Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89488880 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Thị trường ICT 2007: Những hệ lụy từ được và mất

    Ngày gửi bài: 14/03/2008
    Số lượt đọc: 2477

    Thị trường ICT 2007 đã khép lại với ngũ hành nêu trên được xoay quanh hai thái cực Được và Mất, mà ở đó, cái được cái mất gần như luôn song hành với nhau và những hệ lụy của nó chưa dừng lại mà sẽ là những vấn đề cần phải giải quyết vào những năm sắp tới…

    1. Trong một buổi tiệc nhỏ để chia tay một người bạn từng giữ trọng trách trong ngành Công nghệ thông tin (CNTT) đi làm cán bộ quản lý địa phương, nhân lúc trà dư tửu hậu, anh này hỏi, nếu đề cử ra một ban cố vấn về CNTT, để tư vấn về các chiến lược kỹ thuật, công nghệ cũng như chính sách, các vị thử kể cho tôi 10 cái tên? Mấy anh em ngồi đếm đi, đếm lại hai bàn tay vẫn dư ra mấy ngón. Lời đề nghị tưởng chừng thật dễ mà hóa ra lại quá khó. Khó không phải là so bó đũa chọn cột cờ giữa những cái tên mà là trong vô số danh tính với đầy đủ bề nổi lẫn bề sâu thì những cái tên nào có thể vô tư cố vấn mà không mưu cầu lợi ích riêng cho mình hoặc doanh nghiệp mình?

    Nhãn tiền đã thấy ở câu chuyện đi tìm những nhân vật thực sự có công với Internet Việt Nam, tưởng như nhìn thấy được mà lại hóa ra bỏ sót quá nhiều, lầm lẫn quá nhiều.

    Ở đây không nói đến chuyện "Lý Thông cướp công Thạch Sanh" mà là sự nhìn nhận cho đúng người, đúng việc. Nhưng rốt cục thì vẫn xảy ra chuyện người chả làm gì nhưng tên tuổi nổi đình nổi đám do khéo hư trương thanh thế của cá nhân và công ty thì án ngữ vị trí cao trong top 10, còn những người cứ âm thầm cống hiến thì cũng "âm thầm" ở hậu trường, chả ai biết đấy là đâu (mà bản thân họ cũng không cần ai biết).

    Vòng vo nói câu chuyện muôn thuở của ngành ICT là vấn đề nhân lực để thấy rằng, nếu chúng ta không thay đổi tư duy, từ chuyện nhỏ nhất là cách nhìn về những con người làm việc và cái đích họ hướng tới, nếu chúng ta cứ định kiến không rạch ròi ranh giới của vấn đề này với vấn đề khác thì dẫu làm việc đốt đuốc giữa ban ngày tìm ra đường hướng và những người thực lòng có khả năng và có tâm góp sức cho ngành ICT nước nhà vẫn sẽ mông lung lắm.

    2. Quay trở lại với thị trường ICT, về vĩ mô, năm ngoái, một trong mười sự kiện được các nhà báo chuyên CNTT của ICT PressClub bình chọn, được coi như là "cú hích quan trọng nhất của thị trường ICT về nội lực", đó là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT (từ tháng 8/2006).

    Lần đầu tiên, người đứng đầu Chính phủ đảm nhận cương vị này được kỳ vọng sẽ mang lại những đột phá phát triển mới, mạnh mẽ và hiệu quả hơn, cho ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam giai đoạn mới. Và thực tế đã diễn ra như vậy trong năm 2007. Mở đầu là việc Thủ tướng Chính phủ đối thoại trực tuyến với nhân dân vào ngày 9/2/2007.

    Lần đầu tiên, người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ, qua mạng Internet, trả lời trực tiếp người dân xung quanh nhiều vấn đề như tham nhũng, y tế, giáo dục, quản lý nền kinh tế… khởi đầu cho một loạt các cuộc đối thoại trực tuyến trong năm của các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các tập đoàn lớn với nhân dân và doanh nghiệp, thể hiện tinh thần "thẳng thắn, trách nhiệm và gần dân" của Chính phủ.

    Sự kiện này cũng cho thấy vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT ngày càng được thể hiện một cách thiết thực trong mọi lĩnh vực đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước.

