Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89517793 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    100% các trường đào tạo tín chỉ vào năm 2010: Có giải quyết được bất cập về chất lượng giáo dục?

    Ngày gửi bài: 13/11/2007
    Số lượt đọc: 2436

    (LĐ) - Mục tiêu đề ra của Bộ GDĐT là năm 2010, tất cả các trường phải chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo hệ thống học chế tín chỉ. Thế nhưng trong khi có những trường ĐH đã bắt đầu thực hiện tín chỉ được 9-10 năm, thì có nhiều trường lớn, có "thương hiệu" vẫn đứng ngoài cuộc, hoặc mới chỉ dừng lại ở chỗ "nghiên cứu, học hỏi".

    Và một câu hỏi đang được đặt ra: Đào tạo tín chỉ có giải quyết được những bất cập về mặt chất lượng?

    Chọn cách giữ thương hiệu

    Ông Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng đào tạo ĐH Ngoại thương HN - cho rằng: Không ít người nhầm lẫn, cho rằng đào tạo tín chỉ chính là biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Tôi cho rằng, đó chỉ là một phương thức tạo sự linh hoạt cho người học. Nhưng khi chưa có đủ điều kiện mà đã vội vàng thực hiện đại trà thì có thể chất lượng sẽ đi xuống. Giữa việc giữ chất lượng để duy trì "thương hiệu" và việc chạy theo mục tiêu chung thì nên chọn "thương hiệu", vì đó là sự sống còn của trường ĐH.

    Trước thời điểm Bộ GDĐT chính thức chỉ đạo các trường triển khai đào tạo tín chỉ và ban hành Quy chế đào tạo ĐH, CĐ theo hệ thống học chế tín chỉ, lãnh đạo nhiều trường ĐH vẫn xem "tín chỉ" là việc chưa nghĩ đến.

    Theo ông Dương Đức Hồng - Trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa HN - thì trường đã thành lập bộ phận nghiên cứu triển khai đào tạo tín chỉ từ hơn một năm qua, nhưng đến thời điểm này vẫn thận trọng đề cập đến lộ trình chuyển đổi. Ông Lê Hữu Lập - Phó Giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông - cho biết, học viện đã tiến hành nghiên cứu về tín chỉ từ năm 2002, nhưng chưa thực hiện.

    Cả những trường đã triển khai tín chỉ và những trường mới chỉ "ngó nghiêng" vào phương thức này đều thấy, không thể cứ "quyết" là làm được.

    Ông Sơn lý giải: Phương thức tín chỉ khiến SV phải chủ động tích cực, tự học là chính. Theo đó, chương trình phải mềm dẻo, tài liệu, giáo trình, trang thiết bị thực hành... phải đầy đủ cho mỗi SV có thể thực hiện được lịch học riêng của mình. Nhưng thực tế ý thức tự học của SV Việt Nam không cao, điều kiện không có đủ... Nếu chuyển sang tín chỉ ở diện đại trà, sẽ không thể kiểm soát được chất lượng học tập của SV.

    Phải có lộ trình để giải quyết những khó khăn

    Lãnh đạo Trường ĐH Xây dựng HN - nơi có 9 năm thực hiện đào tạo tín chỉ - cũng phát biểu: "Nhiều lúc muốn thôi không "tín chỉ" để quay về niên chế. Vì phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp quá, động chạm đến toàn vấn đề nhạy cảm".

    Gần 10 trường đã triển khai chuyển đổi phương thức đào tạo trong thời gian qua, thực chất mới chỉ là bán tín chỉ. Chương trình đào tạo cứng nhắc, sự không chủ động về tuyển sinh, sự thiếu thốn kinh phí, diện tích phòng học, giáo trình, tài liệu, thiết bị thực hành thí nghiệm và đội ngũ GV, nhất là tình trạng SV chưa chủ động, tự giác nên đa phần các trường phải khắc phục khó khăn bằng cách thực hiện tín chỉ theo kiểu... VN. Hầu hết các trường chưa đáp ứng được nhu cầu học của mỗi SV (chọn môn học, lớp học, giảng viên) mà vào đầu năm học vẫn phải tư vấn cho SV đăng ký học theo... điều kiện đáp ứng của trường. Phương pháp dạy và học, về cơ bản vẫn chưa được cải thiện.

