Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89516199 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    "Tự chủ đại học là mấu chốt cải cách giáo dục"

    Ngày gửi bài: 01/11/2007
    Số lượt đọc: 2399

    TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM
    (LĐCT) - TS Nguyễn Đức Nghĩa được đánh giá là một trong những nhà giáo dục có tâm và có tầm, với nhiều trăn trở về cải cách giáo dục hiện nay tại TPHCM nói riêng và VN nói chung.
    Công việc khiến ông bận rộn đến chóng mặt, nhất là trong kỳ tuyển sinh đầu năm. Không những thế, ông còn liên tục đi công tác ở nước ngoài, nghiên cứu mô hình giáo dục ở các nước, tìm cách ứng dụng vào VN. Mới đây nhất, ông từ Canada trở về sau một hội nghị quốc tế về giáo dục.

    Chỉ có thể tranh thủ gặp ông vào cuối giờ ngày thứ bảy, trong phòng giáo viên của Đại học Tự nhiên TPHCM, dáng vẻ mệt mỏi sau những giờ lên lớp (môn chuyên đề năm thứ 4 khoa Hóa) và giải quyết nhiều sự vụ ở các trường.

    Những ngày đầu khai giảng, khẩu hiệu "học thật, dạy thật" mà ngành giáo dục đưa ra làm nhiều người thắc mắc: Chả lẽ lâu nay làm "giả" cả sao, thưa ông?

    - Sở dĩ một số người ngạc nhiên, vì cái khẩu hiệu trên có khi như một lời cảnh báo. Nhưng nếu hiểu cặn kẽ, thì mọi việc mà ngành giáo dục đang làm là phải đúng thực chất hơn. Đối với việc dạy học, yêu cầu giáo viên phải đầu tư nhiều cho bài giảng của mình về nội dung và hình thức, chất lượng bài giảng lẫn cả phương tiện dạy. Bởi lâu nay nhiều người trong họ ít dành thời gian đi thư viện, cập nhật bài giảng, nhất là đối với các lớp cao học, tiến sĩ. Tuy không nặng bằng phổ thông ở căn bệnh chạy theo thành tích, song vẫn có tình cảnh người thầy chấm điểm cho trò cao hơn. Nhất là trong hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp đại học, luận án thạc sĩ, tiến sĩ. Chúng tôi đề cao việc phản ánh đúng trình độ của sinh viên.

    Đối với người học, sở dĩ phải "học thật", vì tâm lý chạy theo bằng cấp biểu hiện khá rõ. Nhiều người bằng mọi cách mua bằng, mua điểm để có tấm bằng tốt dễ xin việc. Đây là điều mà xã hội đang lên án.

    Cái khó nhất là trong nền kinh tế thị trường, thật giả lẫn lộn, khó mà kêu gọi lòng trung thực của tất cả mọi người. Tôi nghĩ rằng, chúng ta phải có biện pháp và hình phạt thỏa đáng, và khi đã kêu gọi, thì có nghĩa đã nhận ra những gì gian dối, xảo trá trong ngành giáo dục, cần phải thay đổi.

    Càng cải cách giáo dục, càng lúng túng, có khi niềm tin của người dân bị chao đảo. Đồng tiền len lỏi vào ngành giáo dục và chi phối không ít. Quan điểm của ông về vấn đề này?

    - Cũng không nên có cái nhìn quá bi quan về tình hình giáo dục hiện nay. Giáo dục không thể thay đổi nhanh được, nhưng có thể theo chiều hướng tốt. Và trong chừng mực nào đó vẫn đào tạo ra những con người tốt. Thử tưởng tượng nếu xã hội chúng ta tất cả đều bế tắc, giáo dục không đào tạo được những con người có tri thức, có nhân cách thì các giá trị đạo đức sẽ xuống cấp rất nhanh. Xã hội ngày nay bị chi phối về kinh tế, nhiều giá trị tinh thần cũng mai một, nhưng vẫn còn những gốc rễ rất Việt Nam, rất nhân bản trong cơn lốc kinh tế thị trường. Vậy nên nếu chúng ta đánh giá tình hình giáo dục quá u ám thì không hẳn.

    Như vậy, cải cách giáo dục vẫn mang tính hình thức, nhất là khi chưa có cơ chế tự quản đối với các trường ĐH ?

