Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89531469 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Vì sao học sinh Phần Lan giỏi nhất?

    Ngày gửi bài: 22/04/2008
    Số lượt đọc: 2411

    Việc học sinh Phần Lan đạt thứ hạng cao trong một cuộc điều tra quốc tế khiến các nhà giáo dục của Mỹ cố tìm lý do đằng sau thành tích tuyệt vời này, theo một bài viết trên Wall Street Journal.

    Các học sinh trung học ở Phần Lan mỗi tối mất không tới nửa giờ để làm bài tập về nhà. Ở đất nước này học sinh không bị phân biệt sang hèn, và cũng không có những nghi thức đọc diễn văn từ biệt khi rời trường trung học.

    Cũng không có chuông điểm danh và không hề có trường chuyên, lớp chọn. Hầu như chẳng có những kỳ kiểm tra, phụ huynh thì không phải vật vã về trường lớp và trẻ em chỉ đi học khi bước sang 7 tuổi.

    Kiến thức là tài nguyên duy nhất

    Năng lực học tập khác thường của học sinh Phần Lan trong những năm gần đây đã thu hút các nhà giáo dục từ hơn 65 quốc gia tới thăm Phần Lan chỉ để tìm hiểu những bí mật đằng sau những kỳ tích này, kể cả các quan chức của Bộ Giáo dục Mỹ. Triết lý họ tìm thấy thật đơn giản nhưng không hề dễ thực hiện: đó là giáo viên cần được đào tạo chuẩn mực và học sinh học tập có trách nhiệm.

    Khi còn nhỏ, trẻ em hoạt động nhiều nhưng không cần phải có người lớn luôn kè kè ở bên. Và giáo viên soạn ra các bài giảng phù hợp với học sinh ở từng độ tuổi. "Chúng tôi chẳng có dầu mỏ, cũng chẳng có nhiều tài nguyên nào đáng giá cả. Kiến thức là thứ duy nhất mà người Phần Lan có” - bà Hannele Frantsi, một hiệu trưởng, nhấn mạnh đầy vẻ tự hào. Thế mà về xếp hạng, học sinh trung học Phần Lan luôn đứng đầu thế giới. Học sinh 15 tuổi ở Phần Lan thi chung với 57 quốc gia khác đã giành được điểm số cao nhất. Học sinh của Mỹ xếp ở hạng trung bình của thế giới ngay cả khi các nhà giáo dục Mỹ đã nhồi nhét cho học sinh mình hàng chồng bài tập về nhà, áp đặt hàng lô tiêu chuẩn và luật lệ.

    Học sinh Phần Lan, cũng giống các bạn Mỹ, cũng bỏ ra nhiều thời gian để lướt net. Các em cũng nhuộm tóc, cũng sống phóng túng, thích nghe rap và heavy metal. Thế nhưng tới lớp 9, các em đã vượt xa về kiến thức toán, khoa học và đọc hiểu, và về sau, giống như những người dân Phần Lan khác, luôn trở thành những công dân làm việc hiệu quả nhất thế giới.

    Tập trung cho học sinh yếu

    Giáo dục Phần Lan đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau ba lần liên tiếp đứng đầu kỳ điều tra của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) gồm 30 quốc gia phát triển của thế giới.

    Kỳ điều tra gần đây nhất, đặt trọng tâm vào khoa học, với kết quả được công bố cuối năm ngoái, học sinh Phần Lan đứng đầu về khoa học và đứng ở tốp đầu về toán và đọc hiểu.
    Hãy lấy hình mẫu từ Trường Norssi, ở thành phố Jỹsky miền Trung Phần Lan. Nhận xét đầu tiên là phương pháp giảng dạy thoải mái và hướng tới những kiến thức cơ bản. Cô học sinh lớp 9 Fanny Salo luôn đạt điểm A và vì không có lớp dành riêng cho học sinh xuất sắc, nên thỉnh thoảng bôi nguệch ngoạc lên vở của mình trong khi chờ đợi các bạn làm bài. Cô rất hay giúp đỡ các bạn học kém hơn trong lớp. "Có thời gian xả hơi một chút trong lớp cũng thú vị”, Fanny nói.

