Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 14
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 14
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89497544 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tăng học phí - còn lời giải nào khác?

    Ngày gửi bài: 05/12/2007
    Số lượt đọc: 2643

    TTCT - Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong một buổi phỏng vấn bên lề kỳ họp Quốc hội đã khẳng định đề án tăng học phí mới sắp được trình Bộ Chính trị. Các cấp học đều có khả năng tăng học phí, khối CĐ - ĐH chắc chắn sẽ tăng. Nhưng liệu có nhất thiết phải tăng học phí?



    Hơn Mỹ, gấp hai lần Nhật

    Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, ngân sách quốc gia dành cho giáo dục năm 2007 là 66.770 tỉ đồng (xem bảng 1), chiếm 5,88% GDP, nếu cộng thêm khoản đóng góp từ xã hội thì tổng chi cho giáo dục lên đến 8,3% GDP, trong khi của Mỹ là 7,0%, Nhật 4,2%, Anh 5,7%, Pháp 5,6%, Đức và Ý 4,5%. Chúng ta đang dành cho giáo dục một tỉ lệ GDP hơn Mỹ, gần gấp hai lần Nhật, vượt xa so với các nước có cùng trình độ phát triển.

    Nguồn ngân sách 66.770 tỉ đồng này chi cho xây dựng cơ bản là 11.530 tỉ, chi thường xuyên 55.240 tỉ (bao gồm chi lương) và chi cho các chương trình mục tiêu 3.380 tỉ (xem bảng 1). Theo dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, chi thường xuyên cho giáo dục chỉ là 47.280 tỉ, số chênh lệch so với số liệu 55.240 tỉ của Bộ GD-ĐT có thể nằm trong mục chi cải cách tiền lương. Trong hai mục chi đầu tiên thì chi ở cấp trung ương là 5.000 tỉ và 10.800 tỉ đồng, chi qua địa phương là 6.530 tỉ và 36.460 tỉ đồng.

    Các địa phương cũng như Bộ GD-ĐT đều cho rằng ngân sách quá ít, hầu như chỉ đủ để trả lương, phần cho đầu tư phát triển không còn bao nhiêu. Nhưng hiện nay chi lương là bao nhiêu chúng ta không có con số thống kê.

    Báo Tiền Phong ước tính con số này là 26.259 tỉ trong năm 2006, xấp xỉ 61,60% chi thường xuyên. Bài báo đặt câu hỏi về tỉ lệ 85-90% ngân sách chi thường xuyên dành cho lương mà Bộ GD-ĐT báo cáo với Quốc hội. Vì rõ ràng con số tuyệt đối 26.259 tỉ tương ứng với mức lương từ 22-35 triệu đồng/giáo viên, cán bộ/năm.

    Nếu thực hiện tốt việc trả lương theo tỉ lệ ngân sách trên thì tối thiểu lương giáo viên bình thường cũng đạt 22 triệu đồng/giáo viên/năm, tương đương gần 2 triệu đồng/tháng. So với nhiều tầng lớp xã hội khác, mức lương này không hề thấp. Tuy nhiên trên thực tế lương của các giáo viên ở các tỉnh nghèo thường khó vượt quá 1 triệu đồng/tháng, thậm chí nhiều nơi còn nợ lương. Tình trạng lương giáo viên không đủ sống là có thật, vậy câu hỏi là tiền lương đi đâu?

    Kể cả khi cho rằng chúng ta chi 26.259 tỉ tiền lương thì vẫn còn rất nhiều tiền trong số chi thường xuyên 47.280 tỉ, để dành cho các chi phí quản lý và hoạt động khác. Vậy số liệu 85-90% chi thường xuyên cho lương mà Bộ GD-ĐT nêu ra là so với cơ số nào?

    Nhìn tổng thể, chúng ta chưa chi quá một nửa tổng ngân sách giáo dục cho lương, trong khi cơ quan, địa phương nào cũng kêu là phải chi hết cho lương. Vậy mâu thuẫn nằm ở đâu? Nhiều lỗ hổng



    Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính (xem bảng 3), tổng chi cho Bộ GD-ĐT là 3.788 tỉ đồng, cả đầu tư phát triển lẫn chi thường xuyên, kể cả không phải chi lương thì mức chi trên vẫn ít đến kinh ngạc. Một bộ phủ khắp cả nước, quản lý hàng chục sở và hơn một vạn trường học, gần 100 trường đại học lại chỉ có 1.228 tỉ để đầu tư phát triển, hơn 2.000 tỉ để chi thường xuyên. Như vậy thực trạng hiện nay là thiếu ngân sách của Bộ GD-ĐT chứ không thiếu ngân sách chung cho giáo dục.

    Cũng trong báo cáo trên, trong cột chi GD-ĐT của mục chi thường xuyên, ta thấy nhiều bộ, ngành nhận được ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục, ví dụ: Ban Tài chính quản trị trung ương nhận hơn 3 tỉ, Viện KSND tối cao hơn 14 tỉ, Bộ NN&PTNT hơn 300 tỉ, Bộ Tư pháp 70 tỉ... Tại sao các khoản chi này không qui về sự quản lý của Bộ GD-ĐT, được hạch toán và kiểm toán thế nào? Có hay không tình trạng lạm dụng ngân sách giáo dục?

    Tổng cộng các khoản chi thường xuyên trên cùng với ngân sách của Bộ GD-ĐT cũng chỉ vào khoảng 6.000 tỉ đồng, vẫn chưa tương ứng với mức chi ngân sách trung ương đã liệt kê ở trên là 11.530 tỉ đồng (5.000 tỉ chi đầu tư phát triển và 10.800 tỉ chi thường xuyên).

    Như vậy còn rất nhiều lỗ hổng trong bài toán ngân sách giáo dục vẫn chưa được giải đáp. Nhiều ngàn tỉ chưa được kiểm toán rõ ràng. Tình trạng thiếu ngân sách của Bộ GD-ĐT là có thật, bộ chỉ được quản lý một tỉ trọng rất nhỏ của ngân sách giáo dục. Tuy nhiên vì khó khăn này mà bộ đề xuất thu thêm học phí của toàn dân là không thỏa đáng. Khó khăn và vướng mắc hiện nay không nằm ở vấn đề thiếu ngân sách, bởi vậy không thể tìm ngay đến giải pháp tăng học phí trước khi làm rõ vấn đề ngân sách giáo dục nói trên.

    Tăng học phí có thể là một giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu tăng kinh phí giáo dục hiện nay là bài toán khó cho ngân sách nhà nước thì tăng học phí sẽ còn khó hơn cho rất nhiều tầng lớp dân cư. Ngay với mức học phí hiện nay, nhiều gia đình nông thôn đã không thể cho con đi học, đó là một điều nhức nhối của xã hội. Khoảng cách giàu nghèo cũng có thể tăng lên bởi học phí sẽ làm nặng thêm khoản chi tiêu hằng ngày của những gia đình có thu nhập thấp, thường lên đến 80-90% thu nhập của họ. Tác động của giá cả trong đó có học phí lên đời sống hằng ngày do vậy rất lớn (với những người có thu nhập cao thì chi phí sinh hoạt chỉ chiếm 20-30% thu nhập, tác động của giá cả ít đi rõ rệt). Liệu vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục không còn lời giải nào khác hơn là tăng học phí?

    school@net (Theo http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=23100)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.