Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89484815 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục: Cần thay đổi tận gốc

    Ngày gửi bài: 07/05/2008
    Số lượt đọc: 2538

    Con số hàng trăm nghìn học sinh bỏ học… biết đâu lại là “cái cớ” ngẫu nhiên mà tất yếu thúc đẩy ngành, trong hành trình phát triển có một cái nhìn và hành động sòng phẳng, dũng cảm và tầm nghĩ xa hơn. Đó là cần xem xét lại toàn bộ những thành bại, được mất của đổi mới giáo dục, để có thể thay đổi tận gốc cả tư duy, nhận thức xã hội lẫn cung cách tổ chức dạy học trong nhà trường một cách hệ thống.

    Cháu gái tôi công tác ở Mỹ vừa email, kể chuyện thằng con trai đầu lòng đi học. Thư nó viết: “Cô biết không, trước ngày đi học, cu Ki bảo con không đi đâu, bắt Ki đi học là Ki khóc đấy. Quả thật, nó khóc rất dữ trong buổi sáng đầu tiên đến trường. Nhưng đến buổi chiều đón nó, cháu rất ngạc nhiên, thằng bé hớn hở chạy ra với mẹ, dọc đường trên ô tô, nó líu lo kể chuyện bạn ở lớp, chuyện cô giáo… Rồi ngày một, ngày hai… Nó liên tục hỏi, mẹ ơi mai con lại đi học nữa nhé. Bây giờ, cu cậu chỉ thích đến trường thôi cô ạ”...

    Lá thư vỏn vẹn có từng ấy chữ, mà đầy "trọng lượng" với tôi trong những ngày này, khi mà cả xã hội ồn ào chuyện hàng trăm nghìn học sinh bỏ học. Câu chuyện những đứa trẻ thiệt thòi, thất học ở những vùng miền xa lạ, tận đẩu tận đâu bỗng trở thành gần gũi mà xót xa trong mỗi bữa cơm nhiều gia đình thành phố. Dường như đến giờ, hành trình đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) đã đi được gần trọn đoạn đường, nhưng giáo dục vẫn cứ là bài toán làm đau đầu xã hội, bởi tính nhạy cảm và thực sự hóc búa của nó.

    “Bệnh ngoài da” hay ở “nội tạng”?

    Trước áp lực dư luận, ngành giáo dục phải công bố những số liệu học sinh bỏ học những năm trước đây, có lúc lên tới nửa triệu học sinh, để so sánh với con số 119.000 học sinh bỏ học học kỳ I (2007- 2008) như một minh chứng, số học sinh bỏ học đã giảm nhiều. Đó là một thực tế.

    Nhiều tiếng nói của các cán bộ quản lý khá vô cảm khi coi đó là chuyện bình thường. Nhưng một khi hàng trăm nghìn đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại quay lưng lại với nhà trường, thì phải coi đó là bất bình thường. Dù là bất cứ lý do gì, nó là nỗi đau của hàng trăm nghìn gia đình, các ông bố bà mẹ, là rủi ro, thậm chí là thất bại đầu đời của hàng trăm nghìn đứa trẻ. Nó cho thấy cả trách nhiệm của xã hội lẫn sự “bất ổn” của giáo dục.

    Tại cuộc họp báo gần đây do Bộ GD và ĐT tổ chức, đại diện của ngành lý giải năm nguyên nhân lớn dẫn đến việc học sinh bỏ học. Cả năm nguyên nhân mang nặng yếu tố khách quan, về hoàn cảnh kinh tế khó khăn, về di dân, về tình trạng học sinh phải lao đông sớm… Với cách tư duy như thế, nên các giải pháp đều “dành” cho xã hội. Có những giải pháp đọc lên tựa câu khẩu hiệu, kiểu “ tăng cường công tác quản lý giáo dục học sinh”…

    Suy ngẫm kỹ, những giải pháp đó không sai. Nhưng nó có thể áp dụng cho hàng chục năm trước đây và hàng chục năm sau này cũng không cần thay đổi. Trong khi con số hàng trăm nghìn học sinh bỏ học, cùng với số 1,6 triệu học sinh yếu kém không làm thay đổi bản chất của vấn đề, chắc chắn có liên quan đến chương trình, tổ chức dạy học, đội ngũ giáo viên… của nhà trường. Căn bệnh học sinh bỏ học không chỉ là ‘bệnh ngoài da” mà còn là “bệnh nội tạng” của giáo dục.