    Các nhà giáo dục Phần Lan tin rằng thành tích trung bình của họ cao hơn là vì tập trung cho học sinh yếu, chứ không phải là chăm lo cho học sinh giỏi để chúng vượt hẳn lên các bạn khác. Lý tưởng mà họ muốn thực hiện là các học sinh xuất sắc có thể giúp các bạn học trung bình mà không làm tổn hại tới thành tích của chính các em.

    Trường Norssi hoạt động giống như một cơ sở thực tập, hằng năm có khoảng 800 sinh viên sư phạm thực tập tại đây. Các sinh viên sư phạm thực tập trực tiếp với trẻ và thầy cô giáo giám sát từ xa. Giáo viên bắt buộc phải có bằng thạc sĩ và nghề giáo thì mang tính cạnh tranh cao: một vị trí giáo viên có thể phải cạnh tranh với khoảng 40 đồng nghiệp. Lương của giáo viên Phần Lan tương tự như giáo viên Mỹ nhưng quyền tự chủ cao hơn nhiều. Các giáo viên của Phần Lan được tự chọn sách giáo khoa và được chủ động soạn bài giảng miễn là hướng theo chương trình chuẩn quốc gia. "Ở hầu hết các nước, giáo dục giống như là một nhà máy sản xuất xe hơi. Ở Phần Lan, giáo viên giống như những doanh nhân - họ năng động và chủ động hơn nhiều" - ông Schleicher, giám đốc phụ trách PISA của OECD có trụ sở tại Paris từ năm 2000, so sánh.

    Một lý giải cho thành công của học sinh Phần Lan là tính ham đọc sách. Cha mẹ mới sinh con sẽ được chính phủ tặng một giỏ sách mới, có cả truyện tranh. Một số thư viện nằm luôn trong trung tâm mua sắm và xe buýt chở sách phục vụ tới tận những vùng sâu vùng xa là một nét rất riêng và độc đáo của Phần Lan.

    Học sinh ít bị áp lực

    Học sinh Phần Lan hầu như không bị áp lực phải vào được các trường đại học hàng đầu và cũng không phải lo lắng phải trả học phí cao để vào được những trường danh tiếng nhất. Giáo dục là miễn phí. Chỉ có sự cạnh tranh dựa vào chuyên ngành của trường, ví như trường y chẳng hạn.

    Chính vì không phải cạnh tranh để vào những trường điểm đã cho phép học sinh Phần Lan được hưởng một tuổi thơ ít bị áp lực hơn. Trong khi đó các phụ huynh ở Mỹ phải vật vã để đưa bằng được con cái vào trường mẫu giáo tốt, còn trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học khi lên 7, muộn hơn một năm so với trẻ em ở Mỹ.

    Thế nhưng khi bắt đầu đi học, trẻ em Phần Lan tự lập hơn nhiều. Trong khi các bậc cha mẹ ở Mỹ phải lo đưa con cái tới trường và đón về nhà hằng ngày và phải thu xếp công việc để đi cùng chúng trong những ngày nhà trường tổ chức đi chơi, dã ngoại, thì trẻ em Phần Lan thường tự làm những việc này không cần cha mẹ hỗ trợ.



    Một nền giáo dục được cả thế giới học hỏi vì đã tạo ra những thầy cô giáo chuẩn mực và các HS học đầy trách nhiệm mà không hề có chút áp lực nào đè nặng tuổi thơ .

    Đó cũng là niềm mơ ước của mỗi phụ huynh và HS Việt Nam chúng ta

    Vào những ngày chúng ta đang gấp rút trả lời câu hỏi "Vì sao HS bỏ học?", bạn đã suy nghĩ điều gì từ câu chuyện về nền giáo dục Phần Lan này? Bạn thực sự muốn mỗi ngày đi học của bạn, của con em , học trò bạn sẽ ra sao? Ngành giáo dục cần làm gì để thực hiện điều đó?

    school@net (Theo http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=24691)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.