    Tiếp đến là việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo dừng triển khai Đề án Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112) ngày 19/4 do không thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước mà Chính phủ đã giao dù đã tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng. Rồi những chỉ đạo rất kịp thời của Thủ tướng về khắc phục sự cố đứt cáp quang biển TVH cũng như tình trạng trộm cáp quang biển (tháng 3/2007). Việc người đứng đầu Chính phủ có mặt trong lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược Việt Nam Microsoft (tháng 5/2007) nhằm thực hiện kế hoạch tổng thể về CNTT-TT, cùng đó thực hiện ký hợp đồng bản quyền sử dụng phần mềm Microsoft Office, cũng đã thể hiện sự tiên phong và cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mở đường cho hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện sử dụng phần mềm có bản quyền, qua đó cải thiện hình ảnh Việt Nam một cách nhanh và hiệu quả nhất trong ngành CNTT thế giới, đưa Việt Nam ra khỏi khu vực đèn đỏ về vi phạm bản quyền phần mềm.

    Thế nhưng sau rất nhiều cái được đó, đến tháng 11 năm nay, với Quyết định 1225-TTg/QĐ ngày 13/11/2007, trọng trách Trưởng ban chỉ đạo về CNTT đã được chuyển giao sang Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.

    Dẫu dù ông Nguyễn Thiện Nhân vốn được coi là người am hiểu CNTT và đã có những đóng góp rất hiệu quả cho sự phát triển CNTT khi ông còn giữ cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP HCM, nhưng việc người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ "buông tay" với ICT sau hơn một năm "đích thân cầm lái" cũng không khỏi khiến anh em giới CNTT mủi lòng. 3.Về doanh nghiệp, năm nay đánh dấu sự tăng trưởng đặc biệt của nhiều doanh nghiệp cả viễn thông lẫn CNTT. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) lớn cả về lượng và chất, được tách bạch bưu chính và viễn thông, công ích và kinh doanh, đồng thời tiến hành cổ phần hóa nhiều đơn vị thành viên, mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, có nhiều ký kết chiến lược với các đối tác lớn trong và ngoài nước đang thực sự trở thành một tập đoàn kinh tế đầu tàu của ngành ICT trong thời kỳ hội nhập.

    Năm 2007 cũng đánh dấu sự phát triển theo chiều hướng bành trướng ra nhiều lĩnh vực khác ngoài ICT của đại gia FPT. Chỉ riêng năm nay, FPT đã cho ra đời hàng loạt các công ty thành viên, trong đó tập trung nhiều vào thị trường chứng khoán, tiền tệ, bất động sản như công ty chứng khoán, công ty bất động sản; công ty bán lẻ; công ty quản lý quỹ, và mới đây nhất là ngân hàng.

    Việc FPT mở rộng hoạt động ra các lĩnh vực khác nhìn về bề mặt, hứa hẹn việc chúng ta sẽ có thêm một tập đoàn kinh tế đa năng tiến tới là tập đoàn mạnh với mức tăng trưởng doanh số tới xấp xỉ 14 nghìn tỷ đồng (850 triệu USD, năm ngoái là 720 triệu USD).

    Nhưng với tỷ lệ phần mềm và dịch vụ ICT hiện chỉ xấp xỉ 15% doanh thu của FPT (trước khi mở rộng) thì việc hàm lượng công nghệ ngày càng trở nên giảm thiểu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp này sẽ đồng nghĩa với việc thị trường đang dần mất đi một công ty công nghệ đích thực (dẫu nó vẫn đang được nhìn nhận là công ty công nghệ hàng đầu). Điều này không những khiến người ta lo ngại về sức hấp dẫn của thị trường ICT (đặc biệt là phần mềm - vốn được FPT theo đuổi nhiều năm nay), kéo theo sự "thay lòng đổi dạ" với ICT của nhiều doanh nghiệp ICT khác.

    Với FPT, sự "đổi chiều" của đường hướng kinh doanh cũng chưa thấy giúp họ cải thiện được giá cổ phiếu đang nằm trong xu hướng tuột dốc chung của cả thị trường.

    Thực tế là dù đã nhòm ngó gặt hái lợi nhuận ở nhiều lĩnh vực khác, cổ phiếu FPT vẫn chỉ loanh quanh ở mức 220.000 - 250.000 đồng/cổ phiếu và khó có thể trở lại thời kỳ khi chỉ "nhất nghệ tinh" (chào sàn với mức giá 400.000 đồng/cổ phiếu, hoàng kim đạt 680.000 đồng/cổ phiếu).

    4. Năm 2007 được ghi nhận là năm của những đợt khuyến mãi giảm giá rầm rộ ở lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là viễn thông di động và Internet. Người tiêu dùng đã được cung cấp dịch vụ với giá rẻ hơn, nhưng vấn đề chất lượng lại trở nên "phiền lòng" hơn bao giờ hết cho dù tất cả các nhà cung cấp vẫn hào sảng cam kết.

