Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89520097 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Bốn đề xuất cho Bộ Giáo dục và Đào tạo

    Ngày gửi bài: 04/05/2008
    Số lượt đọc: 2436

    Tuần trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức họp báo định kỳ tháng 3-2008. Tại đây, các quan chức của ngành đã phải công khai thừa nhận rằng có tới gần 119.000 học sinh (HS) trên cả nước đã bỏ học sau học kỳ I năm nay.

    Trước sự thật phũ phàng đó, Bộ GD-ĐT đã có phản ứng gì? Trước hết, họ phân tích năm nhóm nguyên nhân HS bỏ học (song lại không nêu được nguyên nhân quan trọng nhất), sau đó nêu “cách làm mới” là “dạy học linh hoạt” và “chốt” lại vấn đề bằng quyết tâm “tập trung giải quyết các điểm nóng”.

    Điều đáng buồn là một lần nữa, Bộ GD-ĐT đã không dám đối mặt trực diện với những đòi hỏi, thách thức của công luận và vẫn cứ điềm nhiên đi theo vết xe đổ.

    Giáo dục phổ thông đã quá kém hiệu quả

    Có thể nói giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay, Bộ GD-ĐT đã vận dụng đủ “chiêu” để cải tiến chương trình đào tạo mà như nhiều người đánh giá, cải tiến thành “cải lùi”. Với tham vọng cung cấp cho thế hệ trẻ một hành trang tri thức thật đầy đủ để họ vững bước vào đời, các chương trình, giáo án, sách giáo khoa được biên soạn công phu, tốn biết bao tiền của và công sức của các học giả (và của các bậc phụ huynh) xem ra đã bị phá sản từ lâu.

    Từ lớp 1 đến lớp 12, con em của chúng ta vừa bị “hành hạ” về mặt thể xác đến nỗi còi cọc bởi những chiếc cặp nặng hàng năm, bảy ký, vừa bị nhồi nhét quá sức chịu đựng về kiến thức. Biết bao ý kiến đã khẳng định khoảng một phần ba, thậm chí một nửa số kiến thức mà các thầy cô nhồi nhét cho HS là vô bổ! Thành thử, nói chung HS sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở thì “chẳng biết gì”, còn HS đã tốt nghiệp trung học phổ thông thì “phần lớn chữ đã trả cho thầy”, cho nên những em không may mắn được học đại học, cao đẳng hoặc trung cấp, phải bước vào cuộc sống lao động để phụ giúp gia đình thì đến đâu cũng bị chê là vô dụng…

    Ngay từ đầu cấp trung học cơ sở, các em đã bị thầy cô nhồi nhét quá nhiều kiến thức khoa học không phù hợp với nhận thức của thanh thiếu niên, với trình độ của lứa tuổi nên các em bắt buộc phải học vẹt, mà đã học vẹt thì nhất định “học trước quên sau”, nhất định “chữ thầy trả cho thầy”. Một điều hết sức rõ ràng là rất nhiều HS không thể tự trình bày chính xác, đúng ngữ pháp tiếng Việt một vấn đề đơn giản trong khuôn khổ một trang giấy, nhưng ở trường, các em thường xuyên phải phân tích, bình giảng những tác phẩm rất khó của các nhà văn nổi tiếng từ thế kỷ trước, chẳng hạn Truyện Kiều, thơ Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Huy Cận, Chế Lan Viên… để rồi chẳng bao lâu sau quên hết cả, lẫn lộn lung tung nhà văn này với nhà thơ khác, anh hùng này với vị vua khác.

    Chương trình dạy đầy tham vọng của Bộ GD-ĐT đã vô hình buộc HS không thích học, học chỉ là cách đối phó với thầy cô, đến trường không còn là niềm vui, mà là sự bắt buộc. Chương trình ấy đã cho ra lò những lứa HS tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học đầy “khuyết tật”. Nguyên do là không nắm vững những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất đối với lứa tuổi, mà bị quá nhiều kiến thức cao quá tầm làm rối trí, các em dễ dàng mắc phải những sai lầm rất thiển cận trong cuộc sống, phải trả giá bằng sự hiểu biết hỗn độn mớ kiến thức dày đặc mà các thầy cô đã nhồi nhét cho.

