Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89536836 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Về sử dụng người tài ngoài Đảng: Nhà báo Hữu Thọ - Phải thực sự cầu hiền, biết cách cầu hiền

    Ngày gửi bài: 30/11/2007
    Số lượt đọc: 3298

    “Không phải cứ đảng viên mới giữ được trọng trách. Nhân tài ngoài Đảng phải đốt đuốc mà tìm, trân trọng mà mời”. Chất vấn của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc về việc sử dụng người tài ngoài Đảng, về lãng phí “nguyên khí quốc gia” đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhân sĩ, trí thức. Pháp Luật TP,HCM nêu vấn đề này với ông Nguyễn Hữu Thọ, từng nhiều năm làm Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa trung ương, trợ lý Tổng Bí thư.

    Luật bất thành văn...

    Thưa, chất vấn của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đang làm nóng lên mối quan tâm của gần 80 triệu người ngoài Đảng. Từng là người trong cuộc, cảm nhận của ông thế nào?

    + Bộ trưởng Trần Văn Tuấn trả lời thế thì về mặt chính thức là đúng thôi. Ngay Bộ Chính trị, Ban Bí thư tôi chắc cũng không có văn bản nào quy định chỉ đảng viên mới được tham gia bộ máy quản lý. Nhưng trắc trở thực tế thì có đấy. Chẳng hạn, ở Hà Nội tôi biết là đề bạt trưởng phòng, không đảng viên thì khó đấy.

    Có anh tiến sĩ, giảng viên đại học hẳn hoi, kể là xin đi học cao cấp chính trị mà không được. Lạ quá, mình phải khuyến khích chứ! Tôi tìm hiểu thì mới ngớ ra là điều kiện đi học phải là đảng viên. Mà muốn thi lên chuyên viên cao cấp thì lại phải có cao cấp chính trị. Vậy ra, dù là tiến sĩ đi nữa mà ngoài Đảng thì khỏi chuyên viên cao cấp, đừng nói gì tới tham gia lãnh đạo. Chuyện này tôi đã phát biểu với cấp có thẩm quyền và phải thẳng thắn mà nói, dù là luật bất thành văn đi nữa thì đó cũng là sai sót...

    Vậy thì đại biểu Dương Trung Quốc lo lãng phí “nguyên khí quốc gia” là có cơ sở…?

    + Có một thực tế mà tôi nắm rõ là nhiều khi lãnh đạo cấp cao thực sự muốn có người ngoài Đảng tham gia vào bộ máy mà không được. Bầu cử Quốc hội khóa trước, một tỉnh miền Trung được giao chỉ tiêu có đại biểu ngoài Đảng, vậy mà địa phương tìm không được. Hỏi thì tỉnh nói: “Người giỏi vào Đảng hết rồi, mà Quốc hội lại đang nhấn mạnh chất lượng thì làm sao chọn được ứng viên ngoài Đảng nữa”.

    Bản thân tôi đây, kỳ bầu cử Quốc hội tháng Năm vừa rồi rất ý thức bầu cho một ứng viên là người ngoài Đảng. Tôi đã nhắm kỹ là anh này có hai cơ cấu: vừa không phải đảng viên, vừa làm doanh nghiệp. Nhưng mà lý lịch học vấn chỉ là hàm thụ đại học, doanh nghiệp lại nhỏ, trong khi ứng viên khác một là giáo sư - hiệu trưởng Đại học Sư phạm, từng dày dạn hoạt động ngoại giao, một là thạc sĩ-phó bí thư thành ủy. Thế là anh ấy không trúng.

    Đảng viên cũng có người chân chính, kẻ cơ hội

    Nói vậy thì phải chăng vào Đảng đều là người tài giỏi hết, thưa ông?

