Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89511378 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ

    Ngày gửi bài: 06/04/2008
    Số lượt đọc: 2784

    1. Trước hết xin nói đến Quy định về tiêu chuẩn bài báo quốc tế (theo tiêu chuẩn SCI) cho luận án tiến sĩ của Bộ GD-ĐT, có phải đây là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ hay không?

    Để trả lời câu hỏi này, chúng ta nên xem xét các nước, các trường đại học trên thế giới quy định như thể nào về điều kiện nhận bằng tiến sĩ (TS).

    1.1 Vào trang web của các cơ quan quản lí đào tạo của các nước phát triển như Mỹ, Australia và Canada... tôi thấy rằng chính phủ ở các nước này không hề có một quy định chung về điều kiện để nhận bằng TS cho tất cả các Trường đại học mà tuỳ theo từng cơ sở đào tạo hoặc chương trình đào tạo.

    Theo thông tin từ Wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Doctor_of_Philosophy) và US Department of Eduaction (http://www.ed.gov/about/offices/list/ous/international/usnei/us/edlite-research-doctorate.html), thì các điều kiện (Ph.D Requiements) để được nhận bằng TS trong các trường đại học ở Mỹ, Ausralia và Canada rất khác nhau, nhưng thường có yêu cầu chung tối thiểu là :

    - Học đủ các môn chuyên đề (courseworks) và hoàn thành các kì thi điều kiện (prelimitary examination) hoặc thi chuyên môn sâu (comprehensive exammination): thường là trong 2-3 năm đầu.

    - Thực hiện và hoàn thành luận án TS (Ph.D thesis): trong 2 - 3 năm tiếp theo.

    - Cuối cùng là bảo vệ thành công luận án TS trước một Hội đồng (Oral examination).

    Ngoài các điều kiện chung trên, một số nơi đào tạo còn yêu cầu thêm các điều kiện bổ sung như: kinh nghiệm trợ giảng (TA), điền dã (field work), chứng chỉ ngoại ngữ… Không có nước nào lấy yêu cầu có bài báo (hay bài báo quốc tế SCI) làm tiêu chuẩn tối thiểu để được nhận bằng TS.

    1.2. Xem xét chương trình đào tạo TS (Ph.D programs) ở một số trường đại học của Mỹ và Canada, tôi cũng cũng chỉ thấy các Trường nêu các yêu cầu chung như trên, thậm chí đơn giản hơn (như DH Princeton), và cho rằng yêu cầu để nhận bằng TS phụ thuộc vào từng chương trình đào tạo cụ thể.

    1.3. Đi sâu xem xét yêu cầu của các chương trình đào tạo TS của từng khoa/ngành cụ thể của nhiều trường, thì tôi thấy ngoài ngoài 3 yêu cầu chung và một số yêu cầu bổ sung ở trên, yêu cầu về bài báo rất khác nhau giữa các chương trình:

    - Hầu hết các chương trình không yêu cầu phải có 1 bài báo đã được xuất bản ở tạp chí chuyên ngành. Nhưng cũng có một số chương trình đào tạo yêu cầu NCS phải có bài viết (papers) công bố trên 1 tạp chí chuyên ngành được chỉ định.

    - Có khi cùng 1 ngành, nhưng chương trình TS ở trường này thì đòi hỏi NCS phải có bài đăng ở Tạp chí hay Hội nghị khoa học được chỉ định; còn chương trình đào tạo TS ở trường khác thì không.

    1.4. Ở các nước Đông Á (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) hay Đông Nam Á (Singapor, Thailand, Malaysia, Philippine) tình hình cũng tương tự: không có nước nào ra một qui định chung về bài báo quốc tế cho các chương trình đào tạo TS mà là do các cơ sở đào tạo qui định cụ thể.

    1.5. Nói tóm lại, ở tất cả các nước (phát triển và đang phát triển):

    - Không có nước nào ra một quy định về bài báo quốc tế (SCI) ở tầm quốc gia áp dụng cho tất cả các chương trình đào tạo TS của tất cả các cơ sở đào tạo (ngoại trừ một số nước XHCN trước đây vẫn duy trì tiêu chuẩn bài báo nhưng không nhất thiết phải là bài báo quốc tế).

    - Ngay ở các trường đại học cũng có rất ít trường áp đặt tiêu chuẩn bài báo quốc tế cho tất cả các ngành đào tạo của mình mà thường chỉ đưa ra 4 tiêu chuẩn tối thiểu đã nêu ở mục 1.1.

    - Điều kiện để nhận bằng TS là do các cơ sở đào tạo (Trường, Khoa) quyết định chứ không phải do cơ quan quản lí quyết định bằng các qui định cứng nhắc cho tất cả các ngành và các cơ sở đào tạo

    2. Đối chiếu thực tế trên đây với quy định bài báo mà Bộ GD-ĐT dự kiến ban hành, tôi thấy:

    2.1. Đó là một quy định trái với thông lệ quốc tế: Cho đến nay, không có một nước nào trên thế giới, dù là phát triển hay đang phát triển, ra một qui định tầm cỡ quốc gia như vậy vì nó trái với nguyên tắc về quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo (ngoại trừ một số các nước XHNC cũ có quy định về bài báo nhưng đó không phải là bài báo quốc tế).

