Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89518733 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đền Borobudur - Kỳ quan của nghệ thuật Phật giáo ở Indonesia

    Ngày gửi bài: 17/12/2008
    Số lượt đọc: 5401

    Ở trung tâm đảo Java (Indonesia) ngay chính giữa vùng đồng bằng Kedu phì nhiêu trù phú có núi non bao bọc, nổi lên một hòn núi nhân tạo - ngôi đền kỳ vĩ Borobudur. Ngôi đền tháp này được xây dựng dưới vương triều Sailendra sùng đạo Phật (thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 9 sau CN). Ngôi đền tháp nằm trên đỉnh một quả đồi, giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, phía sau là một dãy núi màu lam, làm nổi bật lên ngôi đền.

    Trông xa, Borobudur như một trái chín nằm giữa tán lá xanh của cảnh quan xung quan chứ không phô ra, không toả hương mời chào. Chỉ có đến sát gần, đặt chân lên đền, mới tận mắt thấy được tất cả điều bí ẩn, tận hưởng hết những gì mà thiên tài và lao động của con người có thể làm ra được. Thoạt nhìn Borobudur là cả một khối hỗn mang vô tổ chức, toàn bộ cấu trúc và ý đồ kiến trúc như biến đâu mất. Thế nhưng, ngay tức thì, những hình điêu khắc đã mở ra cả một thế giới huyền bí. Các pho tượng phật tuyệt vời ngồi trong các ô khám bên ngoài, những băng phù điêu dày đặc sẽ làm bạn say mê và đưa bạn vào mê cung của những hồi lang chạy vòng quanh qua hết cổng này đến cổng khác và qua nhiều tam cấp đá. Bước vào Borobudur, ta có cảm giác như lọt vào một đô thành hoàn chỉnh có đường ngang, ngõ tắt chứ không phải là một ngôi đền bình thường.

    Toàn bộ ngôi đền cao 42m. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123m. Muốn đi hết các bậc, các hồi lang của Borobudur., người xem phải đi qua một chặng đường dài hơn 5000m.


    Chỉ ở tầng cao mới có thể thấy được toàn bộ cấu trúc của Borobudur. Nhìn từ trên cao, Borobudur là một kiến trúc hình chóp gồm hai phần: phần tròn ở phía trên và phần vuông ở phía dưới. Phần tròn gồm tháp trung tâm hình vuông và ba tần bậc tròn rộng đồng tâm bao quanh. Cấu trúc và đường nét của phần này đơn giản và mang tính chất lược đồ; trong khi đó, khối chính phía trên của ngôi đền lại phức tạp về cấu trúc, toàn là những hình điêu khắc, chỉ riêng bình đồ chung là có dạng gần vuông. Sự đối lập về đặc trưng kiến trúc ở phần trên và phần dưới của ngôi đền đã tạo ra cho người xem hai cảm xúc khác nhau: nhịp điệu động ở phần dưới và tĩnh ở phần trên.

    Kích thước, hình dáng và cấu trúc của Borobudur khác xa những đền thờ truyền thống của Indonesia. Đây là một kiến trúc đồ sộ duy nhất ở Indonesia không mang chức năng đền thờ mà là một công trình tưởng niệm của Phật giáo - tháp.


    Như mọi kiến trúc tháp Phật giáo, Borobudurcó cấu trúc ba lớp tương ứng với khái niệm tam giới (tridhatu) về vũ trụ của Phật giáo. Theo triết lý nhà Phật, Vũ trụ gồm ba thế giới: dục giới (kamadhatu) - thế giới trần tục; sắc giới (rupadhatu) - thế giới của những hình thể lý tưởng và vô sắc giới (arupadhatu) - thế giới trừu tượng không hình hài. Cũng theo giáo lý của phật giáo Đại thừa, Đức phật hiện ra ở ba thế giới được dưới dạng tam thân (trikay); Nhân Phật (Manusi- Budha) trong trạng thái hóa thân (nirmanakay); Thiên na Phật (Dhyani - Budha) trong trạng thái báo thân (sambhogakay); và Phật Bônsơ (AdiBudha) trong trạng thái pháp thân (dharmakay).

    Sau thời kỳ phục chế (1971 - 1983) cả một hồi lang của tầng nền ban đầu với gần 160 bức phù điêu đã được phát hiện ra. Như vậy Borobudurhiịen nay có thêm một bậc hồi lang vuông nữa. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả gần 960 phù điêu ở tầng nền về cơ bản đều là những hình minh hoạ cho văn bản Kácmaviphanga (nghiệp báo) ra đời vào thế kỷ VII. Tác phẩm Kácmaviphanga này của Phật giáo Đại thừa mô tả những nghiệp báo của con người: ai ăn ở độc ác phải bị đầy xuống địa ngục, ai hiền lành phúc đức sẽ được hạnh phúc trên thiên đàng.