    + Thực tế hiện nay, nhiều người vào Đảng là có lý tưởng, có ước vọng cống hiến. Nhưng cũng có người vào cho đẹp lý lịch. Tôi biết mấy cậu trẻ, đại học hẳn hoi, về UBND phường công tác, rất thích vào Đảng. Nhưng vào để đón chủ trương tiêu chuẩn hóa cán bộ, lãnh đạo cơ sở để nhắm chức chủ tịch, phó chủ tịch. Ngay cả doanh nhân ứng cử vào Quốc hội, bên cạnh những người chân chính muốn cống hiến cũng có người chỉ để tham gia ý kiến vào những chính sách ảnh hưởng đến hoạt động làm ăn của mình hoặc trực tiếp hơn, muốn hưởng quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội khi họ có chuyện lôi thôi.

    Chính trung ương, các cơ quan tổ chức của Đảng từng lo ngại về tình trạng thanh niên được đào tạo bài bản, có tài năng, chuyên môn lại không muốn vào Đảng. Vì vậy sợ Đảng già đi, hẫng hút mất lớp kế cận...

    + Đó là thực tế. Sau Thế chiến thứ hai, xu thế chung ở lớp trẻ nhiều nước là không muốn tham chính, dù là phái hữu hay tả. Thay vì làm chính trị, họ lao vào khoa học kỹ thuật, muốn sáng tạo trong môi trường mới rộng mở sau chiến tranh. Đổi mới, mở cửa ở ta mặt nào đó cũng tạo nên hoàn cảnh ấy. Tuổi trẻ đam mê lao động, làm giàu, phát triển kinh tế-xã hội thì cũng là điều mừng.

    Nhân sĩ, người tài ngoài Đảng còn mặc cảm!

    Nhưng kỳ bầu cử vừa rồi, người ngoài Đảng đăng ký ứng cử với con số kỷ lục đấy chứ?

    + Đúng. Nhưng chất lượng và uy tín thì khó nói lắm. Như khu vực bầu cử của tôi đây, mình rất ý thức bỏ phiếu cho họ mà có trúng đâu...

    Vậy thì phải chăng cơ chế bầu cử của ta có khiếm khuyết, chưa thu hút được người thực sự tài giỏi, có năng lực, trí tuệ ngoài Đảng ứng cử?

    + Phải chăng vậy? Đọc danh sách ứng cử vừa rồi, tôi cảm thấy dường như nhiều người thực sự tài giỏi ngoài Đảng, có uy tín với xã hội mặc cảm sao đó mà không tham gia. Mặt khác, có những nhân sĩ rất uy tín ứng cử mà lại không trúng. Chẳng hạn, trong TP.HCM có anh Việt kiều rất uy tín, từng hoạt động giáo dục nhiều năm ở nhiều trường đại học của Tây Âu, về nước ứng cử. Rồi có linh mục bằng cấp rất cao về thần học, về tôn giáo... Những người đó MTTQ quyết liệt giới thiệu, vậy mà qua bầu cử lại không đủ phiếu. Tôi băn khoăn lắm!

    Thưa ông, bầu cử là cơ chế phức tạp, khó đoán trước. Song nhiều người vẫn băn khoăn, liệu Đảng có thực lòng mong muốn người tài bên ngoài cùng Đảng trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đất nước?

    + Những trường hợp tôi nói đều là thực lòng cả. Tôi biết mấy khóa trước, các đồng chí lãnh đạo cấp cao còn có ý mời anh Tôn Thất Bách, không phải đảng viên, làm bộ trưởng Y tế. Cấp cao như thế đã duyệt, vậy mà tới các khâu của quy trình cán bộ như lấy phiếu kín, tín nhiệm... thì lại không lọt!

    “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, tôi nghĩ phải phát huy được cả hai hướng. Thứ nhất, trong nội bộ Đảng, đừng nghĩ cứ vào cấp ủy rồi là người tài cả, làm gì cũng được; vào trung ương rồi thì làm bộ trưởng bất cứ bộ nào cũng được. Mặt khác, đừng khô cứng cách thức tuần tự từ trưởng phòng lên cấp vụ, cấp vụ lên thứ trưởng. Người có tài, năng lực thì phải vượt cấp chứ! Thứ hai, không phải cứ đảng viên mới giữ được trọng trách. Nhân tài ngoài Đảng phải đốt đuốc mà tìm, trân trọng mà mời chứ đừng hy vọng hô hào là họ sẽ tự ra đâu. Họ có nhân cách và có nhiều việc để làm. Hãy hiểu, nhân sĩ, trí thức bên ngoài khi nhận lời mời của Đảng tức là đã hy sinh một phần đam mê riêng của mình. Đọc chiếu cầu hiền của các bậc minh quân thì thấy các vị vua thời xưa rất nhún nhường, khiêm tốn khi tiếp xúc người tài.