    2.2. Đó là một quy định sai chức năng: Bộ GD-ĐT đi làm thay trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, một việc mà không Bộ GD-ĐT nào của thế giới làm (tôi xin nhắc lại tôi không phản đối nếu đây là qui định riêng của các cơ sở đào tạo như ở các nước khác)

    2.3. Đó là một quy định bất khả thi: Quy định này đặt tiêu chuẩn TS của các cơ sở đào tạo của Việt Nam, nơi mà đầu tư cho cơ sở vật chất, đầu tư cho NCS và giáo sư chỉ bằng 1/20-1/40 các nước phát triển, thậm chí cao hơn tiêu chuẩn TS của các trường ĐH hàng đầu thế giới như Havard, Stanford, John Hopkins, Columbia, NUS...

    Tại các trường này, nhiều khoa, nhiều ngành cũng không đưa yêu cầu NCS phải xuất bản 1 bài báo mới được nhận bằng TS và cũng có rất nhiều người nhận bằng TS khi chưa có bài báo nào.

    3. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước?

    Muốn bốc đúng thuốc phải bắt đúng bệnh. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo TS phải tìm hiểu vì sao chất lượng đào tạo TS của Việt Nam chưa cao. Tôi thừa nhận là chất lượng đào tạo TS ở Việt Nam hiện nay còn kém nhiều nước trong khu vực (Thailand, Malaysia, Singapore...) và kém xa các nước phát triển (Mỹ, Pháp, Nhật, Canada, Úc...).

    Cái gì tạo nên sự khác biệt về chất lượng đó? Tôi cho rằng có nhiều nguyên nhân khác nhau tạo nên sự khác biệt vế chất lượng đào tạo TS của VN với các nước nói trên, trong đó có bốn nguyên nhân chính bắt nguồn từ 4 sự khác biệt sau đây:

    3.1 Sự khác biệt về chương trình đào tạo (CTĐT):

    Một trong những điều kiện để so sánh chất lượng các CTĐT (kể cả đào tạo TS) là giữa các CTĐT phải có sự tương đương về nội dung chương trình (trong điều kiện tương đương về thời gian và nguồn tực đầu tư).

    Hiện nay tất cả các CTĐT của VN đều khác xa với CTĐT của cảc nước. Cùng học một thời gian tương đương nhau (từ 3 đến 5 năm tùy theo chương trình MA hoặc PhD) và một thời lượng xấp xỉ nhau (tính bằng số credit) nhưng NCS Việt Nam phải mất gần 1/3 thời gian và thời lượng cho các môn phi chuyên môn (không phải là kiến thức nâng cao của ngành hay chuyên ngành) như là các môn bắt buộc do Bộ GD&ĐT qui định. Như vậy, xét về mặt chuyên môn, nội dung CTĐT của Việt Nam thực tế chỉ bằng, thậm chí chưa bằng 2/3 CTĐT của các nước khác, ấy là chưa nói đến những bất cập trong tổ chức đào tạo và phương pháp giảng dạy ?

    3.2 Sự khác biệt về đầu tư:

    Chi phí đầu tư (bất kể từ nguồn nào) để đào tạo một NCS ở các nước phát triển ít ra cũng vài chục ngàn USD/năm, ít như ở các nước Đông Nam Á cũng vài ngàn USD /năm, còn ở Việt Nam thì chỉ có chục triệu (6-7 trăm USD) cho cả khóa. Sách vở không có, NCS chằng có chỗ ngồi làm việc, thư viện , phòng thí nghiệm nghèo nàn, muốn tham gia Hội nghị quốc tế hoặc gửi bài cho tạp chí thì không có tiền đóng lệ phí (chí ít cũng 100 USD) chứ đừng nói đến chuyện có tiền để mua vé máy bay, chi phí ăn ở...

    Trò thì vậy, thầy cũng chả khá hơn. Lương PGS, GS cao lắm thì được 200- 300 đô, phải quần quật dạy tối ngày để kiếm thêm. Lên trường dạy xong không biết tìm chố nào để ngồi hoặc tiếp sinh viên. Có ký được cái đề tài khoa học thì tiền rải đủ hết các khâu hành chính để khỏi hành lên hành xuống. Nếu không phải quan chức thì mục thất mới xin được tiền mà đi Hội nghị khoa học ở nước ngoài. May mắn lắm thì mới được đối tác hay bạn bè cho free một chuyến...

