Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 2
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 2
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89519040 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Thạc sĩ cũng năm bảy đường…

    Ngày gửi bài: 03/01/2008
    Số lượt đọc: 2592

    (VietNamNet) - Là người đang theo học cao học, tôi thấy hơi chạnh lòng khi xã hội càng ngày càng coi rẻ, thậm chí chế nhạo loại văn bằng này, nhưng nhìn lại, thấy đúng là loại hình đào tạo này đang có khá nhiều vấn đề.

    Bạn đọc Chánh Ngữ, Trưởng bộ môn Khoa học Xã hội, ĐH Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh chia sẻ những bức xúc về thực trạng đào tạo thạc sỹ.

    Mấy năm gần đây, nhu cầu học cao học, lấy bằng thạc sỹ đang “sôi” lên, một phần do quy định của Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn của giảng viên đại học, cao đẳng đến năm 2010, một phần do nhu cầu “có bằng” để giữ ghế của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức.

    Tháng 5 trượt, tháng 9 đỗ

    Có lẽ, việc tổ chức thi thành nhiều đợt và việc liên kết đào tạo loại hình này tại địa phương là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện trạng này.

    Ở các trường có quyền đào tạo thạc sỹ, thường tổ chức 2 kỳ thi tốt nghiệp vào tháng 5 và tháng 9.

    Tuy nhiên, các trường chủ yếu tập trung nhân lực, vật lực cho kỳ thi tháng 5 (chúng tôi gọi là thạc sĩ tháng 5) với tiêu chí và nội dung đề rất khắt khe, còn lại quá ưu ái cho những người dự thi ở lần thi tháng 9 (chúng tôi gọi là thạc sĩ tháng 9) mà không khó để nhận ra rằng phần lớn những người dự thi ở lần 2 này đã không thể “vượt vũ môn” trong "tháng 5 đỏ lửa".

    Thạc sỹ liên kết: Núp bóng

    Một loại hình đào tạo cũng khá khôi hài và chứa nhiều uẩn khúc khác là loại hình liên kết đào tạo thạc sĩ tại các địa phương (thường là thạc sĩ giáo dục).

    Đối tượng tham gia các khoá này thường là các thí sinh “không bao giờ dám ló đầu lên chiến trường Hà Nội, Sài Gòn máu lửa” mà vận động hành lang với đầy đủ lí do "muôn đời” là địa phương vùng sâu, vùng xa.

    "Kẻ cần bán, người cần mua” gặp nhau thế là hình thành một liên minh “núp bóng liên kết đào tạo” mà những hậu quả xã hội của nó thật nặng nề. Nó làm thui chột ý chí của những người tâm huyết với giáo dục và đặc biệt là làm mất lòng tin của nhân dân vào giáo dục, vào hệ thống công quyền ngay cái lúc mà ta cần chấn hưng để phát triển và hội nhập.

    Giao lưu vui vẻ, hướng dẫn qua mail

    Học thạc sĩ chính quy ở các trường lớn thật khổ, khổ thứ nhất là số tài liệu phải đọc nhiều như núi, khổ thứ nhì là trong các buổi thảo luận phải đưa ra được các chứng cứ và lí lẽ khoa học để thuyết phục các thầy và các học viên khác.

    Hằng năm, học viên còn phải tham gia các hội nghị khoa học trẻ. Những học viên nào không có báo cáo trong hội nghị này đương nhiên không được bảo vệ luận văn. Còn các tỉnh lẻ thì sao?

    Thật khôi hài khi các thầy từ Hà Nội hay TP.HCM đến dạy chỉ 3 ngày cho một chuyên đề, tài liệu thì “thầy cho cuốn nào photo cuốn đó”, học thì “bữa đực, bữa cái” vì lí do công việc trăm đường…

    Tuy nhiên, sau cuộc “giao lưu vui vẻ”, các học viên hiển nhiên qua chuyên đề đó mà không cần đọc thêm một cuốn sách nào… Tôi cũng không nghe ở tỉnh tôi tổ chức một hội nghị khoa học nào.

    Còn chuyện chọn đề tài bảo vệ và chọn thầy hướng dẫn thì cũng nực cười “thầy một nơi, trò một nẻo”, hướng dẫn qua điện thoại và mail, webcam. Đến khi bảo vệ thì lũ lượt học viên khăn gói ra Hà Nội, mà ngạc nhiên là không có luận văn nào điểm dưới 7.

