Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89517027 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục thừa triết lý nhưng không làm theo!

    Ngày gửi bài: 29/10/2008
    Số lượt đọc: 3681

    Giáo dục Việt Nam luôn luôn có một triết lý; nếu triết lý chúng ta đề ra mà không được soi rọi và được nhắc nhở thường xuyên, thì một triết lý khác sẽ lẻn vào thay thế, phát huy tác dụng.

    Những việc lớn được theo đuổi lâu dài thường tự hình thành một triết lý hành động, lâu ngày đi vào tâm thức nhiều thế hệ. Xa xưa, con người không có triết lý ngay từ đầu mà cứ mò mẫm hành động rồi từ những thành bại mà rút ra kinh nghiệm, nâng lên thành triết lý để mạnh bạo hành động tiếp. Với giáo dục cũng vậy. Giáo dục luôn có triết lý, không cái này thì cái khác.

    Thời phong kiến

     

    Kể từ khi nước ta mở được khoa thi đầu tiên chọn nhân tài (thời Lý) cho tới khi thực dân Pháp chiếm nước ta, nền giáo dục phong kiến đã trải chín trăm năm, đương nhiên phải hình thành dần một triết lý. Tuy không có những văn bản chính thức mô tả, nhưng triết lý giáo dục thời phong kiến vẫn biểu hiện đây đó ở những văn kiện và tác phẩm còn để lại, ở ca dao, tục ngữ lưu hành rộng rãi và trường tồn.

    Ví dụ, trong tư liệu thì có “hiền tài là nguyên khí quốc gia” (trong văn bia do Thân Nhân Trung soạn), “phi trí bất hưng” (trong sách của Lê Quý Đôn)... nói lên vị trí của giáo dục. Còn ca dao, tục ngữ thì có “muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” và “không thầy đố mày làm nên”; “nhân bất học bất tri lý”... nói về vai trò quyết định của người thầy; và học là để biết cái “nghĩa lý ở đời”.

    Từ triết lý này, ai cũng đề cao người “có chữ” và tôn trọng thầy hơn cha (theo thứ tự Quân – Sư - Phụ), coi đi học là để biết ứng xử cho hợp “cái lý” ở đời. Mục đích cao nhất của đi học là để làm quan thì chỉ thành hiện thực với một số rất ít người; chẳng hạn, thời thịnh trị nhất của chế độ phong kiến (đời Lê Thánh Tông), mỗi khoa thi Hội có hàng mấy ngàn cử nhân ứng thí mà chỉ có vài chục người đậu tiến sĩ.

    Trải nhiều thế kỷ gạn lọc, triết lý của nền nho học nước ta có nhiều nội dung đáng được kế thừa; nhưng điều quan trọng hơn: chính là do nó không kịp thay đổi cho phù hợp với thời đại mới (thời đại tư bản chủ nghĩa) nên nó không cứu nổi đất nước trước sự xâm lăng của thực dân Pháp.

    Ngày nay, rất cần đầu tư nghiên cứu để nhận diện đầy đủ triết lý này, nếu chúng ta muốn xây dựng một triết lý giáo dục mới phù hợp với thời đại mới. Tiếc rằng các nhà sử học và giáo dục học nước ta chưa làm được nhiều.

    Thời nước ta là thuộc địa của Pháp

    Để thay thế cái triết lý ít thực dụng nói trên, chỉ phù hợp với một nền giáo dục “hư học”, các bậc cao minh đã phê phán triết lý cũ, đề ra triết lý mới giải quyết thực trạng nghèo hèn, lạc hậu của đất nước. Không nhiều thì ít, triết lý này đã thể hiện sơ khai trong các bản Điều Trần của Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện dâng lên vua Tự Đức. Nó rõ nét hơn trong hoạt động Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục... Cuối cùng, nó là 3 chữ đứng đầu trong số 9 chữ mà Phan Chu Trinh kết tinh được bằng cả cuộc đời cách mạng của mình: Hưng dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh. Để thực hành, thì có: “học thật (để có) nghề thật” (thực học - thực nghiệp).

    Tóm lại, giới tinh hoa của đất nước khi đó coi nguyên nhân sâu xa làm mất nước là do dân trí thấp - kết quả của một nền giáo dục không những “hư học”, mà chỉ có dưới 1% số dân được thụ hưởng. Do vậy, các vị đề ra triết lý coi giáo dục là đòn bẩy chủ lực, với thiên chức là nâng cao dân trí.

    Lẽ ra (khốn nỗi, lịch sử không có “lẽ ra”) triết lý này phải thực thi sớm hơn để canh tân đất nước trước khi thực dân kịp xâm chiếm, nhưng tiếc rằng (đáng buồn, khi nhắc lại lịch sử mà cứ phải “tiếc rằng”) triều Nguyễn không có ông vua nào sáng suốt như đức Minh Trị bên nước Nhật. Khi thực dân Pháp đã chiếm nước ta, đương nhiên cái triết lý sáng suốt nói trên ắt bị bóp nghẹt, bất khả thi.