    Học và làm theo Bác - phải chân thành cầu hiền

    Ngày này 61 năm trước, Quốc hội lập hiến vừa thông qua được Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì Hồ Chủ tịch có “chiếu cầu hiền”- bài “Tìm người tài đức” trên Báo Cứu Quốc. Có liên tưởng gì tới yêu cầu cấp bách nguồn nhân lực thời hội nhập?

    + Bác Hồ là người kế tục truyền thống cha ông, dùng người hiền tài. Chung quanh bài “Tìm người tài đức”, tôi thấy có điểm đặc biệt là cụ ký tên Chủ tịch chính phủ Việt Nam Hồ Chí Minh - tức là một công thư chứ không còn là bài báo nữa. Đăng báo chỉ để đưa được thông điệp tới mọi người dân. Cho nên, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá đây là “chiếu cầu hiền thời cách mạng” có phần hợp lý.


    Báo Cứu Quốc và “chiếu cầu hiền” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


    Nhưng điều quan trọng nhất Bác viết: “Trong xã hội có nhiều người tài. Nghe chưa thấy, nhìn chưa thấy là khuyết điểm tại tôi”. Bác nhận khuyết điểm về mình, về chính phủ mới thành lập. Sau này Bác chỉ đạo phải chống bệnh công thần, hẹp hòi thì mới dùng người tài được. Thời đó, lãnh đạo đều từng vào tù ra khám cả, rất dễ tâm lý cho là không ai công lao bằng mình hoặc tự cho rằng người ngoài Đảng không sáng suốt bằng mình.

    Đảng đang vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. “Làm theo” Bác trong việc cầu hiền được hiểu là gì, thưa ông?

    + Thời nào cũng cần người tài năng, đức độ gánh vác việc nước cho nên phải thực sự cầu hiền. Mặt khác, phải có phương pháp để bậc hiền tài chia sẻ mà tham gia với mình. Sĩ phu chẳng màng cầu cạnh, quỵ luỵ, thậm chí có người còn tránh khỏi chính trường, dành tâm trí cho những gì mà họ theo đuổi. Cho nên, nhân sĩ ẩn danh là nhiều, đừng chờ họ xung phong. Còn vận động cũng phải biết cách họ mới ra.

    Bác Hồ thực sự cầu hiền và biết cách cầu hiền. Với cụ Vi Văn Định (từng là Tổng đốc Thái Bình) ra gánh vác việc nước, tham gia kháng chiến, Bác phải yêu cầu ông Ba Ngọ - hồi đó là xứ ủy viên, Bí thư tỉnh Thái Bình, người từng bị chính quyền cũ tra khảo - trực tiếp tới mời thì cụ Vi mới nhận lời.

    Hồi tôi mới nghỉ quản lý, luật sư Dương Văn Đàm cùng thời với Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Thọ tới chơi, kể: “Tôi là con nhà tổng đốc vào hàng thượng thư, lại là người Công giáo nhưng cụ Hồ lại cho ở gần để cố vấn pháp lý, có bữa lại được ăn cơm chung... Ngẫm lời người xưa mới hiểu vì sao kẻ sĩ có thể chết vì người tri kỷ”. Sức cảm hóa của cụ Hồ là thế. Sức cảm hóa đó trước hết phải là lòng chân thành cầu hiền.

    Xin cảm ơn ông!

    school@net (Theo http://www.phapluattp.vn/news/chinh-tri/view.aspx?news_id=20)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.