    Tai hoạ tiềm tàng?

    Những "thạc sĩ tháng 9" và "thạc sỹ liên kết" này khi có bằng thạc sĩ sẽ là một “tai họa lớn cho giáo dục và xã hội”. Họ sẽ vin vào đó mà được giữ những chức vụ cao, ngon hơn. Chưa có ai thống kê những người này đang làm gì? Giữ chức vụ gì? Có liên quan đến chuyên môn mà họ học hay không? Nếu có chắc đến Bộ trưởng cũng phải rùng mình…!

    Viết những dòng này, tôi chợt nhớ một câu nói của người xưa “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, tôi thiết nghĩ đã đến lúc trong giáo dục, mà trước mắt là trong đào tạo thạc sĩ, chúng ta mạnh dạn nhìn vào thực trạng này đừng để trong "nồi canh giáo dục rau ít hơn sâu”.

    Chánh Ngữ

    *******************

    Ho ten: Dinh Viet Binh
    Dia chi: DHQGHN

    Là người cũng đang đứng trên bục giảng Đại học, tôi hoàn toàn chia sẻ với bạn. Và xin bổ xung thêm: Không chỉ những “thạc sĩ tháng 9”, “thạc sĩ liên kết”…theo cách gọi của bạn, mà cả những “thạc sĩ tháng 5”, những học viên cao học thạc sĩ chính qui đang theo học ở hầu hết các trường đại học tại Hà nội, và chắc ở cả thành phố HCM, cũng xem xem thế thôi(nói vậy có thể nhiều người không hài lòng).

    Theo tôi, cái khó là lúc thi vào (đầu vào). Riêng môn ngoại ngữ, tôi dám đảm bảo rằng nếu không có sự nương nhẹ của các thầy (xin nói sự nương nhẹ này rất trong sáng, không hề vụ lợi) thì tỉ lệ trượt thi vào cao học đã là rất cao. Tại sao lại nương nhẹ? Câu trả lời rất đơn giản: - Không tuyển đủ chỉ tiêu; - Người ta muốn học, thích học, và, trong tất cả sự muốn của con người thì muốn học là đáng yêu nhất, đáng trân trọng nhất. Vậy thì phải mời chào, lôi kéo người ta học chứ.

    Điều đáng nói là quá trình học (2 năm). Họ được học như thế nào, học cái gì? Những người dạy, dạy như thế nào?

    Hầu như cả xã hội kêu ca về chất lượng Thạc sĩ, cả chất lượng Tiến sĩ, nhưng có một thực tế là luận văn tốt nghiệp của họ rất hiếm có điểm 7, hầu hết là điểm 9, điểm 10. Một số người được điểm 9 còn nước mắt lưng tròng. Khổ thế.

    Người ta cũng đã nói nhiều đến cái “văn hoá cho điểm” của các thầy. Chuyện này, có viết cả nhiều nghìn chữ cũng chưa đủ.

    Tôi biết, không ít Tiến sĩ, có cả học hàm Phó giáo sư, thậm chí cao hơn, đang dạy ở trường đào tạo Ngôn ngữ mà nói tiếng Việt, người Việt rất khó hiểu, nói tiếng tây, Tây không hiểu. Còn các bài viết của họ…thì, lỗi rất không ít.

    Nỗi buồn này, có lẽ không chỉ của riêng ai. Nhiều lúc tôi thầm nghĩ, nếu mấy cụ Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Tuân…sống lại, có may mắn đọc các bài viết của nhiều vị Thạc sĩ, Tiến sĩ thời nay, hẳn các Cụ sẽ không lấy làm tiếc là mình không có bằng Đại học (chứ đâu dám mơ có bằmg Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ). Và, các Cụ sẽ vái chào chúng ta để nhanh chóng về cõi Âm.

    Thôi thì, cứ vài nghìn Tiến sĩ có được vài ba người có trình độ, năng lực đúng với học vị là quí rồi.