    Song nội dung chính của phù điêu Borobudur không phải là những cảnh nghiệp báo hoặc cuộc đời trần tục mà là thế giới của những chiến công trí tuệ và tâm linh, thế giới của các Phật, các Bồ tát, các anh hùng đã giác ngộ, đã vượt khỏi cuộc đời tội lỗi ở trần gian. Để đến được thế giới đó, ta phải ra khỏi tầng nền vốn bị vùi lấp để lên tới bậc lộ thiên thứ nhất của ngôi đền.

    Bậc thứ nhất là lối đi vòng quanh kiến trúc nhưng lại không có lan can bên ngoài như các bậc phía trên. Tường chính phía trong bị cắt ra thành từng ô chứa các hình trạm nổi thể hiện các thiên nhân bằng những hàng cột ốp nhô mạnh ra ngoài. Một bức diềm lớn ngăn cách phần điêu khắc với phía trên của tường - những ô khám hình bán nguyệt chứa tượng Phật bên trong.

    Sau khi đi hết hai vòng (vòng nền và vòng chân đền) người xem mới có thể bước chân lên hồi lang thứ nhất. Dãy tường thấp bên ngoài có một hàng phù điêu, còn dãy tường chính cao có hai hàng. Nội dung của phù điêu ở hồi lang thứ nhất là những minh hoạ cho văn bản Lativittara mô tả cuộc đời trần thế của Đức Phật hiện tại - Phật thích ca. Hàng phù điêu trên cao của tường chính có 120 phù điêu. Nội dung của các phù điêu kể lại những sự kiện chính trong cuộc đời Đức Phật: Đức Phật từ trời Tusita giáng thế xuống trần, Phật dưới dạng voi trắng chui vào sườn trái của Hoàng Hậu Maia, Hoàng Hậu Maia trên đường tới vườn Lumbini, Đức Phật ra đời dưới dạng Hoàng Tử Sitdactha, Hoàng Tử Sitdactha đi tu, cô gái nông thôn Sutjata dâng đồ ăn cho nhà tu hành Sakiamuni, Phật tịch diệt....


    Ngoài 120 bức phù điêu về Đức Phật, ở tầng hồi lang thứ nhất còn có gần 200 bức phù điêu mô tả các cảnh lấy từ Giataca và Avadana.

    Cả hồi lang thứ hai được dành cho minh họa văn bản Ganđabuha kể về Súthana, con trai một thương nhân đã từ bỏ cuộc đời trần tục để đi tìm chân lý. Chàng trở thành một môn đồ tin cậy của Bồ tát Manjutsri. Theo lời khuyên của thầy Sútthana đã đị gặp không biết bao nhiêu Thánh nhân để đàm đạo và học tập. Cuối cùng, người con trai thương nhân đã đạt chính quả.

    Gần 100 cảnh phù điêu bao phủ tường chính và lan can hồi lang thứ hai đều tập trung miêu tả những cuộc đàm đạo giữa các Thánh và Sútthana về giáo lý nhà Phật. Do nội dung chi phối nên các cảnh ở đây thiếu hẳn tính hấp dẫn và sự phát triển của hành động.

    Những cảnh mang cốt truyện cứ ít dần đi theo bước chân lên cao của người xem. Nhưng ở mỗi tầng trong bốn hồi lang đều có những phù điêu sinh động không kém gì các phù điêu ở tầng hồi lang thứ nhất Maitrêy gặp Thần Diêm Vương (Yama) thật sống động và hiện thực.

    Khi đã đạt tới một trạng thái yên tĩnh và phần nào siêu thoát ở tầng hồi lang vuông cuối cùng, người xem bước tới ba tầng hồi lang tròn cuối cùng không có tường, không có lan can ở đây chỉ oó những bậc phẳng phiu, trơn nhẵn của các bậc hồi lang rộng và 72 tượng Phật ngồi trong 72 tháp chuông trổ ô hình mắt cáo (tầng một 32, tầng hai 24, tầng ba 16). Tới đây với sự vô biên của hình tròn, với sự lặp đi lặp lại của các hình Phật ngồi trầm tư siêu thoát, với sự mở ra vô biên, người xem như đã đạt tới trạng thái cuối cùng của nhận thức về vật thể.

    Trên cùng, tại chính giữa, ngọn tháp chuông to như đưa tâm trí của người xem vượt khỏi mọi ràng buộc của trần thế để hòa đồng vào với cái đại ngã vô biên - đó chính là đại giác.


    Như mọi Stupa, Borobudur là một mô hình vũ trụ của Phật giáo - Mandala, là bài ca trong đá về con đường giải thoát của Phật giáo. Hơn thế nữa, Borobudur là bài ca trang trọng về thiên tài của con người.

