Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89499193 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay là học thuộc sao cho… thuộc

    Ngày gửi bài: 28/10/2008
    Số lượt đọc: 2358

    Giảng đường Việt Nam thế kỷ 21 vẫn còn không ít những giờ học đọc chép, những giảng viên “ê a kinh sử”, những sinh viên thụ động chỉ lên lớp để… ngủ và học nhồi nhét để đối phó với kỳ thi. Căn nguyên sâu sa của những hiện trạng đáng buồn này nằm ở đâu? Bằng vốn hiểu biết và những trải nghiệm sâu sắc với sự nghiệp giáo dục, nhà văn Nguyên Ngọc sẽ chia sẻ với bạn đọc một góc nhìn về vấn đề này.

    NN: Có một sự thật rất lạ ở Việt Nam, đó là học sinh bắt đầu vào đại học thì chơi nhưng lại cắm đầu cắm cổ “dùi mài kinh sử” suốt những năm phổ thông. Điều này phản ánh một sự thật rằng, học sinh của chúng ta đang học để thi, học để có bằng chứ không phải học để chiếm lĩnh tri thức.

    Đó là một điều rất nguy hiểm. Tính chủ động tư duy trong đại học thực ra là vấn đề chung của toàn bộ nền giáo dục. Nền giáo dục của Việt Namkhông nhằm tạo ra con người tự chủ mà thậm chí nó còn không muốn nhằm tạo ra con người như thế. Nó muốn anh thuộc lòng cho tôi và tôi bảo anh nghe đừng có cãi.

    PV: Vậy thì, những giảng đường đọc chép, những thầy cô “ê a kinh sử”, những sinh viên ngủ gật rồi ra đời trở thành những cá nhân thụ động, cam chịu… chỉ là cái bề mặt. Còn cái gốc sâu sa, phải chăng là giáo dục Việt Nam đang thiếu một triết lý, một quan niệm, một tinh thần đúng đắn làm "kim chỉ nam" hành động?

    NN: Đúng vậy! Triết lý giáo dục, nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Bằng nền giáo dục này, chúng ta muốn đào tạo nên những con người như thế nào đây? Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, cho một xã hội tự do và sáng tạo, hay đào tạo nên những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo.

    Triết lý giáo dục sẽ chi phối, chỉ đạo toàn bộ các khâu, các lĩnh vực cụ thể của giáo dục, từ nội dung giáo dục, phương châm giáo dục, phương pháp giáo dục, tổ chức giáo dục…, ảnh hưởng quyết định đến tất cả các cấp của nền giáo dục, từ tiểu học, trung học, cho đến đại học, trên đại học. Kiểu triết lý giáo dục nào thì đưa đến kiểu nội dung, phương châm, phương pháp, tổ chức giáo dục đó.

    PV: Nếu xem xét một cách khách quan và quan diện, chúng ta phải thẳng thắn với nhau rằng những nhà tổ chức và quản lý giáo dục cũng đã có những cố gắng khắc phục sự yếu kém của nền giáo dục. Cụ thể là những kế hoạch đưa giảng viên đi tu nghiệp ở nước ngoài, những đổi mới về cơ sở vật chất cũng như phương pháp giảng dạy, chương trình học như sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đào tạo theo tín chỉ…Những cải tiến này đang nói lên điều gì, thưa ông?

    NN: Theo ý tôi, đó là những cải tiến rất hay của nước ngoài mà chúng ta đi học về và áp dụng lại. Nhưng những cải tiến đó có thể rất hiệu quả với nền giáo dục nước ngoài nhưng khi áp dụng ở Việt Namlại không có kết quả. Là vì những cái hay đó nằm trong một quan niệm cơ bản của nền giáo dục đó, trong cái tư duy cơ bản mà mình gọi là triết lý giáo dục.

    Chúng ta đi học những cái cụ thể đó để mà áp dụng trong một cái cơ bản khác, một hệ thống khác thì tất cả những thứ đã học đều vô nghĩa, thậm chí phản tác dụng. Ví dụ, lý tưởng của giáo dục Mỹ là đào tạo ra những con người độc lập, tự do và dân chủ nên họ quan niệm trước hết là phải tạo ra một nền tảng văn hóa cơ bản cho con người dựa vào đó mà độc lập tư duy.