    Không thoát nổi “quá khứ”

    Bản chất của giáo dục hiện đại không nằm ngoài ý nghĩa việc truyền thụ kiến thức - phản ánh cụ thể ở chương trình, nội dung, sách giáo khoa (CT, ND, SGK) - vừa là mục tiêu, vừa là phương cách “tạo cớ” cho học sinh nhớ, hiểu, vận dụng để “tiêu hoá” tri thức nhân loại thành tài sản tri thức riêng mình, phát triển năng lực tư duy, khả năng sáng tạo cá nhân phù hợp đặc điểm đối tượng giáo dục (học sinh). Đó là về mặt lý thuyết.

    Thế nhưng trong thực tiễn, công cuộc đổi mới CT, ND, SGK cho dù đã rất ý thức được yêu cầu đổi mới, vẫn không thoát khỏi ảnh hưởng, thậm chí vẫn mang đậm dấu ấn tư duy của giáo dục quá khứ: Giáo dục nho giáo (hàn lâm, tầm chương trích cú, trọng bằng cấp, thi cử); giáo dục thời Pháp thuộc (hàn lâm, tinh hoa); giáo dục nước Nga xô - viết (nặng về lý thuyết, truyền thụ kiến thức…).

    Sự ảnh hưởng của tư duy ấy, rốt cục phản chiếu một cách vô thức ở CT, tiếp tục nhồi nhét, áp đặt, “bỏ rơi” nhiều loại đối tượng học sinh. Đây chính là cái gốc của sự quá tải, phản ánh cụ thể nhất ở nội dung SGK. Nhiều nhà quản lý giáo dục nhận xét các tác giả viết sách có tâm lý phổ biến cố đưa nhiều kiến thức vào SGK, coi đó là chuẩn nâng cao trình độ.

    Tác giả này “cao thủ”, “trình độ” hơn tác giả kia ở lượng kiến thức, mà quên mất đối tượng học sinh của mình có rất nhiều mức độ nhận thức khác nhau, không chỉ là người Kinh mà còn là người dân tộc thiểu số, không chỉ có học sinh thành phố mà còn có học sinh miền núi, (đây là một mâu thuẫn chưa bao giờ ngành trả lời được giữa yêu cầu mặt bằng chuẩn kiến thức với thực tiễn trình độ dân trí các vùng miền). Chưa kể, SGK được viết, được chi phối bởi cơ chế tiền + quyền lực dự án (vốn vay nước ngoài) khiến có những tác giả viết sách chưa xứng tầm. Chưa kể, cách làm SGK của ngành là “làm ngược”: SGK viết trước rồi mới xây dựng “chuẩn kiến thức” sau.

    Đó là chuyện mới hơn chục năm khi tiến hành đổi mới GDPT, nhưng ngay lập tức, nó để lại “di chứng” cho hiện tại, cho con em chúng ta phải gánh chịu. Người ta bảo, thời cơ chế thị trường, nên luật "nhân- quả" cũng nhanh lắm. Ngay CT, ND, SGK cấp tiểu học bị chính các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh, qua một hội thảo khoa học tổ chức mới đây, chê “quá tải, nặng tính hàn lâm, ít tính chất thực hành, lại thiếu thực tế”. Có cán bộ quản lý còn ví von, CT tiểu học giống như đôi giày chỉ đóng cho một kích cỡ một số đo, khiến cho trẻ phải “gọt chân cho vừa giầy”.

    Tương đồng với chương trình quá tải, nặng nề là cách tổ chức dạy học khô cứng, thiếu mềm dẻo, linh hoạt. Bởi học sinh đâu chỉ ở thành phố, ngược lại đa phần các em còn ở nông thôn, miền núi, miền biển với những đặc điểm vùng miền địa lý, khí hậu, phong tục, tập quán các dân tộc rất khác nhau... Đã thế, trường sở lại nghèo nàn, buồn tẻ, nhiều nơi quá thiếu thốn cả công trình vệ sinh, sân chơi lẫn phương tiện cho trẻ vui chơi, vận động. Đó là sự thừa nhận của vị đại diện Vụ Tiểu học tại cuộc họp báo. Tiếng kêu than: “Tuổi thơ các em bị đánh cắp”, đáng sợ nhất, ngày càng trở thành điều bình thường hiển nhiên xã hội phải chấp nhận.