    Ho ten: Mai Thu Hà
    Dia chi: Phú Thọ

    Tôi đang học cao học tại Thái Nguyên, và hoàn toàn đồng tình với những gì tác giả bài báo đã nêu. Bức tranh toàn cảnh về lĩnh vực đào tạo sau đại học ở nước ta quả là rất đáng buồn, và ở các trường ĐH khu vực, tình cảnh còn đáng buồn hơn nữa. Là học viên ở khu vực tỉnh lẻ, xem các chương trình đào tạo của các trường lớn ở HN, TP Hồ Chí Minh qua mạng, chúng tôi thấy ngậm ngùi cho mình quá. Chương trình học đã ít hơn về số lượng chuyên đề, mà còn ít dần đi sau mỗi khoá học. Việc mời các giáo sư đầu ngành ở các trung tâm lớn, những người tiên phong trong các lĩnh vực khoa học chuyên ngành cũng ít dần theo, thay vào đó là tỉ lệ “nội địa hoá” ngày càng tăng, với sự góp mặt của đội ngũ giảng viên tại chỗ được đào tạo cũng theo cung cách trên. Các buổi xemina, một nội dung quan trọng trong phân phối chương trình còn ít hơn các buổi thảo luận về việc… đóng quĩ. Và còn nhiều chuyện không vui khác nữa trong chuyện thi cử…Tất cả góp phần làm giảm sút chất lượng dạy và học.

    Tôi biết có nhiều thày cô giáo tâm huyết với nghề và những học viên siêng năng, ham hiểu biết cũng nản lòng, khi phải đối mặt với vô vàn hệ luỵ của tình trạng học lấy bằng cấp chứ không phải lấy kiến thức. Bởi bên cạnh họ có những người thẳng thừng tuyên bố: “Thời gian đâu mà học tập với chả nghiên cứu, còn phải đi làm nữa chứ!” “ Ra trường thì thạc sĩ trường nào mà chẳng là thạc sĩ!”

    Mong rằng các nhà lãnh đạo các trường ĐH khu vực quan tâm hơn nữa đến chất lượng đào tạo sau đại học, thay vì tự hào với số lượng thạc sĩ tiến sĩ hàng năm “ra lò” năm sau đông hơn năm trước. Bởi chất lượng chứ không phải số lượng mới làm nên “thương hiệu” của trường mình.Và hơn thế, còn vì lương tâm và trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của nước nhà.

    Email: vpctg@..., Tiền Giang
    Tôi ủng hộ quan điểm của bài viết.

    Tôi rất tâm đắc ý kiến của tác giả Chánh Ngữ. Tác giả đã nói ra một vấn đề "hết sức tế nhị" mà nhiều người trong cuộc tuy biết nhưng không mấy ai dám nói ra. Bởi không khéo người ta sẽ cho là đố kỵ.

    Đúng là hiện có một sự chênh lệch lớn về chất lượng đào tạo thạc sĩ giữa nhiều cơ sở đào tạo ở TP.HCM với hầu hết các cơ sở đào tạo ở các tỉnh ĐBSCL. Có một vấn nạn tiềm tàng là không ít "thạc sĩ tháng 9" mà tác giả vừa đề cập sẽ đường bệ trở về địa phương lãnh đạo lại những trí thức thực học đã nỗ lực vượt khó tại các trung tâm đào tạo SDH lớn ở trong và ngoài nước.

    Tôi nghĩ, Bộ GD-ĐT cần tiên liệu trước hậu quả không hay này, nếu thực lòng muốn làm một cuộc cải tổ đến cùng nền giáo dục Việt Nam.

    Đặng Hằng Huyền, Láng Hạ, Hà Nội, email: Danghanghuyen@...

    Cần xem lại hệ thống đào tạo.

    Đọc bài viết trên, tôi thấy hoàn toàn đồng ý và còn có rất nhiều thông tin xung quanh việc học, thi và lấy bằng. Việc đào tạo quá tràn lan không những tạo điều kiện cho tiêu cực phát triển mà làm cho chất lượng giáo dục đi xuống. Tôi có người bạn làm cơ quan nhà nước nên cần phải đi học thạc sỹ thì mới có "cơ" và cậu ấy phát biểu rằng, thực sự không có gì mới so với chương trình đại học, chỉ có cái bằng là làm mới mình.

    Ngày nay, giáo dục và đào tạo đang là một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hốt bạc nên ai có tiền là có thể mở trường đại học mà việc kiểm soát chất lượng của cac trường này là rất hạn chế. Tối nhớ khoảng 10 năm trước ai vao được Đại hoc là niềm vinh dự cho gia đình và lang xóm nhưng nay thì hình như cứ có tiền là có thể đi học.

