Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89516137 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Các môn chung- một vấn đề của ĐH thời hội nhập

    Ngày gửi bài: 22/04/2008
    Số lượt đọc: 2533

    Theo Hiệp định WTO và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA), chúng ta không hạn chế việc các trường đại học nước ngoài vào đầu tư mở trường ở Việt Nam.

    Nhưng có một vấn đề chúng ta cần phải đặt ra để suy nghĩ và tìm giải pháp thích hợp, đó là chương trình đào tạo của các trường đại học nước ngoài với các trường đại học trong nước khác biệt nhau khá xa. Tạm chưa nói đến các môn khoa học chuyên ngành, trong bài viết này, tôi chỉ bàn về các môn học chính trị (bao gồm Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) và Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng. Đây là mảng có những sự khác biệt rất lớn giữa các trường đại học của ta và của nước ngoài (bao gồm các trường ở nước ngoài và trường nước ngoài đặt ở Việt Nam).

    Trong chương trình đại học Việt Nam, thời lượng học các môn này là từ 20 đến 24 đơn vị học trình, tùy ngành, tức là từ 300 đến 360 tiết. Từ trước đến nay, không ít người cho rằng những môn này rất căn bản, rất cần thiết, nhưng trên thực tế, chúng không có trong chương trình của phần lớn các trường đại học nước ngoài. Sự chênh lệch khoảng 300-400 tiết so với chương trinh đại học nước ngoài là một trong những lý do khiến bằng cấp của ta khó được các nước công nhận. Ngược lại, về phía ta, liệu chúng ta có công nhận bằng cấp của các sinh viên tốt nghiệp đại học nước ngoài công tác tại Việt Nam không, nếu anh chị em này thiếu hụt mấy trăm tiết học các môn chung như đã nói? Chúng ta phải đặt ra vấn đề này vì một sinh viên tốt nghiệp trường đại học trong nước học đến gần 400 tiết các môn này cũng được sử dụng ở các cơ quan, doanh nghiệp hệt như người tốt nghiệp các trường đại học nước ngoài không học chúng. Đây là một sự không công bằng đối với cử nhân được đào tạo từ các nguồn khác nhau. Cho nên, theo tôi, đã đến lúc Bộ Giáo dục & Đào tạo và các cơ quan liên quan cần xem xét lại sao cho thấu đáo.

    Nếu quan niệm đây là những môn mà nhất thiết công chức của Việt Nam phải học thì chúng ta có thể đào tạo họ trong các chương trình ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và các trung tâm giáo dục quốc phòng. Trước khi thi vào ngạch công chức, các ứng viên cần phải học qua các môn học đó. Ứng viên xin vào làm việc tại các doanh nghiệp, các đơn vị khác thì không nhất thiết phải học những môn này. Còn nếu quan niệm các môn học này là bắt buộc đối với tất cả những người có trình độ đại học thì cũng phải nghĩ đến chuyện bổ túc kiến thức cho sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học nước ngoài trước khi tuyển dụng họ vào làm việc ở tất cả các cơ sở của Việt Nam, từ cơ quan nhà nước cho đến doanh nghiệp quốc doanh, tư doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, ta chỉ có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội v.v... của Việt Nam, thậm chí các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam thực hiện điều kiện nói trên, chứ không thể yêu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thậm chí các doanh nghiệp tư nhân làm như vậy. Đây là một bài toán đặt ra mà Bộ Giáo dục & Đào tạo phải giải quyết.

    Riêng về phần mình, tôi nghĩ rằng để những người có trình độ đại học có một nhận thức luận đúng đắn thì họ cần được nghiên cứu các môn đã nêu, nhưng nên đưa các môn riêng rẽ đó vào khuôn khổ những môn có phạm vi rộng lớn hơn, như là một bộ phận của môn học chung đó. Chẳng hạn Triết học Mác - Lênin có thể được giảng dạy trong các chương trình triết học nói chung hoặc là Lịch sử triết học; Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể đưa vào dạy trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có thể đưa vào Lịch sử Việt Nam giai đoạn hiện đại; Kinh tế chính trị có thể nhập vào môn Lịch sử các học thuyết kinh tế v.v... Vê môn Giáo dục thể chất thì nội dung của nó cần được cải tiến cho thiết thực hơn, và tốt nhất là chuyển thành giáo dục ngoài giờ thông qua hình thức câu lạc bộ – câu lạc bộ bóng bàn, câu lạc bộ điền kinh, câu lạc bộ bơi lội v.v.... Môn học này cần được sinh viên hào hứng đón nhận với niềm say mê chứ không nên thành nỗi khiếp sợ của nhiều người. Còn về môn Giáo dục quốc phòng thì nó có thể dạy ở các trung tâm Giáo dục quốc phòng có đầy đủ điều kiện, không chỉ cho sinh viên mà cho toàn bộ thanh niên. Số giờ dạy các môn nói trên cũng cần được tính toán một cách hợp lý. Theo tôi, đó là một cách giải quyết để ít nhất chương trình của chúng ta có những phần tương thích với chương trình của nước ngoài. Đây là một vấn đề đặt ra khi ngành đại học của chúng ta hội nhập với thế giới.

    GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

    school@net (Theo http://www.tiasang.com.vn/news?id=2482)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.