấy rất thích.

    Giáo dục Việt Nam: “Con kiến bò ngang”

    Lớp học đặc biệt

    Quay trở lại ý tưởng mở trường tư dạy học sinh giỏi của anh. Tại sao anh lại chọn đối tượng HSG trong khi các trường tư đa phần hướng đến đối tượng HS có điều kiện kinh tế nhiều hơn?

    Những người có tố chất trí tuệ 1 chút, nếu được đầu tư sẽ phát triển tốt. Đào tạo 1 người giỏi, anh ta sẽ tiếp tục “đào tạo” thêm được những người giỏi khác. Và, sau một chu kỳ thời gian, sẽ đủ để Tôi đi theo hướng này, khi ta chưa thể tạo điều kiện cho đa số được thì tập trung cho phần tinh hoa. Được học trong một môi trường với những người bạn có năng lực học tập khá là một điều hữu ích trong giai đoạn phát triển trí tuệ của học sinh. Cũng một lý do nữa là tôi thấy còn Trường của anh sẽ hơn gì để có thể thuyết phục các học sinh khá vào đó, khi mà hệ thống các trường chuyên đều là của nhà nước, với những ưu đãi đầu tư lớn của xã hội, về giáo viên, về điều kiện?

    Hệ thống chuyên của chúng ta hiện nay vẫn thường đi theo lối đào tạo gà nòi, và chưa khích lệ được hết sức sáng tạo, khả năng tư duy của các em.

    Cách đào tạo của chúng ta vẫn là dạng “con kiến bò ngang trên mặt phẳng”. Miệt mài, cần mẫn, nhưng vẫn chỉ là mặt bám mặt bàn, khó vùng vẫy trong 1 không gian rộng hơn.

    Tôi lấy ví dụ: Ở phổ thông, nếu anh giỏi Toán, anh sẽ được học thật nhiều, thật nhiều về Toán. Mai sau anh trở thành nhà khoa học tài năng, thành đạt và cảm thấy không ân hận vì những năm tháng theo đuổi môn học này.

    Nhưng, anh không có những cơ hội thử nghiệm những cái khác. Mà biết đâu lại dẫn đến những con đường khác, không kém thành công.

    Cái này nó không giống như uống nước, anh có thể cùng lúc thử uống cả sinh tố bơ hay trà chanh, nếu thích, để có thể so sánh sự hơn kém. Trong cuộc đời, nếu anh đã chọn con đường A, thì không thể thử song song cả cái B, và nhiều khi anh sẽ không thể tính được cái mất đi khi mình không chọn 1 con đường khác.

    Tôi muốn 1 môi trường giáo dục, mà mọi thứ đều mở, để học sinh có thể thử nghiệm các khả năng của mình ngay từ thời phổ thông, để dễ định hướng sau này.

    Anh chuẩn bị gì cho ý tưởng ấy của mình?

    Trước hết là sẽ là phương pháp giáo dục. Giáo trình sẽ biên soạn mới, tính toán đến khả năng lĩnh hội kiến thức và tâm lý học sinh. Cách đào tạo cũng theo hướng cập nhật hơn, sinh động hơn, với các ví dụ thực tiễn, và cách hình ảnh minh hoạ trực quan, cùng những sự tiếp xúc tham quan thực tế.

    Học sinh sẽ được đào tạo đều, dù vẫn sâu, được định hướng theo nhiều chiều, chứ không phải theo dạng gà nòi, được rèn luyện các kỹ năng sống… và cả những môn học ở ta hiện vẫn coi là ngoài lề như nhạc, họa…

    Anh có vẻ nhiều nhiệt huyết và ấp ủ nhiều ý tưởng cải cách. Nhưng, tại sao lại là bây giờ mới bắt đầu, khi anh có vẻ không còn trẻ?

    Trước đây, tôi dạy luyện thi ĐH. Giai đoạn năm 1996-2001, thời kỳ “đỉnh cao” của luyện thi, thu nhập khoảng 30-40 triệu/tháng. Sau đó, tôi nghỉ dạy vì chán, vì cứ phải lặp đi lặp lại các bài giảng từ lớp này sang lớp khác.

    Chán nhưng anh cũng đã bám trụ đến 5,6 năm?

    Vấn đề đơn giản là đầu tiên ta phải kiếm tiền. Tôi không nghèo nhưng cách tiêu pha hơi tốn. Hình như có câu nói nổi tiếng “Tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích của cuộc sống”. Tôi thì cải biên thêm 1 tí “Hầu hết mọi người hiện nay đều cùng có chung mục đích: tìm bằng được phương tiện ấy”.

    Sau đó, tôi tự phủ định mình để phiêu lưu sang một lĩnh vực khác. Tôi viết các format gameshow (định dạng chương trình trò chơi truyền hình), chào bán cho các đài truyền hình và các công ty quảng cáo. Và bây giờ chuẩn bị viết sách Toán xuất bản ra thị trường nước ngoài.

    Lúc này, tôi hi vọng, sẽ có người chia sẻ và nếu có thể, đồng hành với tôi ý tưởng về trường tư như thế, về phương thức giáo dục như thế…

    Cảm ơn anh.

    Hoàng Lê (thực hiện)

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.