Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89505273 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đầu tư vào giáo dục đại học, không dễ

    Ngày gửi bài: 15/10/2007
    Số lượt đọc: 2548

    Lâu nay, ở nước ta, hai từ Giáo dục và Kinh doanh hình như không có chỗ đứng chung. Ngoài ra, cách đánh giá của công luận cũng tạo cho mọi người có cái nhìn không mấy thiện cảm về sự chung chăn gối giữa giáo dục và kinh doanh.
    Chừng nào chưa soi rọi và lý giải rõ các ẩn số của nó thì xã hội hóa giáo dục hoặc kêu gọi đầu tư vào giáo dục chỉ là từ gượng ép, là giải pháp tạm thời, quá độ cho một việc mà tự chúng ta cảm thấy không ổn. Suy nghĩ phổ biến hiện nay cho rằng: Kinh doanh trong giáo dục đại học là siêu lợi nhuận, là bán một thứ sản phẩm (giáo dục) cho người mua (sinh viên) mà họ không có quyền chọn lựa; là thứ kinh doanh độc quyền bán thứ sản phẩm mình (nhà trường) sẵn có cho nhu cầu mua vô cùng to lớn của khách hàng xếp hàng chờ đợi (sinh viên) hơn là bán thứ xã hội và sinh viên cần.

    Ấn tượng hơn, có người đã ví von giáo dục như cô gái ngây thơ trong trắng sánh duyên gượng ép với anh chàng kinh doanh giang hồ lão luyện, chàng lợi dụng chiêu bài giáo dục để tập trung lợi nhuận. Bởi lẽ còn lạ gì thói một vốn bốn lời của doanh nhân? Đã là kinh doanh thì mục tiêu cơ bản là lợi nhuận và mục tiêu cuối cùng cũng là lợi nhuận, thuộc tính cơ bản của doanh nhân là tìm kiếm lợi nhuận tối đa trong hoàn cảnh và luật pháp công nhận!

    Chính vì thế luật Giáo dục năm 2005, điều 20 nhấn mạnh: “Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích lợi nhuận”. Và để củng cố thêm lý luận trên, các văn bản pháp lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã rào trước đón sau, dùng các thủ thuật để ràng buộc, như xin cho chỉ tiêu, định mức… để khóa bớt cái nhu cầu lợi nhuận không giới hạn của nhà kinh doanh. Quy chế dân lập, rồi quy chế tư thục vẫn loay hoay, lúng túng trong việc lo sợ kinh doanh lũng đoạn giáo dục. Báo chí nêu đích danh Trường A, Trường B đã đi từ một giấy phép nay đã là nhiều tỉ phú; nêu đích danh các trường hợp HĐQT trường này trường khác xung đột nhau vì quyền lợi sau một thời gian ngắn đầu tư chút ít!

    Tất cả các chứng lý của công luận ngày càng nhiều để cho thấy đầu tư, kinh doanh vào giáo dục là một thị trường béo bở và bỏ trống. Đây là nơi có nhiều cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng thật vậy không?

    Trước tiên thử phác họa chân dung đầu tư vào giáo dục đại học tư thục của nước ta như thế nào? Qua chân dung đó chúng ta sẽ nhìn rõ hơn và xem ra có thể thấy được đầu tư vào giáo dục đại học nó thế nào?

    Để đầu tư mở một trường đại học dân lập hay tư thục, điều kiện đầu tiên của nhà đầu tư là: xin và được cho phép. Trước năm 2004 thì điều kiện không ràng buộc phải có tối thiểu bao nhiêu vốn, sau năm 2004 thì xác định con số tối thiểu là 15 tỉ đồng. Đã có giấy phép, nhà đầu tư sẽ khởi đầu cho sự nghiệp của mình. Nhưng phải chăng chỉ có số vốn lớn hay nhỏ là mở ra một đại học. Có một số vốn nhiều ít là mở được một doanh nghiệp lớn nhỏ, những cơ sở giáo dục đại học - dù là tư thục lại khác vì nó không thể là một doanh nghiệp. Điều lệ đại học cho phép, không sử dụng nguyên tắc quyền chi phối đa số trên cổ phần như doanh nghiệp. Căn bản của nó là vốn và định hướng giáo dục; vốn là phần của kinh doanh nhưng định hướng giáo dục thuộc về những người sáng lập - là người cha của dân phẩm mình tạo dựng nên.