    Chính vì thế, chương trình ỏ các đại học danh tiếng của Mỹ đòi hỏi sinh viên phải học một chương trình cơ bản với các môn như: Hội thảo về phương pháp suy nghĩ, phân tích, nghiên cứu và viết luận văn, khoa học tự nhiên, quy tắc và phương pháp tư duy, khoa học xã hội và hành vi, sử học, triết học, tôn giáo hoặc đạo đức…

    PV : Sinh viên Việt Nam trong hai năm đại cương cũng được học gần như là đầy đủ những kiến thức đó?

    NN : Hai năm đại học đại cương của sinh viên Việt Nambị nhồi nhét quá nhiều kiến thức, và theo tôi còn có những môn học rất phí phạm thời gian. Các nhà giáo dục Việt Nam cũng như các học sinh, phụ huynh cần phải xác định học không phải là để thi, như đang diễn ra hiện nay, mà là để chiếm lĩnh tri thức. Và tri thức không phải là vô số những kiến thức chồng chất ngày càng được nhân lên đến như vô tận hằng ngày hiện nay, không cách gì chạy theo, học thuộc lòng cho hết.

    Nói cho thật đúng, cần học các kiến thức, rồi sau đó phải biết quên chúng đi, giữ lại cho được cái cốt lõi, tức cách thức tư duy được thể hiện qua việc con người đã phấn đấu như thế nào để khám phá ra được kiến thức đó.

    Tôi nhớ có một lần cùng GS Vật lý hạt nhân Phạm Duy Hiển đến dự một giờ vật lý tại một trường phổ thông trung học. GS Hiển đã nhận xét với tôi là thầy giáo là người nắm rất chắc kiến thức nhưng không khí của toàn bộ giờ học thì vô cùng buồn chán. Những kiến thức về vật lý hạt nhân có thể sau này không hữu dụng cho đứa trẻ, nhưng qua buổi học đó, người thầy phải làm cho đứa trẻ được thấy thế giới vi mô vô cùng, từ đó kích thích ở nó sự tò mò với giới tự nhiên, đó mới là cách để rèn luyện tư duy logic, khoa học. 

     

     

    PV: Vậy phải chăng, việc khơi dậy cá tính chủ động của sinh viên trong trường đại học chủ yếu nằm ở quan niệm giáo dục của những người giảng dạy và cái quan trọng hơn là người thầy muốn truyền cho sinh viên một tinh thần học tập, khám phá tri thức như thế nào?

    NN: Đúng rồi, tinh thần của nền giáo dục đó nó thể hiện qua người thầy và nó thấm vào người học. Tôi nhớ hồi học phổ thông, tôi may mắn gặp được một thầy giáo rất giỏi. Ngay hôm đầu tiên vào lớp, ông bảo chúng tôi: "Các anh chị đến đây là để học cách học". Vậy đó, qua dạy kiến thức, ông chủ yếu dạy chúng tôi cách học, tức cách chủ động tư duy độc lập, tự mình đi tìm lấy tri thức. Ông bảo: "Có ai ngồi ở trường được suốt đời đâu, vậy phải học cách học, để rồi tự mình sẽ học suốt đời". Ông cũng không bao giờ dạy cho chúng tôi hết chương trình, mà chỉ dạy chừng hai phần ba, phần còn lại để chúng tôi tự học lấy…

    Vậy nhà trường là gì? Nhà trường phải là nơi trang bị cho học sinh những khả năng của chính mình để có thể chủ động đi tìm tri thức, tìm chân lý

    PV : Nhà trường Việt Nam đang thất bại trong sứ mệnh đấy đúng không ạ?