    Mong rằng triết lý giáo dục của các nhà cách tân, yêu nước, trong thời Pháp thuộc cũng được nghiên cứu đầy đủ để tham khảo khi xây dựng triết lý mới.

    Từ khi giành lại độc lập đến nay, tất có một triết lý mới

    Nước ta không (kịp) giành lại độc lập bằng con đường “hưng dân trí”, mà bằng khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền khi dân trí vẫn còn quá thấp.

    Từ khi giành lại được độc lập (1945), đã có trên sáu thập kỷ để nền giáo dục mới được xây dựng và vận hành. Đó là thời gian quá đủ để một triết lý mới sinh ra và định hình, dù chúng ta có ý thức về điều đó hay không, và dù đã có hay chưa có một văn bản diễn tả nó. Nó có mặt do quy luật.

    Có cuộc thảo luận sôi nổi và rộng khắp về đổi mới giáo dục như hiện nay là do mọi người đang rất lo lắng về tình hình xuống cấp liên tục của giáo dục trong những năm qua. Sự sa sút của giáo dục được nói đến từ rất lâu trước khi cựu thủ tướng Phan Văn Khải tuyên bố “không thành công” về cải cách giáo dục (trong dịp ông từ nhiệm). Tâm trạng lo lắng trở thành bức xúc, bất an khi trong các báo cáo thường niên ngành giáo dục vẫn cứ nhấn mạnh thành tích hơn là thiếu sót.

    Trong khi đó, một công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Namcần tuyển nhiều nhân viên trong số hàng ngàn ứng viên mà chỉ trên chục người đủ tiêu chuẩn, thì ắt là sự lo lắng không còn giới hạn trong số người am hiểu nữa mà đã lan ra cả nước. Nhiều bài viết phân tích toàn diện hay từng mặt của giáo dục đã dùng từ ngữ “thực trạng”. Mọi ý kiến đều mong có một cuộc cải cách “toàn diện và triệt để” – nghĩa là phải thay đổi cả triết lý giáo dục.

    Nếu đúng vậy, cần tìm hiểu sâu hơn để nhận diện mọi những triết lý cũ, nhất là triết lý hiện nay đang chi phối nhất quán và toàn diện mọi hoạt động của ngành giáo dục.

    Có triết lý, nhưng dường như chúng ta không làm theo triết lý?


    Chưa khi nào và ở bất cứ đâu trên thế giới có chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực và đích thực. Đó là cái chúng ta đang mò mẫm, để quyết tâm và kiên trì xây dựng. Dựa vào các văn bản quan trọng nhất liên quan tới giáo dục (nghị quyết, sách lược tiến lên CNXH, Luật giáo dục...), đồng thời căn cứ vào nội dung chương trình đang thực thi, chúng ta có thể suy ra có một triết lý đang chi phối mọi hoạt động giáo dục trên đất nước ta.

    Sinh thời, Hồ Chủ Tịch đã nói: Muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN. Như vậy, đây chính là nhiệm vụ số 1 của giáo dục nước ta. Về mặt triết lý mà nói, ngành giáo dục của nước ta sinh ra là để thực hiện sự nghiệp này.

    Trước khi mất, Hồ chủ tịch còn nhắc nhở trong di chúc: Đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau là nhiệm vụ rất quan trọng của đảng. Và: phải đào tạo các thế hệ thanh niên vừa hồng, vừa chuyên. Mục tiêu trong Luật Giáo Dục (công bố 1998 và 2005) vẫn nhất quán khẳng định: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Do vậy, có thể suy ra triết lý giáo dục hiện hành của chúng ta là: Người có giáo dục ở nước ta phải là người có giác ngộ cao về ý thức hệ XHCN đồng thời có năng lực xây dựng CNXH ở Việt Nam.

    Những tiêu chuẩn đề ra cho một con người XHCN (để thanh niên theo đó mà phấn đấu) là hết sức cao đẹp và toàn diện. Đó là con người lý tưởng. Tuy nhiên, nếu rà soát lại chất lượng giáo dục trong vài chục năm gần đây, tôi có cảm giác sản phẩm của chúng ta chưa được như đòi hỏi của mục tiêu và triết lý. Sản phẩm này còn phải bổ khuyết để làm một công dân bình thường, huống hồ để xây dựng CNXH. Dường như một triết lý khác đã thay thế triết lý chúng ta đề ra và theo đuổi?

    Quả nhiên, rất gần đây, có một bài đặt ra câu hỏi, dưới nhan đề: Việt Nam đang theo triết lý giáo dục nào? Tôi không ngạc nhiên, vì giáo dục luôn luôn có triết lý; nếu triết lý chúng ta đề ra mà không được soi rọi và nhắc nhở thường xuyên, thì một triết lý khác sẽ lẻn vào thay thế, phát huy tác dụng. Điều này không khó hiểu. Dù nó là gì, cũng cần nhận diện trước khi xây dựng triết lý mới hay trở về triết lý XHCN đích thực, như Hồ chủ tịch mong muốn.

    Nguyễn Ngọc Lanh

    School@net (Theo http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5079/index.aspx)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.