Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89577194 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Bộ Giáo dục Đào tạo thiếu một thiết chế

    Ngày gửi bài: 01/10/2007
    Số lượt đọc: 2673

    70% số tiến sĩ của chúng ta không làm chuyên môn nữa mà đã đi làm quản lý. Vậy nên công việc đào tạo tiến sĩ của chúng ta là vô cùng cần thiết, gắn với việc này phải làm sao nâng cao chất lượng tiến sĩ và tạo điều kiện để họ hoạt động nghiệp vụ chứ không bỏ nghề.

    Sau khi chiếc máy bay được coi là lớn nhất thế giới A380, được mệnh danh là "khách sạn bay", đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài vài hôm, thì hãng chuyên sản xuất máy bay cho những người giàu có nhất thế giới cũng có đại biểu của mình đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài, Hãng Bombardier của Canada. Điều làm nhiều người lưu tâm là Phó Chủ tịch phụ trách thương mại của hãng này là một người VN - ông Ngô Gia Trung, người đã học suốt những năm phổ thông ở một làng quê nghèo tại miền Bắc VN.

    Nghe những lời khen ngợi sự thành đạt của mình, ông Ngô Gia Trung (dưới quyền ông là gần 60 nghìn nhân viên) chỉ nhỏ nhẹ cho biết, mình đã phải cố gắng gấp 10 đến 20 lần người bản xứ.

    Cô gái có tên Nguyễn Kiều Liên vừa trở thành tiến sĩ (TS) trẻ nhất VN khi mới 25 tuổi, cô nhận học vị TS tại Trường ĐH Cambridge của Anh quốc bằng học bổng đặc biệt của Bill Gates (thế giới chỉ có 50 học bổng này). Trước đó, từ VN, Kiều Liên đã giành học bổng của Trường ĐH Adelaide (Australia).

    Giữa năm 2007, cậu thanh niên Nguyễn Chí Hiếu đạt danh hiệu sinh viên giỏi nhất nước Anh, được Viện Giáo dục quốc tế (IIE) bầu chọn là 1 trong số 100 sinh viên xuất sắc nhất thế giới, cậu đã giành được suất học bổng toàn phần trị giá 375.000USD (6 tỉ VNĐ) của ĐH danh tiếng Stanford (Mỹ). Một cô gái Việt Nam khác mới 19 tuổi đầu sẽ nhận ba bằng đại học của Mỹ vào cuối năm 2007 này...

    Chỉ với những sự việc lẻ tẻ này, có thể nói là người Việt ở ngoài nước đã "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" trên đường học vấn. Vậy, người Việt ở trong nước thì sao?

    Nước ta hiện có 15.000 TS (TS) ở các trường ĐH, các doanh nghiệp, cơ quan. Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân thì con số này chỉ bằng 10 trường ĐH của nước ngoài. Rõ ràng nhu cầu đào tạo bậc TS là cần thiết, nhưng cái cần thiết hơn lại ở chất lượng TS.

    Theo thông lệ quốc tế, mỗi TS một năm phải có hai bài (thực chất mỗi bài là một công trình) đăng trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín quốc tế, một vị TS nào đó hai năm liền không có bài báo nào thì tấm bằng TS của vị đó không còn giá trị.

    Về việc này, các TS của chúng ta thực hiện ra sao? Theo GS-TS Đàm Thanh Sơn ở ĐH Washington (Huy chương vàng Olympic toán quốc tế 1984) người đã công bố trên 60 bài báo như trên, đã nói: "Theo một thống kê tôi nhìn thấy, số bài báo đăng trong năm 2006 trên các tạp chí quốc tế từ ĐHQG Hà Nội chưa bằng 1/100 của ĐH quốc gia Singapore (34 so với 3.700), con số này của cả nước cũng tương tự, nếu không muốn nói là thấp hơn. Nếu căn cứ vào con số này mà kết luận thì oan cho các TS của ta lắm. Vấn đề là chúng ta đã gia nhập WTO mà Bộ GDĐT chưa thiết lập thiết chế như vừa trình bày.

    Theo một con số thống kê khác, 70% số TS của chúng ta không làm chuyên môn nữa mà đã đi làm quản lý. Vậy nên công việc đào tạo TS của chúng ta là vô cùng cần thiết, gắn với việc này phải làm sao nâng cao chất lượng TS và tạo điều kiện để họ hoạt động nghiệp vụ chứ không bỏ nghề.

    Quốc An (Theo Lao Động số 215 Ngày 17/09/2007)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.