    - Về cải cách giáo dục, tuy có dáng vẻ hình thức, nhưng lời kêu gọi nói không với tiêu cực, với bệnh thành tích, kêu gọi dạy thật và học thật, sẽ có những tác động về mặt tư duy, để bộ GDĐT có những biện pháp thực hiện.

    Về tự chủ đại học, chính phủ xem là mấu chốt của cải cách. Những nước có nền đại học (ĐH) phát triển, tự chủ là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, trong điều kiện ở ta, việc trao quyền tự chủ cho trường ĐH cũng cần cân nhắc. Theo tôi, những trường nào có khả năng tự chủ mới trao quyền, như những trường ĐH công lập lớn. Họ có quyền tự chủ trong đề xuất chương trình đào tạo, tự tuyển chọn giáo viên, tự ấn định mức lương, mức học phí, tự quyết định nguồn tài chính...

    Nhưng hiện nay, nếu trao quyền tự chủ, chưa chắc một số trường đã có thể đủ sức nhận! Ngược lại, một số trường sau khi nhận có thể lạm dụng quyền tự chủ đó để tự tung tự tác bởi nhu cầu học tập của người dân rất lớn. Cả 100 người mới có gần 20 người được đáp ứng là vào ĐH và CĐ. Cho nên, có những trường đưa ra mức học phí cao chóng mặt không tương xứng với điều kiện chất lượng học tập.

    Và điều cần nhớ là sản phẩm giáo dục là con người. Sản phẩm của sản xuất công nghiệp nếu bị sai khuyết có thể huỷ bỏ đi, nhưng người học bị tiếp thụ một chương trình giáo dục không chất lượng chẳng những không thể bị bỏ đi (về mặt vật lý) mà thậm chí còn có những tác hại đến cộng đồng do tính sai hỏng về kiến thức và nhân cách của họ.

    Giáo dục VN trong mắt người nước ngoài bị xem là "tin xấu đối với nền kinh tế, khi chỉ có 10% sinh viên theo học được ĐH, trong khi tỉ lệ đó ở Thái Lan tăng gấp 4 lần". Ông nghĩ sao về điều này, nhất là khi học phí sắp tăng vọt?

    - Con số 10% sinh viên theo học ĐH là chưa chính xác. Theo số liệu của Bộ Giáo dục - Đào tạo, chí ít là 13-15%. Điều đáng nói là những vấn đề về học phí. Tất nhiên, việc điều chỉnh học phí làm cho người học gặp khó khăn, song hiện nay, chính phủ đã có biện pháp, có sự hỗ trợ cho một số đối tượng như cho vay quỹ tín dụng, miễn giảm học phí. Nếu làm tốt thì việc điều chỉnh mức thu học phí theo một lộ trình và mức độ hợp lý sẽ không gây nhiều ảnh hưởng lắm đến số lượng người học.

    Cho đến nay, việc đào tạo liên kết với những trường hạng trung của nước ngoài vẫn còn gặp nhiều trở ngại, có lúc bão hòa, chưa kể mô hình du học tại chỗ cũng chưa thực hiệu quả. Những trường đi tiên phong tuyển người nước ngoài và Việt kiều về dạy thì vẫn còn trong tình trạngchịu sức ép thiếu tự chủ về mọi mặt...

    - Những điều đó xuất phát từ quan điểm chúng ta muốn tất cả mọi việc sẽ tốt cùng một lúc. Tất cả người học được nhận những điều kiện tốt nhất, trường tốt nhất. Nên chấp nhận sự phân hóa về chất lượng trong đào tạo, học tập thì những người giỏi nhất sẽ học trường tốt nhất, người kém hơn thì học trường bậc trung. Một trường đại học có giải pháp tự chủ sẽ phát triển lên; trường nào tổ chức tốt, quản lý tốt sẽ tạo nguồn kinh phí dồi dào hơn, từ từ có thương hiệu và tách ra khỏi những trường khác.

    Sự phân hóa này còn diễn ra trong 10-20 năm nữa. Chấp nhận trường nào không tuyển được sinh viên thì phải đóng cửa. Chỉ có điều như tôi vừa nói, sản phẩm của giáo dục là con người, và quá trình đào tạo ĐH-CĐ diễn ra trong 4-3 năm nên việc đóng cửa một ngành đào tạo, một trường thì phải có luật định, nhà nước phải hỗ trợ, điều chỉnh, sao cho không dẫn đến biến động trong xã hội.