    Theo bà Trần Thị Hà - Vụ trưởng Vụ ĐH&SĐH - thì hiện nay có những trường chỉ có khoảng 2-3 giáo trình cho vài chục môn học. Với tình trạng đó, không thể nói là thực hiện được việc đào tạo theo tín chỉ.

    Dự kiến năm 2008, Bộ GDĐT sẽ đưa 1.000 giáo trình vào thư viện điện tử, bên cạnh đó khuyến khích các trường chia sẻ nguồn giáo trình, tài liệu... Nhưng với cách đó, vẫn không thể khắc phục ngay được khó khăn về giáo trình, tài liệu...

    Theo ý kiến của nhiều trường ĐH, nếu thực hiện tín chỉ, trường ĐH phải được chủ động tuyển sinh theo hướng tuyên nhiều lần/năm để có điều kiện tổ chức liên tục các môn học. Nhưng việc này chưa có quy định nào cho phép và hướng tổ chức tuyển sinh ĐH sắp tới cũng không đề cập đến việc này.

    Để giải quyết những khúc mắc, khó khăn trên, việc đặt ra lộ trình là cần thiết. Kiến nghị từ phía các trường ĐH cho rằng nên cho phép các trường chuẩn bị từ nay đến năm 2015. Năm 2010, chỉ nên thí điểm thực hiện, với những trường đã tương đối đủ điều kiện.

    Về đào tạo theo tín chỉ, GS Nguyễn Xuân Hãn (ĐH Quốc gia Hà Nội):

    Chưa thể khẳng định sẽ nâng cao chất lượng

    Việc tổ chức dạy và học thường chia thành một số loại chính: Theo môn học và sắp xếp theo học kỳ (được gọi là đào tạo theo niên chế) hoặc theo vấn đề (như vật lý đại cương, toán giải tích...), được gọi là chứng chỉ (Certificat), hoặc theo đơn vị thời gian nhất định (16 hoặc 30 tiết) gọi là tín chỉ (Credit).

    Niên chế, chứng chỉ và tín chỉ chỉ coi là phương thức tổ chức đào tạo. Đại học là bậc tự học, tự nghiên cứu có hướng dẫn. Đầy đủ sách (SGK, sách tra cứu, giáo trình và tài liệu) là yêu cầu tối thiểu nhà nước nào cũng quan tâm, còn ở ta, Bộ GDĐT để các trường tự lo. Lưu ý, sách trên thế giới không thấy cuốn này dạy theo niên chế, cuốn kia dạy cho chứng chỉ hay tín chỉ, mà chỉ có cái gốc chung là sách.

    Tín chỉ có thể có ưu thế đối với người vừa học vừa làm, hay đào tạo tại chức, song lại có thể bất lợi trong việc trồng người và quản lý. Trong hệ chính quy, ba phương thức đào tạo theo niên chế, chứng chỉ và tín chỉ là như nhau.

    Việc "đói sách học chay" diễn ra triền miên suốt 20 năm đổi mới, mà chưa có lời giải. Việc chuyển đổi từ niên chế, sang chứng chỉ, tín chỉ hay ngược lại ở nước ta chưa rõ dựa trên cơ sở nào khi còn chưa đủ sách? Một phương tiện tối thiểu trong dạy và học.

    Rõ ràng, việc đổi mới ở nước ta mới chỉ diễn ra ở phần ngọn. Nhìn ra thế giới, tín chỉ thành công ở Mỹ, Nhật, còn niên chế thực tế vẫn được sử dụng ở hầu như toàn bộ Châu Âu, Trung Quốc và Nga.

    Phương thức đào tạo nào ưu việt hơn giữa niên chế, tín chỉ hay chứng chỉ để nâng cao chất lượng, trên thế giới, còn chưa được khẳng định. Phải chăng đây là lý do có nhiều trường lớn, có "thương hiệu" vẫn đứng ngoài cuộc, hoặc mới chỉ dừng lại ở chỗ "nghiên cứu, học hỏi" (???). A.M ghi
    .

    Kỳ Thanh

    school@net (Theo Lao Động số 203 Ngày 04/10/2007)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.