    Ngoài việc bản thân nhiều thầy cô chưa hiểu thấu đáo được điều mình cần dạy, lại có cả trường hợp một số thầy cô vì say mê với cái hay, cái đẹp của khoa học đã vô tình làm thui chột học trò mình. Xin đơn cử một thí dụ: Khi học về cơ học (chương trình lớp 10), ở một trường, thầy cô đã soạn cuốn sách bao gồm những bài toán cơ học khá phức tạp để rèn học sinh, buộc HS phải tốn hàng giờ để làm cho được những bài toán mà thực chất thì sinh viên năm thứ hai của trường đại học kỹ thuật chưa chắc đã giải nổi!

    Đại học cũng quá nhiều bất cập

    Cái sự học ở cấp phổ thông sơ sơ là thế, còn ở đại học thì càng nhiêu khê. Thời nay, cái xấu trong cơ chế thị trường đã tác động khá tiêu cực vào các trường đại học, khiến nhiều thầy cô không còn giữ được chuẩn mực của chính những “người lái đò” nữa. Sinh viên ráng thi xong một môn học rồi cũng “chữ thầy trả thầy”, bởi đơn giản là cách dạy của các thầy cô vẫn lấy “nhồi nhét” làm chính, sinh viên vẫn phải học để đối phó, vì vậy, chuyện xin điểm, mua điểm, sao chép kiến thức của người khác là khá phổ biến. Đến khi tốt nghiệp, ra trường họ không còn được bao nhiêu kiến thức cần có của một cử nhân hay kỹ sư, do đó thường bị các doanh nghiệp chê hoặc phải đào tạo lại.

    Nếu ở một số trường đại học khối kinh tế - tài chính - ngân hàng, các thầy cô “tung hết lực” để viết sách bán cho trò (cũng là một cách tăng thu nhập) khiến trò rối tinh vì có khi một môn học của một bộ môn mà có hai, ba giáo trình khác nhau. Sinh viên nào lỡ mua trước sách do thầy A viết mà khi học lại được nghe thầy B giảng thì “khôn hồn” phải tìm mua thêm cuốn sách nữa của thầy B! Ngược lại, ở đôi ba trường khối đại học kỹ thuật, chẳng thấy thầy cô viết giáo trình, trò cứ phải vào thư viện tìm những cuốn giáo trình đã được xuất bản từ… 30 năm trước (hoặc sách cũ tái bản) để học.

    Xin Bộ trưởng hãy chủ động nhận lấy phần việc của chính mình!

    Trở lại chuyện đại sự là cải cách giáo dục, đến nay, Bộ GD-ĐT vẫn lo “tập trung giải quyết các điểm nóng” thì rõ ràng, họ vẫn đang “xây nhà từ nóc”. Đã tưởng từ khi bộ này có bộ trưởng mới thì phải có những tiến bộ thấy được, nhưng cái mới xem ra chỉ là “nói không với…” hoặc “ba không” rất đúng nghĩa hô hào! Có ý kiến mạnh miệng cho rằng cổ hủ, trì trệ, quan liêu, chậm tiến nhất ở Việt Nam chính là Bộ GD-ĐT! Kết luận đó có phần hơi quá, nhưng phải chăng, với sự tình như hiện nay, Bộ GD-ĐT đang cần, rất đang cần một cuộc cải cách lớn?