    3.3 Sự khác biệt về chính sách với đội ngũ giáo sư

    Ở các nước khác, đội ngũ giáo sư, ngoài việc được quan tâm về mặt vật chất và điều kiện làm việc, còn được giao quyền chủ động rất lớn trong việc nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo và họ chịu trách nhiệm trước Trường về các quyết định của mình. Còn ở Việt Nam, mặc dù được công nhận là PGS và GS, khi ra đề thi, theo quy chế, vẫn phải giao cho chủ nhiệm bộ môn duyệt, chấm bài vẫn phải do người khác rọc phách, phải có hai người chấm... GS chẳng có quyền quyết định học bổng của NCS và cũng chẳng có quyền chi một đồng nào cho NCS (nghiên cứu hoặc trợ giảng), trừ phi được chủ trì 1 đề tài khoa học có NCS tham gia. GS hướng dẫn NCS nhưng theo quy chế thì không được ngồi trong Hội đồng chấm Luận án của NCS…

    Cái cách "quan tâm lo lắng và làm hộ trách nhiệm" của các GS như vậy là sự khác biệt thứ 3 tạo nên sự khác biệt về chất lượng đào tạo TS của Việt Nam.

    3.4 Sự khác biệt về chính sách quản lí.

    Ở các nước khác, nhà nước chỉ lo đầu tư và các chiến luợc chung, còn các quy định cụ thể trực tiếp liên quan đến chương trình, nội dung và chất lượng đào tạo thì giao cho các cơ sở đào tạo và đội ngũ giáo sư. Còn ở Việt Nam thì Bộ GD-ĐT ôm đồm mọi chuyện từ chuyện ra các Quy định về khung chương trình đến các quy định trời ơi khác (kiểu như là GS mà chấm bài thi chuyên đề vẫn phải có người khác rọc phách, vẫn phải hai người chấm, ra đề phải có người duyệt, hay cái quy định về điều kiện bảo vệ luận án TS thay cho các cơ sở đào tạo như cái quy định mà chúng ta đang tranh luận...), rồi lo đề thi, lập Hội đồng thi NCS, Hội đồng chấm luận án TS, vv và vv

    4. Để cho chất lượng đào tạo tiến sĩ của Việt Nam tiến gần và bắt kịp chất lượng đào tạo TS của các nước trong khu vực và trên thế giới, có nghĩa là thu hẹp sự khác biệt về chất lượng đào tạo TS giữa Việt Nam và các nước, theo tôi, nhà nước (cụ thể là Bộ GD-ĐT) phải có những thay đổi theo hướng thu hẹp 4 sự khác biệt trên đây:

    4.1 Để thu hẹp sự khác biệt 1, Bộ GD-ĐT nên hạn chế bớt quyền áp đặt chương trình khung của mình (xuống ở mức khoảng 10%) và giao quyển chủ động về chương trình cho cơ sở đào tạo, nhằm dần dần làm cho các CTĐT tiến sĩ của Việt Nam tương thích với các CTĐT của thế giới.

    4.2 Để thu hẹp sự khác biệt 2, phải tăng cường sự đầu tư về cơ sở vật chất (ngân sách, học phí, kêu gọi sự tham gia của các thành phần kinh tế xã hội khác) cho giáo dục đại học nói chung vào đào tạo TS nói riêng, đặc biệt là tăng học bổng cho NCS, lương và thu nhập cho đội ngũ giáo sư, cải thiện các điều kiện làm việc cho NCS và GS ít ra đáp ứng mức trung bình kém của các nước phát triển (chỉ cần tương đương với Thailand chẳng hạn).

    4.3 Để thu hẹp sự khác biệt 3, phải thay đổi các chính sách đối với đội ngũ giáo sư theo hướng tăng quyền, tăng chế độ trách nhiệm cho họ, giao cho họ nhiều quyền quyết định liên quan đến chương trình, nội dung giảng dạy, đánh giá, kinh phí, vv theo các chuẩn mực quốc tế.

    4.4 Để thu hẹp sự khác biệt 4, phải thay đổi triết lí quản lý và chính sách quản lí của Bộ GD-ĐT theo hướng mà các nước phát triển đang làm là tăng quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo. Bộ GD-ĐT chỉ chịu trách nhiệm về các chính sách, chiến lược đầu tư, phát triển đối với tất cả các cơ sở đào tạo và làm tốt công tác kiểm định (và đầu tư dựa vào kết quả kiểm định) nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh buộc các cơ sở đào tạo phải nâng cao chất lượng, chứ không nên ra các quy định trói buộc hoặc làm thay phần việc của các cơ sở đào tạo là lo nội dung, tổ chức và chất lượng đào tạo.

    Tóm lại, để nâng cao chất lượng đào tạo TS và thu hẹp sự khác biệt về chất lượng đào tạo TS so với nước ngoài, cần phải thay đổi theo hướng thu hẹp 4 sự khác biệt trên đây (và còn nhiều khác biệt khác nữa chưa có điều kiện trình bày ở đây) của Việt Nam so với các nước, chứ không phải là ra các quy định duy ý chí như qui định về bài báo quốc tế (SCI).

    Hồng Nguyên (ĐHQG Hà Nội)

    School@net (Theo Những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo t)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.