    - Mở ngành gì? Chỉ tiêu tuyển sinh là bao nhiêu?

    - Ngành đó số sinh viên học có thí nghiệm thực tập không? Lớp có thể dạy đông hay ít?

    - Cần bao nhiêu phòng thí nhiệm? Cần bao nhiêu phòng lab ngoại ngữ? Trang bị vi tính, thư viện, sân chơi…?

    - Cần thầy thỉnh giảng bao nhiêu? Thầy cơ hữu bao nhiêu? Có tạo điều kiện cho thầy cơ hữu học nâng cao?

    - Cần đầu tư xây dựng trường hay chỉ cần thuê mướn? Chạy lớp, chạy trường?

    - Có được liên kết với các tỉnh? Có được đào tạo từ xa? Có được hợp tác đào tạo? Có được tuyển ngoại khóa? Bổ túc, hoàn chỉnh, liên thông…? Có được mở luyện thi đại học? Có được dạy dự bị đại học?

    Có vô số điều kiện phải xin và được cho, và tất cả các điều kiện trên đều là điều kiện để có thu hoặc giảm chi. Mỗi thứ anh xin và được cho đều nhắm đến mục đích tăng thu giảm chi hay xin để phát triển phù hợp với định hướng của trường. Ngành có lớp 100 sinh viên khác với ngành có lớp 30 sinh viên, dạy chay (không thí nghiệm, thực tập) khác với dạy mặn (có thí nghiệm thực tập). Trường lớp đi thuê từng tháng khác với đầu tư xây dựng cơ bản; tiền thầy trả giờ khác với thầy cơ hữu vừa trả lương vừa tạo điều kiện nâng cao; mời thầy nổi tiếng làm mã để quảng cáo khác với thầy giỏi dạy đúng môn sinh viên cần học…

    Tất cả việc này nhằm một tuyến xuyên suốt, đó là: có một guồng máy vô hình vận hành quản lý bao cấp, mới nhìn vào tưởng như là chặt chẽ và có trách nhiệm, nhưng thực ra chẳng ai có trách nhiệm gì, cứ thế anh làm tùy vào định hướng và lương tâm của anh! Mọi việc sẽ rất tốt nếu anh làm đúng và sẽ là xấu nếu anh lợi dụng ma trận này để làm chuyện xấu. Đúng ra mỗi tổ chức Đại học phải có quyền tự chủ hơn.

    Vậy nếu anh đầu tư đúng như các điều kiện được thiết kế trước khi xin và cho thì làm sao có siêu lợi nhuận? Nếu mục tiêu của anh đầu tư là bán cho người thụ hưởng sản phẩm tối ưu, trong khả năng có thể, thì lấy đâu ra siêu lợi nhuận khi mà đã có mức học phí sàn quy định. Nhưng nhà đầu tư cũng có thể: chỉ cần một tờ giấy phép, dạy chay, thầy thuê, trường mướn; hợp tác đào tạo đủ ngành mà mình có thể xoay xở xin được phép;… Trường đại học lúc đó không đem đến một giá trị mới cho người học ngoài việc được phép cân bằng hợp pháp, xuất xưởng hàng loạt sản phẩm mà luật cho phép xuất, không cần biết sản phẩm đó được xã hội sử dụng thế nào và sản phẩm đó có cần thiết cho xã hội hay không?