    Cải cách giáo dục phải nhắm vào thay đổi tư duy người học: Đào tạo ra những người học có óc tư duy độc lập, biết phản biện. Ông nghĩ sao về điều này?

    - Một trong những mục tiêu của giáo dục ĐH tự trị là đào tạo sinh viên có tư duy độc lập. Tuy nhiên, điều này đang còn chưa trở thành hiện thực trong các trường ĐH-CĐ Việt Nam nói chung.

    Chương trình đào tạo của các trường ở VN mang tính chất từ chương, nặng về lý thuyết, ít thực hành (trong nhiều chương trình đào tạo, phần thực hành chỉ chiếm từ 10 - 15% và thực tế việc thực hành cũng chưa được đầu tư chất lượng đúng mức), ít học theo nhóm, ít tạo cho sinh viên tư duy năng động, biết giải quyết tình huống. Điều cần cải cách nhất là các trường nên được quyết định chương trình dạy học, đào tạo theo chuyên môn của mình, có sách giáo khoa riêng. Người thầy cũng phải thay đổi cách dạy, không thể giảng tràng giang đại hải mà phải gợi mở, chỉ cho người học cách tra cứu tài liệu, tiếp cận trực tiếp tác phẩm và tự tìm lời giải.

    Còn một tình trạng đáng báo động nữa là học lệch, thiên về các môn tự nhiên, yếu về xã hội. Tuyển sinh ĐH vẫn ép học sinh thi những môn không cần thiết cho chuyên môn ở đại học?

    - Đúng là tuyển sinh có nhiều môn không cần thiết phải thi. Muốn vào trường ĐH Công nghệ thông tin thì đâu cần nhất thiết thi môn lý, hóa. Theo cách tuyển sinh như hiện nay, học sinh trúng tuyển đầu vào có thể có số điểm rất cao nhưng lại thiếu những phẩm chất làm nghề (như ngành y cần thêm sự nhạy bén và lương y). Chúng tôi hi vọng bên cạnh việc dùng kết quả thi tốt nghiệp trung học để xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ, trong tiến trình cải cách thi cử, Bộ GD-ĐT giao cho các trường quyền xem xét thêm khả năng nghề nghiệp trong tương lai thông qua một số môn thi cần thiết do trường quy định, tất nhiên việc thi thêm những môn năng khiếu này không được quá nặng nề, phức tạp.

    Thế còn chỉ tiêu đào tạo 20.000 tiến sĩ trong 10 năm nữa, có phải là sự lạm phát học vị không, theo ông?

    - Tính về số lượng, với năng lực đào tạo của các trường trong nước cộng với các chương trình đào tạo sau đại học liên kết với nước ngoài, chỉ tiêu 20.000 tiến sĩ có thể đạt được. Tuy nhiên có thể phải chấp nhận chưa đạt về chất. Kinh phí đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài trung bình là 50-100.000 USD/người, trong khi ở VN, mức đó quá thấp: 2.000USD/người. Kinh phí thấp kéo theo điều kiện vật chất, trang thiết bị kém, chất lượng đào tạo khoa học tự nhiên và công nghệ đang đi xuống. Về đội ngũ hướng dẫn thực tập sinh, nghiên cứu sinh có người bảo vệ luận án hơn 10 năm, không cập nhật, nâng cao tay nghề, không có bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài..., nhìn chung là kiến thức hạn chế, phương pháp tư duy có khi không sắc bén bằng người học. Đó mới là điều đáng báo động.

    Điều làm ông đau lòng nhất khi nói về giáo dục?

    - Là khi xã hội đánh giá ngành giáo dục thấp kém quá. Trong khi ngành giáo dục vẫn làm những nhiệm vụ nặng nề và có những việc đã làm được.

    - Xin cảm ơn ông.

    TS Nguyễn Đức Nghĩa tốt nghiệp ĐH ở VN năm 1981, bảo vệ luận án tiến sĩ ở Nga năm 1994, tu nghiệp ở Pháp (1996). Làm Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM từ năm 2002.

    school@net (Theo Lao Động Cuối tuần số 42 Ngày 28/10/2007)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.