Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89517641 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giảng dạy và học tập với công cụ Bản đồ Tư duy

    Ngày gửi bài: 30/10/2007
    Số lượt đọc: 4633

    1. Giới thiệu:

    Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục. Nhằm hướng các em đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó.

    Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ Tư duy.

    Bài viết này nhằm giới thiệu về Bản đồ Tư duy, tóm lược nguyên lý nền tảng của Bản đồ Tư duy, ứng dụng của loại bản đồ này trong dạy học, và cuối cùng là giới thiệu về các phần mềm hiện có trên thị trường có thể giúp tạo ra các Bản đồ Tư duy.

    2. Bản đồ Tư duy: Nguyên lý & Ứng dụng trong dạy học

    Bản đồ Tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng (1). Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960.

    Ở vị trí trung tâm bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. (hình 1)


    Hình 1: Một ví dụ về một Bản đồ Tư duy về sự xâm chiếm của người Viking.


    Bản đồ Tư duy hiện là một công cụ đang được sử dụng bởi hơn 250 triệu người trên thế giới trong đó có các công ty lớn như HP, IBM, Boeing, …Các tổ chức giáo dục và giáo viên các nước cũng không phải là những người đứng ngoài cuộc.

    Vậy những yếu tố nào đã làm cho Bản đồ Tư duy có tính hiệu quả cao và nền tảng của chúng là gì? Đó là:

    - Bản đồ Tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó.

    - Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não.

    Bản đồ Tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v…

    Một vài ví dụ về sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học:

    - Để tóm tắt kiến thức về Giữ gìn vệ sinh cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng một Bản đồ Tư duy với từ khóa trung tâm là “Giữ gìn vệ sinh”, xung quanh từ khóa này là các từ khóa cấp 1 “Ăn sạch”, “Uống sạch”, “Giữ vệ sinh cơ thể”, v.v…sau đó đề nghị các em tiếp tục điền thêm các từ khóa cấp độ nhỏ hơn, v.v…

    - Để giảng về các loại trái cây thường được dùng trong đời sống hàng ngày, giáo viên có thể đưa ra từ khóa “Trái cây”, sau đó đề nghị các em nêu tên các loại quả mà các em biết, kế tiếp mời một nhóm khác lên triển khai các ý tưởng xung quanh một loại quả đã được nêu tên về các mặt: hình dáng quả, cấu tạo, thời điểm xuất hiện trong năm,v.v…

    - Sau khi học hết chương về cấu tạo của nguyên tử, giáo viên có thể yêu cầu học sinh trình bày lại cấu tạo của nguyên tử với các yếu tố: nhân, vỏ, điện tích, khối lượng, v.v…dưới dạng một Bản đồ Tư duy.

    - Trong giờ chủ nhiệm lớp, giáo viên và học sinh có thể cùng thực hiện một Bản đồ Tư duy về các công việc mà lớp phải thực hiện trong tuần kế tiếp như: trực trường, ôn bài theo nhóm, đi lao động, các môn sẽ có kiểm tra, các hoạt động văn nghệ, thể thao, dã ngoại, các hội thi phải tham gia, v.v…

    Bên trên là vài ví dụ và gợi ý cho việc sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy và học, nhiều môn học khác như Địa lý, Lịch sử, Ngoại Ngữ, Vật lý, Sinh học,v.v… cũng có thể sử dụng công cụ này một cách dễ dàng và hiệu quả.

    3. Giới thiệu một số phần mềm dùng để tạo Bản đồ Tư duy:

    Một Bản đồ Tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau, tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra Bản đồ Tư duy. Tôi xin giới thiệu một số phần mềm tiêu biểu trong thể loại “phần mềm mind mapping” (mind mapping software).

    - Phần mềm Buzan's iMindmap™: một phần mềm thương mại, tuy nhiên có thể tải bản dùng thử 30 ngày. Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd. thực hiện. Trang chủ tại http://www.imindmap.com


    - Phần mềm Inspiration: sản phẩm thương mại của công ty Inspiration Software, Inc. Sản phẩm có phiên bản dành cho trẻ em (các em từ mẫu giáo đến lớp 5) rất dễ dùng và nhiều màu sắc. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại www.inspiration.com

    - Phần mềm Visual Mind: sản phẩm thương mại của công ty Mind Technologies. Phần mềm dễ sử dụng và linh hoạt trong sắp xếp các nút chứa từ khóa. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại http://www.visual-mind.com

    - Phần mềm FreeMind: sản phẩm hoàn toàn miễn phí, được lập trình trên Java. Các icon chưa được phong phú, tuy nhiên chương trình có đầy đủ chức năng để thực hiện mind mapping. Trang chủ tại: http://freemind.sourceforge.net/wiki/index.php/Main_Page

    - Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham khảo một danh sách các phần mềm loại mind mapping tại địa chỉ sau: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_mind_mapping_software

    4. Kết luận

    Sử dụng thành thạo và hiệu quả Bản đồ Tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.

    Việc sử dụng các phần mềm mind mapping sẽ làm cho công việc lập bản đồ Tư duy dễ dàng và linh hoạt hơn, đồng thời, đây cũng là một bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dạy học.

    Tài liệu tham khảo
    (1) Bản đồ Tư duy trong công việc – Tony Buzan – NXB Lao động – Xã hội.
    (2) www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan).
    (3) www.peterussell.com/mindmaps/mindmap.html
    (4) Bài giảng của ThS Trương Tinh Hà về Mind Mapping và các Kỹ năng giải quyết vấn đề.

    school@net (Theo http://www.giaovien.net/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.