Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89573701 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    “Tôn sư trọng đạo thời nay”: Tại sao tôi không thể yêu nghề?

    Ngày gửi bài: 28/11/2007
    Số lượt đọc: 2944

    Cơ chế quản lý cứng nhắc, hình thức; đồng lương quá thấp. Phải giải phóng người thầy ra khỏi những quy định ràng buộc cứng nhắc hình thức để người thầy có thể sống thật, làm việc thật và cho điểm thật.

    Tôi là một giáo viên trẻ, chưa được vào biên chế. Sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm, tôi bắt đầu dạy hợp đồng ở trung tâm giáo dục thường xuyên của một tỉnh nhỏ thuộc miền Bắc. Tôi cũng đi dạy thêm, cũng có những lần đã nổi giận và đánh học sinh - một việc mà trước đây tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ làm. Tôi cũng thường tự hỏi: Vì sao mình không thấy yêu nghề? Vì sao quan hệ giữa tôi với các em học sinh không thể tốt đẹp như những gì tôi đã được học và luôn luôn mong muốn?

    Vì những chuẩn mực lãng mạn

    Chúng tôi sinh ra và lớn lên trong thời kinh tế thị trường. Từ thời sinh viên chạy vạy làm thêm đủ nghề: bưng bê phục vụ bàn, gia sư, tiếp thị bia để kiếm tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt, chúng tôi có ước mơ rất thật: ngày ra trường được đi dạy học với mức lương đủ sống, chúng tôi sẽ lấy hết nhiệt tình truyền thụ kiến thức và trau dồi nhân cách cho các em học sinh.

    Những ngày đầu tiên đứng trên bục giảng, chúng tôi bồi hồi, lâng lâng. Từ bài giảng đến báo chí, văn học nghệ thuật, những diễn đàn chính trị, cả những văn bản, nghị quyết, người thầy luôn được đề cao, được tô vẽ những hình ảnh đầy chất thơ. Thầy cặm cụi chong đèn chấm bài cho học trò, bụi phấn rơi rơi trên đôi vai gầy của cô, sự hy sinh, tận tụy của thầy, cô giáo đã được ca ngợi, tôn vinh trên nhiều trang viết, bài hát, vở kịch...

    Thực tế mâu thuẫn

    Xã hội đã dành hẳn một ngày để tôn vinh thầy, cô giáo. Danh hiệu và bằng khen, giấy khen cho thầy, cô giáo được chảy như một dòng suối vô tận. Lòng tự hào về nghề nghiệp cao quý của chúng tôi luôn được kích động kèm theo đó là những công việc thực tế ngang trái đáng buồn. Chúng tôi buộc phải làm vô số việc không thuộc chuyện của nghề giáo như thu tiền quỹ, tiền xây dựng cơ sở vật chất của trường... mà mỗi lần mở miệng trước các em hay phụ huynh, chúng tôi thấy cổ họng khô đắng. Chúng tôi buộc các em phải học nhiều môn, phải làm nhiều việc mà các em không hề muốn học, muốn làm. Mang tiếng là kỹ sư tâm hồn nhưng thực chất trên bục giảng chúng tôi chỉ là rô-bốt chạy theo chương trình lập sẵn chi ly từng tiết học từ trên bộ. Hàng ngày, ngoài giờ dạy chúng tôi phải soạn giáo án một cách khiên cưỡng, máy móc theo yêu cầu của cơ quan quản lý, cái giáo án mà ai cũng biết rằng “chỉ soạn để báo cáo chứ không phải để dạy”, cái chương trình ấy thì ai cũng biết là quá nặng, quá hàn lâm so với độ tuổi của các em. Chúng tôi phải tự dối mình và dối các em khi vo tròn điểm số theo thúc ép của các chỉ tiêu thi đua... Khi cơ chế quản lý đã đẩy người thầy phải sống không thật thì làm sao chúng tôi có đủ nhân cách để các em theo đó làm gương? Chúng tôi chờ lắng nghe những phát biểu đầy trách nhiệm của các vị lãnh đạo cấp cao và hy vọng có sự sửa chữa nhưng sau những lời phát biểu hùng hồn, cấp tiến thì mọi việc vẫn đâu vào đó hoặc nếu có thay đổi thì càng rơi vào hình thức. Khi chúng tôi chấp nhận và làm quen được với thực trạng quản lý ấy thì nhiệt tình, mơ ước về nghề đã hầu như chết ngộp.

    Phải làm thêm để kiếm sống

    Thực tế với điều kiện lương và phụ cấp như hiện nay, những ngành nghề khác có điều kiện để tạo thêm thu nhập cho cuộc sống. Với giáo viên, nhất là giáo viên mới vào nghề, không thể dành thời gian trau dồi thêm kiến thức, nghiệp vụ, cập nhật những thông tin mới để nâng cao tri thức. Rất nhiều giáo viên ở các tỉnh lẻ không có điều kiện tiếp cận với tin học, mạng internet, báo chí; chưa kể đến các giáo viên vùng sâu, vùng xa. Rất nhiều diễn đàn đang bàn về giáo dục nhưng chính những đồng nghiệp của tôi lại không biết đến những diễn đàn đó. Họ còn phải đi dạy thêm và làm nhiều công việc khác để đáp ứng nhu cầu chi dùng hàng ngày mà mức lương hiện tại chưa đáp ứng đủ. Tôi thấy đúng như nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đã nói: “Không ai có thể nói không với lợi ích cá nhân” (bài viết Thầy - trò bình thường mà vi diệu đăng trên diễn đàn “Tôn sư trọng đạo thời nay”, Báo Pháp Luật TP.HCM số ra ngày 17-11). tất nhiên cả các thầy, cô giáo cũng thế.

    Theo tôi, chính sự mâu thuẫn giữa thực tế với những chuẩn mực quá lãng mạn đã đẩy chúng tôi - những giáo viên trẻ - đi theo vết xe đổ của những bất cập trong ngành giáo dục. Hãy coi nghề giáo như mọi công việc khác trong xã hội. Phải giải phóng người thầy ra khỏi những quy định ràng buộc cứng nhắc hình thức để người thầy có thể sống thật, làm việc thật và cho điểm thật. Sự hy sinh vì nghề nghiệp, vì lý tưởng đạo đức phải đi liền với nhu cầu được trả lương thỏa đáng, được tạo điều kiện làm việc tốt.

    school@net (Theo http://www.phapluattp.vn/news/giao-duc/view.aspx?news_id=203)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.