    Cần quay lại đối diện với thực tế. Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang rất cần lao động trẻ có tri thức, được đào tạo nghề để cung cấp cho hàng trăm nhà máy liên tục được khánh thành, song con số 119 ngàn HS ở nông thôn bỏ học đã nêu (năm học 2002-2003 còn lên tới hơn 550 ngàn) thì thử hỏi chúng ta đã tốn kém biết bao nhiêu tiền của đầu tư cho GD-ĐT mà mỗi năm, ngần ấy con người trẻ bị thất nghiệp, cho dù nhà máy, xí nghiệp mới đã, đang và sẽ tiếp tục lên ngay trên quê hương họ! Có phải nếu tính đúng, tính đủ thì hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng đã bị ngành GD-ĐT vứt xuống sông, xuống biển?

    Theo như chính những người hoạt động trong ngành, Bộ đã chi nhiều khoản phi lý nhưng không hề mang lại hiệu quả. Đã vậy mới đây lại còn bị phát giác là để không ít “các cây đại thụ ăn dầm nằm dề”, đến tuổi về hưu không chịu nghỉ, cố giữ lấy cái ghế để làm trì trệ quá trình đổi mới của ngành. Sự bất cập, khập khiễng trong chương trình GD-ĐT đã quá rõ ràng, nhưng tại sao Bộ GD-ĐT vẫn còn phải “xem xét xem có như dư luận đề cập không” như đã nêu trong cuộc họp báo ngày 12-3? Hơn bao giờ hết, Bộ trưởng GD-ĐT phải trực tiếp và kiên quyết bắt tay vào công việc cải cách một cách triệt để, không nên chờ đợi, cũng không thể làm từng bước theo kiểu cũ hoặc vận dụng “dạy học linh hoạt” được.

    Xin nêu vài đề xuất thiết thực nhất với Bộ trưởng:

    1. Đặt rõ mục tiêu giảm tải chương trình giáo dục phổ thông, đặt trọng tâm vào giáo dục trung học nhằm đảo bảo đúng và đủ yêu cầu về nền chuẩn kiến thức cho HS cả nước (căn cứ vào mặt bằng chung chứ không phải là dựa vào số ít HS tại thành thị), giảm mạnh những phần kiến thức cao siêu, tăng cường cung cấp những kiến thức khoa học phổ thông để thực sự nâng cao kỹ năng sống và chuẩn bị hành trang tri thức phù hợp cho HS tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, giúp họ dễ dàng chuyển sang học tập thêm hai năm ở trường trung cấp kỹ thuật (đối với HS đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở không có điều kiện học tiếp) và hai năm ở trường cao đẳng (đối với HS đã tốt nghiệp trung học phổ thông).

    2. Coi trọng truyền đạt kiến thức bằng việc minh họa thực tế. Không lấy những khó khăn về điều kiện thí nghiệm mà đổ cho việc “dạy chay, học chay”. Hiện nay, chúng ta thừa khả năng cung cấp cho các trường phổ thông đủ số bộ tivi - đầu đĩa cần thiết và vượt qua trở ngại về điều kiện thí nghiệm thực tế bằng theo dõi phim truyền hình (một nghe không bằng mười thấy!). Như vậy, nên chăng có một cơ quan của Bộ GD-ĐT chuyên lo sản xuất các chương trình truyền hình cho các môn học (nguồn cung cấp thể loại phim này rất nhiều, rất đa dạng và dễ hiểu, vấn đề chỉ là lựa chọn từng đoạn phim thích hợp để phối hợp thành những bộ phim phù hợp với nội dung giảng dạy)?

    3. Song song với việc củng cố chương trình giáo dục phổ thông, đặt ra mục tiêu mỗi huyện có ít nhất ba trường trung học dạy nghề, hai trường cao đẳng để chuẩn bị tiếp nhận đào tạo nghề cho các HS đã tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ưu tiên ngay việc tăng cường đào tạo các thầy cô đủ trình độ giảng dạy tại các trường trung học dạy nghề và cao đẳng, đồng thời có chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với thầy cô ở các trường này.

    4. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đại học (do đây là vấn đề lớn và tương đối phức tạp, xin được trình bày nhiều hơn vào dịp thích hợp).

    PHAN LÊ

    School@net (Theo http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=24877)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.