Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89516723 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    'Học để làm quan'

    Ngày gửi bài: 22/11/2007
    Số lượt đọc: 2570

    TP - Trước đây học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã viết loạt bài “Xét tật mình” trên “Đông Dương tạp chí” trong đó có phần đề cập đến thực trạng học của dân mình như sau: “…học để mà học chớ không phải học để làm quan thì nước Nam ta thực hiếm…”.

    Việc học nước ta ngày xưa chỉ tiến rất nhiều từ thời nhà Ngô và nhà Đinh. Về sau ở mỗi triều đại sự học lại được sửa đổi để được đến chỗ tạm gọi là “hoàn hảo”. Đã có học thì phải có thi, xưa nay ở đâu và bao giờ cũng thế.

    Tuy nhiên ta phải thừa nhận cái học thời xưa của ta là cái học khoa cử, trọng từ chương hơn đi vào thực tế. Nền học vấn này đã khiến cho ta chậm tiến, chuộng hư danh, chú trọng cái vỏ hơn là cái chất.

    Đến thời Pháp dầu được va chạm với nền giáo dục khá tiến bộ và mới lạ của Tây phương, nhưng họ chỉ muốn đào tạo những nhân viên để phục vụ cho họ hơn là mở mang giáo dục cho một quốc gia nên việc học cũng bị kìm hãm và chưa thể gọi là phát triển được.

    Sau đó là thời kỳ chiến tranh, nên sự nghiệp của ta chưa thể cất cánh vì lúc ấy chỉ đặt ưu tiên chống ngoại xâm là chính, tuy rằng không phải không có những nhà trí thức dân tộc. Trước năm 1975, học giả Hoàng Xuân Việt đã có bài viết kể rằng phần đông sinh viên học nông nghiệp thời ấy ở miền Nam muốn sau này ra kỹ sư được bổ nhiệm ngồi chỉ huy ở Bộ hoặc nhắm chức bộ trưởng Canh nông… chứ ít ai muốn phải lội ruộng để nghiên cứu dù phần lớn dân chúng sống bằng nông nghiệp!!!

    Trong thời hiện tại, nhiều gia đình có con học đại học không nhiều thì ít thường mơ ước sau này sẽ tạo được chỗ làm nhàn hạ, thu nhập cao… hoặc ngồi vào vị trí lãnh đạo…

    Tất cả chung quy đều phải chịu ảnh hưởng luẩn quẩn trong vòng cái đích “học để làm quan” muốn mai sau khi thành tài sẽ làm “chỉ huy” để rạng danh cho bản thân và gia đình, được “vinh thân phì gia”.

    Bởi vậy ta thấy nhan nhản bác sĩ ra trường nhắm đến mở phòng mạch tư để tăng thu nhập, hoặc muốn chen chân ở lại thành thị, trong lúc ở cơ sở y tế nông thôn tìm mãi không ra vị bác sĩ nào muốn làm việc lâu dài.

    Học sư phạm để tìm chỗ dạy ở các trường lớn, chứ bất đắc dĩ lắm mới chịu nhận công tác vùng xa. Kỹ sư nông nghiệp cũng muốn tìm việc ở đô thị…

    Tiếc thay cái ý “học để làm quan” từ hồi xưa đã tồn tại đến hôm nay, tạo nên khoảng cách xa vời lẽ ra không đáng phải như thế, chả trách sự chênh lệch về mọi phương diện giữa vùng này vùng khác, giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng…

    school@net (Theo http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Article)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.