    Sự xơ cứng trong tổ chức dạy học càng lên cấp cao hơn càng rõ, thể hiện ở mô hình THPT phân ban, một sự “xơ cứng hoá” nguyên lý phân hoá dạy học lẽ ra phải mềm dẻo, linh hoạt, khiến xã hội phản ứng, học sinh phân tâm và bị gò ép.

    Tương đồng với CT quá tải, kế hoạch tổ chức dạy và học cứng nhắc là phương pháp. Đổi mới phương pháp là mục tiêu lớn nhất của công cuộc đổi mới GDPT, liên quan đến toàn bộ sự thay đổi về tổ chức lớp học, số học sinh, giáo viên/ lớp, môi trường lớp học… cho đến cách thiết kế bài giảng, không thuần tuý chỉ là "ấn" thiết bị dạy học vào tay thầy cô giáo là xong.

    Nhưng trong thực tế, đổi mới GDPT đến giờ đã đi gần hết chặng đường thí điểm và triển khai, nhưng cơ chế quản lý và cung ứng TBGD vẫn lúng túng như “gà mắc tóc”, chỉ tạo cơ hội cho một số người lớn “đi đêm” ăn tiền, rốt cục, tiền tỷ “ném ra gió” còn thầy trò vẫn phải tiếp tục dạy chay - học chay, vẫn tiếp tục thầy đọc - trò chép trong những lớp học buồn tẻ, bàn ghế xấu xí, chỉ có bảng đen phấn trắng và bốn bức tường “xám màu thời gian”.

    Trong nhiều sự đổi mới, đổi mới tư duy là khó nhất, thách thức nhất, gian nan nhất, bởi nó đòi hỏi cả bộ máy, từ con người đến cơ chế quản lý, điều hành phải thật sự dám đổi mới chính mình.

    Câu chuyện “cầu vồng” và bản chất giáo dục

    Bản chất của giáo dục hiện đại không nằm ngoài ý nghĩa, người thầy, nhân vật có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục còn là người “hướng đạo” cho các em về nhận thức, lẽ sống, tâm hồn, nhân cách làm người thông qua cách tổ chức dạy học đến ứng xử sư phạm. Phải khẳng định rằng xưa nay việc học không bao giờ là nhẹ nhàng, không đòi hỏi sự khổ công rèn luyện. Chính vì vậy, người thầy phải biết cách tổ chức hướng dẫn sao cho học sinh bơi trong cái “biển học” khó nhọc ấy, biến sự “sợ học” của học sinh thành sự “thích học”.

    Cái sự “biến” ấy tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tấm lòng… nhưng nhất là phụ thuộc vào sự hiểu biết sâu sắc bản chất giáo dục. Tôi rất ấn tượng câu chuyên kể của chính Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD và ĐT Nguyễn Thiện Nhân. Trong chuyến đi làm việc ở một nước bạn, ông gặp một cán bộ Việt Nam đang công tác ở đó, có con học tiểu học. Người cán bộ này kể ngày đầu tiên con anh đi học, cô giáo ra đề bài vẽ chiếc cầu vồng.

    Cậu bé chưa nhìn thấy cầu vồng bao giờ nên vẽ “cái gì đó” mà không phải cầu vồng. Cô giáo phê: “Good”. Ít lâu sau, một lần theo cha ra biển, bất ngờ, nhìn thấy cầu vồng rực rỡ sau cơn mưa, cậu bé lập tức vẽ và nộp cho cô giáo. Cô giáo lại phê: “ Very good”. Cha của cậu bé không hiểu ra sao, đến trường hỏi cô. Cô giáo trả lời: “Khi cháu chưa được nhìn thấy cầu vồng, cháu vẽ cái mà cháu cho là cầu vồng. Còn sau khi cháu đã nhìn thấy, cháu vẽ đúng là cầu vồng rồi, thì cháu sẽ không bao giờ vẽ sai nữa”.