    Có rất nhiều trường được nâng cấp từ trường trung học dạy nghề và cao đẳng lên thành Đại học VD như trường ĐH Công nghiệp, Đại học lao động xã hội... Có nhiều trường rất mới do tư nhân thành lập. Tôi nghĩ, giáo dục là vấn đề cốt yếu và là cái gốc của mọi sự phát triển nên nó phải được đầu tư, quy hoạch và kiểm soát gắt gao.

    Lê Hải Hà, Hà Nội, email: chippuppy2005@...

    Tôi không đồng ý với bạn ở điểm này, không thể bảo những thạc sỹ thi tháng 9 là được ưu ái. Bản thân tôi là người thi vào đợt tháng 9 nên tôi là người biết rất rõ tháng 9 thi khó khăn như thế nào. Tôi ra trường vào tháng 7, nên khi trường tổ chức thi đợt 2 vào tháng 9 tôi cùng rất nhiều bạn trong lớp thi.

    Ngoài ra, cũng còn nhiều bạn vừa ra trường của các trường khác cũng thi vào. Như vậy, chúng tôi phải cạnh tranh với một lực lượng thí sinh có khả năng rất cao cùng thi. Không thể nói là chúng tôi được ưu ái trong kỳ thi này. Tỷ lệ chọi cao cùng năng lực thí sinh đồng đều khiến cho chúng tôi đã rất căng thẳng khi ôn và thi. Các bạn tôi trượt cũng rất nhiều, có người thi đến 4-5 lần không đỗ, kể cả thi tháng 9, vậy ưu ái ở đâu khi chỉ tiêu tuyển còn thừa?

    Chưa hết, bản thân trường tôi năm nay thi đợt tháng 9 vừa rồi chỉ có 4 người đỗ, đầu vào kém hơn so với chỉ tiêu rất nhiều. Vậy đâu là sự ưu ái. Bạn đừng nói như thế, vì chúng tôi cũng phải phấn đấu hết sức mới đỗ và học bằng chính thực lực của chúng tôi. Biết rằng cũng có tiêu cực trong quá trình học và thi, nhưng không chỉ tháng 9 đâu, nếu có thì tháng 5 tôi nghĩ cũng không thiếu.

    Trương Thị Hoà Bình, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, email: tthbinh@...

    Tôi cũng không có nhiều thời gian nên chỉ vắn tắn 2 ý kiến:

    1. Đầu vào cho cao học phải đặt chuẩn. Thực tế, tôi đã gặp nhiều người thi đại học đến lần thứ 3 trượt, sau thi vào hệ tại chức và tốt nghiệp không xin được việc lại xin tiếp vào cao học và sắp trở thành thạc sỹ trong khi các bạn cùng khoá học giỏi hơn nhiều, tốt nghiệp xin được việc ngay thì sẽ nghĩ sao với sự thiếu công bằng này? Theo tôi, cần đặt điều kiện đầu vào cho thí sinh cao học.

    2. Mã đào tạo của ta đã lạc hậu và có nhiều bất hợp lý nên nghiên cứu và sửa lại. Ví dụ cụ thể trường hợp của tôi, tôi chuyên sâu về viễn thám ứng dụng trong lâm nghiệp nhưng bằng tiến sỹ nông nghiệp?

    H.A.Tuấn, email: t15071980@...

    Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả bài báo. Đã đến lúc cần phải chấn chỉnh vấn đề này. Ngay cả những trường lớn thì cũng đã không ít những trường hợp tốt nghiệp Thạc sỹ không xứng đáng thì nói gì đến "liên kết đào tạo".

    Chúng ta cần nghiêm túc xem lại chất lượng thực tế của loại hình đào tạo này ở cả 2 trình độ là đại học và cao học. Đừng biến giáo dục thành một cái chợ mà ở đó có "kẻ cần bán" và "người cần mua". Nếu tình trạng này kéo dài, chính xã hội sẽ là nơi gánh chịu những hậu quả nặng nề. Theo ý kiến riêng tôi, nên dẹp ngay loại hình liên kết đào tạo. Đã đi học thì phải học tập trung.

    school@net (Theo http://vietnamnet.vn/giaoduc/2007/11/754884/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.