Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89570508 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục: Thay đổi từ gốc để không tạo sản phẩm lỗi

    Ngày gửi bài: 19/09/2008
    Số lượt đọc: 2326

    Cơ hội được học và học được

    Vào thời điểm ngay trước khi gần 22 triệu học sinh, sinh viên bước vào năm học mới, câu chuyện về con đường gập ghềnh đến trường, đứt gánh học hành của các em Nguyễn Thị Mến (Thạch Bàn - Hà Tĩnh), Trần Xuân Nhật, Trần Thị Loan (Kỳ Anh - Hà Tĩnh)... đã khiến không ít người giật mình. Những tiếc khóc tức tưởi khi buộc phải nghỉ học, những nỗi buồn lặn sâu vào trong trên khuôn mặt những đứa trẻ già trước tuổi bởi mưu sinh thay vì tới trường học hành... làm nhói lòng những người có trách nhiệm và lương tri.

    Không chỉ ở nông thôn xa xôi, hẻo lánh, ngay giữa Hà Nội, vẫn có những đứa trẻ mơ ngày tới trường...

    Ở vùng quê nghèo miền Trung, với nhiều học sinh, kết thúc kì thi tuyển Đại học cũng là lúc các em tạm xếp bút nghiên sang một bên, lên đường ra phố để tìm việc làm thuê, hòng kiếm cơm nuôi mình và tích lũy chút vốn, để năm sau có thể thực hiện ước mơ vào giảng đường ĐH. Với nhiều gia đình, giấy báo ĐH gửi về, vui đấy, nhưng lo bội lần. Chạy vạy vay mướn, bán nhà bán cửa, ra thành phố làm thuê... mọi ngả được được tính đến để hiện thực hóa một ước mơ: kiếm con chữ để thoát nghèo.

    Cách đây vài năm, một giảng viên người Anh sang Việt Nam từng chia sẻ, trong quá khứ, cô và bạn bè rất ngưỡng mộ Việt Nambởi chính nền giáo dục của đất nước này. Chiến tranh là thế, nghèo đói là thế, nhưng mọi trẻ em đều được đến trường, được miễn học phí.

    Vậy tại sao đất nước đã hòa bình, non sông đã thu về một mối bao nhiêu năm, mà chặng đường tới trường của các em vẫn gian nan đến thế? Tại sao câu hỏi về cơ hội được học của các em vẫn cứ gióng lên?

    Chính sách đã có nhiều, để tiếp sức cho các em tới trường, nhưng như bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của Quốc hội đã nói, thủ tục hành chính và quản lý nhà nước cản bước những nỗ lực tiếp sức tới trường. Tiền của nhà nước nhiều khi đến không đúng nơi, giúp không đúng đối tượng, làm mất đi cơ hội được học của các em.

    Để được vay vốn đi học, một sinh viên Học viện Tài chính trong hơn một tháng đã phải liên tục về quê và ra Hà Nội, để làm các giấy tờ liên quan, ở trường, ở địa phương, từ cấp xã tới cấp tỉnh. Khi hoàn thành được mọi thủ tục, thì cũng là lúc em đã hoàn thành nửa đầu học học kỳ I, các giấy tờ không có giá trị áp dụng. Sang đến học kỳ II, em lại phải bắt đầu lại quy trình ấy, bởi sổ nghèo của gia đình em đã hết hạn một năm, lại đợi đợt cấp sổ mới.

     


    Có vốn hỗ trợ cho các em đã khó, để các em có thể tiếp cận được nguồn vốn đúng lúc còn khó khăn gấp bội. Bà Mai đặc biệt nhấn mạnh vai trò của hỗ trợ xã hội. "Những chính sách của Nhà nước thường không đến ngay được với trẻ em nghèo. Nhưng hỗ trợ của xã hội thì lại đến ngay lập tức". Nhà nước - xã hội cùng chung tay là cách tốt nhất và nhanh nhất để trao cho các em cơ hội được học.

    Nhưng theo Giáo sư Hoàng Tụy, cơ hội được học không đồng nghĩa với việc giúp các em có thể học được, đáp ứng nhu cầu sống và phát triển. "Cho người ta đến trường, nhưng mà không cho người ta điều kiện học tập thành công, ngang bằng với người khác thì đấy chỉ là công bằng một cách hình thức".