    ấy thế mà các sử liệu của Java không hề nói đến việc xây dựng Borobudur, Dựa vào kiểu chữ ghi trên một số phiến đá của ngôi đền, các nhà nghiên cứu giả định rằng, đền Borobudur kỳ vĩ được xây vào khoảng năm 850 - thời kỳ trị vì của Vương triều Phật giáo Sailendra ở Trung Java.

    Cũng như mọi đền thờ Phật giáo khác của Trung Java Borobudur đã bị bỏ quên vào thế kỷ X, Khi Vương triều ấn giáo nổi lên trị vì tại Java. Và khi Hồi giáo thâm nhập vào Java thì Borobudur hoàn toàn bị lãng quên. Thế là mưa, gió, động đất, núi lửa đã dần dần biến cả một công trình kỳ vĩ do bàn tay con người tạo nên thành một quả đồi khổng lồ cho cây cối bao phủ. Không phải ngẫu nhiên mà cái tên Borobudur lần đầu tiên được nhắc tới trong các tài liệu lịch sử vì nó là một trong những công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại nhất và giá trị nhất không chỉ của Indonesia và thế giới Phật giáo mà còn của cả nhân loại. Bởi vậy ngay từ khi được phát hiện Borobudurđã thu hút được sự chú ý, quan tâm của toàn thế giới. Năm 1814 khi những người Châu Âu phát hiện, cả ngôi đền bị phủ kín đất và cây cỏ, chỉ loáng thoáng đây đó hiện ra hình những bức tượng đá. Lập tức, công việc nghiên cứu và dọn dẹp dưới sự lãnh đạo của nhà khoa học Raffls được triển khai ngay. Mưa gió, lớp đất phủ quá dày, cây cối mọc nhiều - tất cả đã khiến công việc tiến hành rất chậm chạp. Vì thế mãi đến cuối thế kỷ XIX Borobudur mới được giải phóng khỏi thời gian phủ bụi và ra khỏi sự lãng quên của con người.


    Năm 1900 công việc phục chế đền Borobudurđược tiến hành dưới sự lãnh đạo của Brandes và có sự tham gia của nhà khoa học nổi tiếng Van Erp. Năm 1905, Brandes qua đời, Van Erp tiếp tục lãnh đạo công việc cho đến khi hoàn thành vào năm 1911. Trong suốt những năm 1920 - 1940, đền Borobudur được tiếp tục gia cố và phục chế.

    Nhưng đến những năm 60 thì đền Borobudurđứng trước một thảm hoạ có thể sẽ bị sụp đổ do nước ngầm xói mòn làm rỗng hết chân nền của khối kiến trúc. Trước tình hình đó, Indonesia đã khẩn thiết kêu gọi Unesco giúp đỡ. Năm 1970, một ban phục chế đến Borobudurcủa Unesco ra đời và đầu năm 1971 bắt tay ngay vào công việc.

    Kế hoạch phục chế Borobudur của Unesco thật lớn: không chỉ trùng tu các phù điêu mà còn gia cố toàn bộ cấu trúc của ngôi đền. Nhiệm vụ chính của đợt trùng tu này là củng cố nền móng ngôi đền bằng lớp vỏ bê tông cốt sắt. Vì thế toàn bộ ngôi đền phải tháo gỡ rồi mới lắp lại tường nền cho thẳng, làm mới lại các dãy tam cấp và gia cố chặt các hình điêu khắc vào với khối kiến trúc.

    Sau 12 năm làm việc với sự tham gia của 600 nhà phục chế có tên tuổi trên thế giới, với chi phí đầu tư 50 triệu đô la, công việc trùng tu đền Borobudur đã kết thúc tốt đẹp.

    Ngày 14 -2- 1983, được coi là ngày khai sinh thứ hai của đền Borobudur kỳ vĩ do bàn tay sáng tạo của người Java xây dựng có thể sớm hơn 1000 năm so với nhà thờ Đức Bà ở Paris. Ngày nay đền Borobudur được coi là một trong những kỳ quan kiến trúc nổi tiếng của Indonesiavà của nhân loại.

    Tài liệu tham khảo

    Borobudur - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Đền Borobudur

    BOROBUDUR: Đảo Java, Indonesia

    Video giới thiệu Đền BOROBUDUR

    Hình ảnh chụp từ vệ tinh

    Sau đây là hình ảnh của Đền Borobudur được chụp từ vệ tinh. Ảnh chụp được lấy trực tiếp từ Internet và bạn có thể tương tác trực tiếp với hình ảnh trên trang này.

    Dùng chuột kích vào vị trí bất kỳ trên bản đồ, kéo rê chuột, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh theo mọi góc độ

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.