    NN: Theo tôi, giáo dục Việt Nam không thất bại vì chúng ta xuất phát từ một nền giáo dục khác, từ một triết lý giáo dục khác. Mà triết lý đó là… học thuộc làm sao cho đúng. Và phương pháp, chương trình, nội dung, cách thức giảng dạy… bắt nguồn từ triết lý cơ bản đó. Chương trình học tập của học sinh hiện nay nặng nề là vì bộ Giáo dục cứ đưa đầy kiến thức rồi bắt học sinh học thuộc để lấy điểm, lấy bằng.

    PV : Đào tạo theo tín chỉ là một trong những lộ trình quan trọng trong việc đổi mới giáo dục đại học mà bộ Giáo dục đang quyết tâm thực hiện. Cách đào tạo này phải chăng sẽ tạo ra tính năng động rõ rệt hơn trong các trường đại học.

    NN: Theo tôi, đào tạo theo tín chỉ sẽ không thay đổi được bao nhiêu bộ mặt của giáo dục đại học, vì cái cơ bản, cái tư duy chung trong hệ thống đó vẫn chưa thay đổi. Anh mới chỉ mang một kĩ thuật mới vào trong một hệ thống cũ cho nên nó sẽ bị chệch choạc

    Sơn Khê (Vietimes) 

     

     

     

     

    PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ VỀ BÀI VIẾT

     

     

    Uông Đình Đức - 168/37 Nguyễn Cư Trinh - udduc05@yahoo.com

    Tôi đồng ý với tác giả ,trước đây khi tôi học lớp 9 trường Thường tín -Hà đông -Ông thầy dạy toán là ông Quảng luôn nói với chúng tôi rằng "học để mà quên ! chỉ cần còn lại là phương pháp suy nghĩ ,còn tài liệu thì có ai cấm tra cứu đâu !" và giờ kiểm tra toán thì thầy cho tha hồ tra cứu sách ,tài liệu ! Chỉ không được bàn bạc với nhau thôi !Đến nay khi công nghệ tin học phát triển thì những điều đó lại càng đúng

    Đặng Văn Phúc - - phucdv@yahoo.com.vn

    Việc học là việc suốt đời vì vậy đào tạo ở bậc đại học là dạy cách học chứ không phải dạy học để qua kỳ thi như hiện nay. Ở bậc đại học nên giảm các môn vô bổ ở phần đại cương, hầu như thầy dạy những môn này cũng nhận thức rỏ không biết mình đang dạy cái gì và trò học đối phó ngũ gật, nên giảm nhưng môn này và phần thi nên tăng cường hướng đề thi mở để sinh viên đỡ nhọc sức

    Nguyễn Thái Thuận - nguyenthaithuanmath@yahoo.com- nguyenthaithuanmath@yahoo.com

    Thưa ông Nguyên Ngọc, tôi từng học "Rừng Xà Nu" của ông, thú thật tôi cũng không ấn tượng nhiều. Nhưng chính bài viết này ông mới trở thành nhà văn của tôi, và chỉ câu này "Nền giáo dục của Việt Nam không nhằm tạo ra con người tự chủ mà thậm chí nó còn không muốn nhằm tạo ra con người như thế. Nó muốn anh thuộc lòng cho tôi và tôi bảo anh nghe đừng có cãi. "Và khi tôi nghĩ đây là nhà văn mà tôi mến yêu, tôi cũng tin rằng tôi sẽ không lầm, bởi vì con người nói lên sự thật nhẫn tâm đang diễn ra là một con người trung thực- sản phẩm hoàn hảo của thượng đế; với tôi, tôi mong được hôn tay ông. Ông nghĩ gì khi ông bộ trưởng GD nói về cái đề án "Top 200" đại học hàng đầu thế giới. Tôi thì tin tin rằng chúng ta trao nền giáo dục cho một người bán kính rong và đang thét giá cắt cổ. Mong ông làm bộ trưởng GD, chỉ qua câu nói "Nền giáo dục của Việt Nam không nhằm tạo ra con người tự chủ mà thậm chí nó còn không muốn nhằm tạo ra con người như thế. Nó muốn anh thuộc lòng cho tôi và tôi bảo anh nghe đừng có cãi. "Kính chào ông.

    School@net (Theo http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/chuyende/5888/index.viet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.