    Giáo sư Hoàng Tụy nhấn mạnh việc phải đảm bảo học sinh, sinh viên "không phải chỉ đến trường mà đến trường là học, không chỉ đảm bảo cơ hội được học tập mà còn đảm bảo cơ hội học tập được". Đảm bảo cơ hội học được những gì cần thiết, đáp ứng đòi hỏi cuộc sống quan trọng gấp bội lần vệc trao cơ hội được học. Được học là điểm khởi đầu và học được là cái đích ít nhất cần hướng tới.

    Thay đổi từ gốc quy trình để không ra những sản phẩm lỗi

    Với cách đào tạo hiện nay, chúng ta chỉ có thể tạo nên những "bán thành phẩm có lỗi" "chỉ trước khi xuất xưởng mới kiểm tra một lần để dán nhãn hàng hóa" và vẫn bán ra và buộc thị trường chấp nhận thứ sản phẩm ấy.

    Giáo sư Hoàng Tụy cho rằng phải có một cuộc cách mạng trong giáo dục, thay đổi tư duy triệt để, chấm dứt tình trạng đào tạo kiểu "mì ăn liền" như hiện nay, khiến cho Việt Nam không phải thừa thầy, thiếu thợ mà cả thầy và thợ đều chẳng thiếu nhưng thiếu nhất là những người làm việc được trong mỗi ngành kinh tế.

    Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nêu ra một "nghịch lí đầy mỉa mai và thách thức", rằng Việt Nam được biết đến với lực lượng lao động trẻ, đông đảo, thông mnh, học nhanh, khéo tay nay đang thiếu gay gắt nhân lực được đào tạo có chuyên môn cao và rất thiếu những nhân lực ưu tú có thể làm TGĐ và giám đốc các công ty nước ngoài ở Việt Nam.

    Ông Doanh đặt vấn đề, "trong khi kinh tế đã hội nhập thì giáo dục đã hội nhập đến mức độ nào hay chưa hội nhập? Có thể chỉ hội nhập kinh tế trong khi giáo dục chưa hội nhập, tíep tục đào tạo theo những tiêu chí riêng, cách làm riêng, sử dụng chương trình, giáo trình còn nhiều bất cập hay không?"

    Nếu chỉ đào tạo ra những người để làm việc được trước mắt, "cuối cùng nền giáo dục Việt Namsẽ đào tạo ra những người chuyên làm thuê", Gs. Hoàng Tụy nói.

    Nhà văn hóa Nguyên Ngọc cho rằng, bàn về giáo dục phải xem từ cái gốc của nó là mục tiêu giáo dục là gì? Xã hội này mong muốn đào tạo ra những con người như thế nào?

    Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy từng viết trong thư gửi các giáo viên, đại ý, mục tiêu của giáo dục không phải là bằng lòng với những giới hạn tối thiểu chúng ta đã đặt ra từ trước mà là đem đến cho mỗi đứa trẻ tối đa tri thức mà chúng có thể tiếp nhận.

    Theo ông Ngọc, suy cho cùng, học thuộc lòng chính là bản chất của nền giáo dục Việt Namhiện nay với một hệ thống chính trị - xã hội tương ứng. Hệ thống mẹ này có thực sự mong muốn thay đổi thì mới có thể tạo nên sự thay đổi trong giáo dục.

    Việc cải cách giáo dục hiện cũng giống như phẫu thuật thẩm mĩ, tạo gương mặt đẹp cho một cơ thể bà già cằn cỗi, vì thế, sớm hay muộn, sẽ bị lão hóa, đào thải nhanh chóng, trở lại với vẻ tiều tụy. Việc trao cơ hội được học và học được phải gắn với một nền giáo dục tương ứng với cơ địa chính trị - xã hội, mà tại đó, mục tiêu về một nền giáo dục cho ai, vì ai đã thực sự rõ ràng.

    Phương Loan

    School@net (Theo http://www.tuanvietnam.net//vn/sukiennonghomnay/4738/index.a)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.