    Nhưng tình huống đó, nếu ở nhà trường chúng ta thì sao? Tin rằng cậu bé đó sẽ bị điểm kém, bởi những quan niệm giáo dục xưa cũ, bảo thủ, xơ cứng, bởi thầy cô giáo bao giờ cũng luôn luôn đúng. Bởi chính họ cũng là sản phẩm của nền giáo dục quá khứ và đương thời, đến lượt họ, lại tiếp tục truyền thụ cái mà họ được học trong nhà trường sư phạm, trong hệ thống giáo dục nhiều điểm đã lỗi thời. Họ chỉ có thể gắng dạy một cách nhồi nhét những gì SGK có, hơn nữa, họ cũng chỉ quen dạy cái gì mà họ có, chưa đủ sức dạy cái mà học sinh cần.

    Hoặc giả, cậu bé đó chỉ còn cách nhờ cha, mẹ, người lớn vẽ hộ để có điểm cao. Khi cậu bé nhận được điểm cao không phải do hiểu biết của mình, em cũng đồng thời làm quen và chấp nhận điểm thấp cho thói dối trá và "phân thân", manh nha của cách sống đạo đức giả sau này.

    Sự hướng đạo cho học sinh, sâu xa, còn được quyết định bởi chính toàn bộ nhân cách, phẩm hạnh con người các thầy cô giáo. Một lẽ thường tình, nếu có được những thầy cô giáo tận tình chỉ bảo, yêu thương học trò và sinh tử vì nghề, tin rằng, dù đói rách, khó khăn đến mấy học sinh vẫn vượt khó đến trường, vì yêu thầy, yêu cô, yêu bài giảng, môn học của thầy cô. Có được những thầy cô giáo đó, học sinh không chỉ lớn lên về trí tuệ mà còn lớn lên về nhân cách.

    Đó là thực tiễn đi học và trưởng thành của rất nhiều thế hệ học sinh trước đây cả một thời gian khó. Một Nhà giáo Ưu tú từng kể: “Tôi đi vào nghề sư phạm bởi thời học sinh, tôi rất mê thày NL (một cán bộ của Bộ GD và ĐT, nay đã nghỉ hưu), vì thầy đã đẹp trai, đá bóng giỏi mà lại dạy văn rất hay và rất thương học trò”. Còn có sự hướng đạo “vô thức” nào tuyệt vời hơn thế.

    Không thể phủ nhận số đông đội ngũ các nhà giáo giữa sự phân hóa giàu nghèo của cơ chế thị trường, vẫn lao tâm khổ tứ vì nghề. Nhưng có lẽ cũng chưa bao giờ, một số ít những nhà giáo lại có những hành vi, lối sống phản sư phạm đến thế.

    Thầy cô giáo cắt xén kiến thức để dạy thêm, học thêm. Thầy cô giáo “bán” điểm đắt, điểm rẻ cho học sinh. Cô giáo mầm non ăn bớt thức ăn của trẻ; dán băng keo vào miệng trẻ đến chết. Cô giáo bắt học sinh liếm ghế, cho các học sinh thay nhau tát vào mặt bạn mình. Thầy giáo đánh đập, xúc phạm nhân phẩm, thậm chí xâm hại học sinh, những đứa trẻ hoàn toàn không có khả năng tự bảo vệ, lại ngây thơ, tin và sợ thầy cô hơn cả cha mẹ mình… Chính những hành vi đó mới làm tổn thương xã hội sâu sắc, và cùng với những yếu kém thật mà chất lượng giả, giáo dục tự làm mình “mất thiêng” trong con mắt xã hội.

    Đến bao giờ, trẻ em chúng ta có được những câu “giao hẹn” thích thú, đầy chờ đợi, chứa đựng niềm hạnh phúc trẻ thơ như của thằng cu Ki: “Mẹ ơi, mai con lại đi học nữa nhé”.

    Con số hàng trăm nghìn học sinh bỏ học đã buộc ngành giáo dục gấp rút có giải pháp chữa chạy. Đó chỉ là giải pháp ngọn. Nhưng biết đâu, đó lại là “cái cớ” ngẫu nhiên mà tất yếu thúc đẩy ngành, trong hành trình phát triển, có một cái nhìn và hành động sòng phẳng, dũng cảm và tầm nghĩ xa hơn. Đó là ngành cần xem xét lại toàn bộ những thành bại, được mất của đổi mới giáo dục, để có thể thay đổi tận gốc cả tư duy, nhận thức xã hội lẫn cung cách tổ chức giáo dục trong nhà trường một cách hệ thống.

    Kỳ Duyên

    School@net (Theo http://vietnamnet.vn/thuhanoi/2008/03/775834/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.