    Chính đây là điểm cắt giữa tuyến giáo dục và kinh doanh và cũng là điểm xác định giá trị đích thực của đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Thật cũng dễ dàng sa vào mê lộ lợi nhuận làm tối lương tri làm cho nhiều người đi chệch hướng. Vấn đề đặt ra là nhà đầu tư quan niệm thế nào là một trường đại học, quan niệm cái sự nghiệp đầu tư đó nó tầm cỡ nào? Nếu nghĩ biển cả chỉ là cái ao làng thì anh chỉ cần chiếc thuyền tre, nhưng nghĩ biển rộng trời cao thì anh phải đóng thuyền đủ tầm cỡ.

    Nếu trường đại học chỉ là một giấy phép chiêu sinh và kèm theo được cho các điều kiện dễ dãi, và bán vội vã những hàng hóa lèo tèo của giáo dục chợ chiều thì quả đó là thứ kinh doanh siêu lợi nhuận vì vạn người mua với ba người được phép bán, giá hàng cao khi chất lượng tùy người bán, có gì bán nấy thì sao không là siêu lãi?

    Kinh doanh muốn tìm kiếm lãi lớn là phải tìm từ nguồn thu, muốn dùng lãi lớn để phát triển cũng tìm từ nguồn thu. Nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo lo toan cho sự công bằng xã hội bằng biện pháp: học phí không được vượt sàn 4,2 triệu đồng/năm, thu sinh viên không vượt chỉ tiêu! Vậy thì lấy đâu ra nguồn thu để tái đầu tư, để xây dựng phát triển với quy mô lớn? Như trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) nơi 6.000 sinh viên đang theo học nhiều ngành kỹ thuật từ 10 năm nay chẳng hạn. Đầu tư tổng tài sản của trường gần 40 tỉ, trong đó 57,5% là vốn cổ đông, gần 1% lấy từ lãi đưa vào tái đầu tư, còn hơn 40% là nợ vay ngân hàng, nợ quỹ dự phòng… nguyên tắc kinh doanh tài sản là của cổ đông và người chịu trách nhiệm trả nợ cũng là cổ đông. Ngoài số nợ, số vốn ấy mười năm qua nhà đầu tư được gì?

    Nhìn hơn 20.000m2 đất trong thành phố với cơ ngơi to đẹp, có người bảo những nhà đầu tư vào trường này lời lớn vì giá đất khi mua có 500.000 đồng/m2, nay thị trường tại chỗ đã trên 10 triệu đồng. Đó là giá trị ảo. Trong kinh doanh, giá trị thực là phải có khả năng thanh khoản, phải biến thành tiền, phải trao đổi được… và giá trị đất đai là ở công năng sử dụng nó. Đất đai nhà trường đang có đã mất đi ba quyền cơ bản trong năm quyền sử dụng đất theo luật đất đai là: Quyền thế chấp (muốn thế chấp phải trả tiền đền bù đất công); Quyền chuyển nhượng và Quyền thay đổi công năng. Không có ba quyền trên thì không thể tính thành tiền để gọi là lãi lớn! Vậy tài sản trên đất cũng chỉ có giá trị sử dụng phục vụ giáo dục đào tạo. Đất, nhà phục vụ giáo dục đào tạo chỉ có khả năng chuyển nhượng cho người làm cùng sự nghiệp giáo dục. Vậy làm sao có giá 10 triệu/m2 như ai đó tưởng tượng ra.

    Vậy thì đầu tư vào giáo dục đại học có phải là kinh doanh siêu lợi nhuận? - “Kiếm sắc đâu có tội giết người, chỉ bởi lòng người khi dùng kiếm sắc” - Kinh doanh chân chính, không phải chỉ có lợi nhuận là xác tín giá trị mà còn nhìn cách tạo ra lợi nhuận và lợi nhuận thực của doanh nhân có phải chỉ là tiền? Nếu thực sự đầu tư vào đại học là siêu lợi nhuận thì lợi nhuận là một sự nghiệp lớn, một giá trị đích thực mà chỉ có những người trong cuộc mới thấu hiểu những chua cay và vinh quang của nó. Nó là cơ hội để người đầu tư chứng tỏ mình.

    NGUYỄN QUANG TUYẾN (Theo http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=15090)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.