    Đợt giảm giá gần đây nhất được 3 mạng GSM tiến hành vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 với mức giảm từ 15-20% cũng bộc lộ ra nhiều điều.

    Với người tiêu dùng, ngoài việc "hài lòng" thì chợt ngã ra rằng bao năm nay họ đã è cổ gánh một mức cước quá cao và không khỏi lo ngại khi cước rẻ thì chất lượng cũng "rẻ". Với các nhà cung cấp dịch vụ, sau 3 mạng GSM, không còn cách nào khác, 3 mạng CDMA (EVN Telecom, S-Fone, HT Mobile) cũng rục rịch giảm giá. Điều này khiến bài toán lợi nhuận cũng đặt ra bức thiết hơn, nếu đầu tư đủ để "quyến rũ" người dùng bằng chất lượng thì các mạng sẽ lâu thu hồi vốn.

    Khi giảm giá, đại diện mạng Viettel có nói rằng, dự đoán họ sẽ thất thu khoảng 100 tỷ đồng và kỳ vọng sẽ "lấy lại" chỗ lỗ này bằng cách hy vọng người sử dụng sẽ giữ nguyên mức gọi cũ (tiền) nhưng gọi nhiều hơn, và kích cầu thêm ở các thuê bao mới. Cách tính này với 3 mạng GSM thì có vẻ tạm ổn, nhưng với 3 mạng CDMA thì có vẻ khó khi mà họ sinh sau, đẻ muộn, lượng thuê bao còn ít.

    Người ta không khỏi quan ngại rằng, cứ đà này, nếu không trụ được, các nhà cung cấp trẻ sẽ chết yểu và điều này đồng nghĩa với việc người sử dụng lại phải quay trở về với sự độc quyền (tương đối).

    5. Nổi cộm và gây dư luận nhất từ ICT năm nay chính là vấn đề nội dung và các dịch vụ giá trị gia tăng. Manh nha từ những năm trước nhưng năm 2007 được coi là bùng nổ của nạn lừa đảo tài chính qua mạng gây hậu quả nghiêm trọng.

    Bắt đầu bằng vụ "tập đoàn" Colony, hàng loạt các vụ lừa đảo tương tự với hình thức đầu tư tài chính đa cấp qua mạng đã bị phanh phui. Những vụ lừa đảo tài chính bằng tiền ảo này đã thu hút sự tham gia của hàng chục ngàn nạn nhân và gây nên một hệ lụy xã hội cực lớn do rất nhiều người đã bán nhà, bán đất, thế chấp nhà, vay mượn… để đầu tư vào tiền ảo và mất trắng.

    Bên cạnh đó, những vụ ầm ĩ "thông tin bẩn" trên mạng ngày càng nhiều với những tác động lớn đến dư luận. Điển hình là scandal phát tán phim sex của diễn viên mới nổi Hoàng Thùy Linh mà đằng sau sự mất đi một cô diễn viên khá tài năng thì xã hội lại được sự cảnh tỉnh về giới trẻ qua lối sống của cô gái tuổi teen này.

    Năm 2007 cũng được nhìn nhận là thời kỳ "loạn nhắn tin" theo đúng nghĩa. Khán giả truyền hình, độc giả báo chí, người sử dụng điện thoại di động đều phát ngấy với trùng trùng lớp lớp chương trình nhắn tin trúng thưởng, quảng cáo…

    Sự phát triển đỉnh cao của "làn sóng blog" và những tăng trưởng đột biến số lượng công dân online sẵn sàng chi trả phần lớn "chi phí thời gian thực" vào các diễn đàn và game trực tuyến mà nổi cộm có thể kể đến vụ kiện Trà - Chanh (nhà báo Hương Trà và ca sĩ Phương Thanh) cũng đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước những khó khăn mới trong cuộc chiến với thông tin bẩn, đồng thời cho thấy sự cấp bách của một hành lang pháp lý hoàn thiện cho "xã hội Internet" và những chế tài quản lý nội dung và hoạt động kinh doanh khai thác dịch vụ.

    Có thể nói, thị trường ICT 2007 đã khép lại với ngũ hành nêu trên được xoay quanh hai thái cực Được và Mất, mà ở đó, cái được cái mất gần như luôn song hành với nhau và những hệ lụy của nó chưa dừng lại mà sẽ là những vấn đề cần phải giải quyết vào những năm sắp tới…

    school@net (Theo http://antgct.cand.com.vn/vi-VN/chuyende/2008/1/51975.cand?P)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.