Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89564921 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Các thầy đừng tự tạo "bi kịch" giáo dục!

    Ngày gửi bài: 20/03/2009
    Số lượt đọc: 2401

    ...Tâm hồn học trò bao giờ là cốc nước trong veo nhưng vô cùng tinh khiết có đủ tiềm năng để tạo nên đủ mọi loại mầu sắc. Chúng ta có thể tạo nên sắc hồng tuyệt đẹp hay vô tình để nó vấy bẩn cũng bắt đầu từ ly nước đó...

    1. Chưa dạy học trò nói thì không nên hỏi:

    Có thầy giáo đã nói với học trò của mình thế này: “ Các anh chị cứ kêu là dạy phải có đối thoại, từ nãy đến giờ tôi đặt câu hỏi nào có thấy ai phát biểu đâu ”. Thử hỏi đấy có khác nào đố cò ăn mắm trong đĩa. Một khi muốn cho người học có khả năng đối thoại, thiết nghĩ phải cấn đến mấy yếu tố sau:

    Thứ nhất: Là nền tảng kiến thức: Một học sinh phải có vốn kiến thức nhất định ( tất nhiên ở đây chủ yếu là phương pháp luận và khả năng tư duy thôi vì các số liệu, dẫn chứng thì có thể châm trước ở mức độ nào đó) để có thể đối thoại với giáo viên, tránh hiện tượng học trò hỏi những câu rất ngây ngô vì không hiểu gì về chuyện đó cả..

    Thứ hai: Học trò cần phải được trang bị phương pháp nghiên cứu, dể tự xây dựng đề tài thông qua một chương trình giáo dục khá cởi mở gắn chặt với quá trình tự khám phá, tự đánh giá thì bản thân người học mới nẩy sinh nhiều thắc mắc thông qua sự va chạm, cọ sát của chính bản thân với đề tài đó. Lâu nay đã có phương pháp dạy học như: Lấy hoạt động của người học làm trung tâm, đòi hỏi người dạy phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để xây dựng giáo án với những câu hỏi để khiến người học phải động não. Chúng ta vẫn thường gọi đó là cách phát huy trí lực học sinh. Thực sự đấy chỉ là cách cho các em ngồi lên chiếc ghế nóng rồi xoay tứ tung cho đến lúc chóng mặt thì thôi bởi người học đã có quá trình nghiên cứu đâu khi mà từ trước đến nay toàn vểnh tai lên chờ thầy đọc chứ không phải là ngẫm nghĩ. Cũng bởi điều này mà các thầy cô rất khó xây dựng câu hỏi khi không thể đặt ra những câu hỏi khó vì trình độ học sinh quá thấp, hiểu biết quá ít. Còn hỏi dễ thì chỉ tạo ra những tiết học nhợt nhạt và kết quả là chẳng đọng lại trong đầu các em được gì cả. Bởi thế mà sau rất nhiều sự đổi mới, các thầy cô vẫn phải quay về phương pháp truyền thống là đọc chép, tuy biết là có bất cập nhưng còn hi vọng giúp các em nhớ được chút ít kiến thức rắt lưng. Vậy là các giờ thao diễn theo đúng phương pháp hiện đại kia chỉ như một mâm cỗ thịnh soạn dâng lên các đoàn kiểm tra nhân dịp này, dịp nọ còn sau đó “đâu” vẫn phải vào “đấy”. Những tiết dạy ấy chỉ mang tính chất mà theo ngôn ngữ dân dã vẫn gọi là: “ cúng cụ ”.

    Thứ ba: là phải có một quá trình đồng thuận từ các cấp học từ dưới lên trên chứ không thể rời rạc như hiện nay được. Có một thực tế đáng buồn là dường như giữa chương trình Ngữ văn cấp THCS và THPT có một độ chênh nhất định tạo ta một nấc thang quá dài, một cái hố quá sâu khiến cho rất nhiều học sinh gần như bị hụt hơi khi mới tăng cấp. Ở cấp THCS thì lại chỉ yêu cầu các em tiếp cận môn Ngữ văn một cách quá dễ dãi và trẻ con kéo dài trong suốt 4 năm còn khi lên cấp THPT thì lại đột ngột nghiêm túc. Bởi thế mà rất nhiều bậc phụ huynh rất tin tưởng vào điểm số và khả năng học văn của con em mình ở cấp dưới rồi lại hẫng hụt và thậm chí là oán trách các thầy cấp trên vì thấy điểm số của con cái đã tụt xuống một cách chóng mặt. Họ đâu có biết với chương trình Ngữ văn cấp THCS dù đã có kiểu bài phân tích ( gần với cấp THPT nhất ) thì chẳng qua nó vẫn là cái đuôi kéo dài của phát biểu cảm nghĩ theo lối cảm nhận văn học bằng cảm xúc thuần tuý, với có ý thức rất mờ nhạt về lý luận. Trong khi đó để có thể tạo cho học sinh khả năng đối thoại thì phải bắt đầu từ ngay các cấp học thấp các em phải được tự tìm hiểu, để có được những thắc mắc và đối thoại với giáo viên, Như một cỗ máy để lâu đã hoen rỉ chỉ trong chốc lát ( và có thể là vĩnh viễn) không thể hoạt động được. Suốt 12 năm học các em không được đối thoại, không biết đối thoại mà chỉ biết lặng im nghe thầy đọc và cắm cúi ghi, để dò dẫm qua những cấp học khấp khểnh và chông chênh như thế thì đến giờ các em tỏ ra ấp úng, sợ sệt khi được hỏi cũng là điều quá dễ hiểu. Học tập là niềm vui, là sự thích thú, vậy thì còn gì đau lòng hơn mỗi khi “ được ” đứng lên trả lời câu hỏi các em học sinh của chúng ta xuất hiện với dáng đứng thì vẹo vọ, mặt thì sợ sệt, trả lời thì lúng túng theo đúng nghĩa người ta gọi là “lên thớt ” vậy. Không chỉ có con người tinh thần mà cả con người sinh học cũng cần phải được dèn luyện mới có thể thường trực một khả năng nào đó mà các nhà khoa học gọi là phản xạ có điều kiện. Vậy thì tại sao chúng ta không tạo lập cho các em điều kiện ấy cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Không giúp học trò tự cất lên tiếng nói của bản thân mình về những gì các em thắc mắc ở bài giảng, ở cuộc sống thì đặt câu hỏi phỏng có ích gì. Với kiểu làm việc “ đi tắt đón đầu” chỉ muốn thay đổi nhánh chóng một cách duy ý trí như vậy rồi lại ca cẩm học sinh là yếu kém thậm chí ( xin lỗi tất cả các em ) là ngu rốt này nọ thì quả là điều đáng buồn. Hãy dậy cho học sinh biết nói bằng cái đầu của mình trong khoa học chúng ta sẽ có được mọi thứ.

    2. Một vài ý kiến tham khảo:

    Tuy nhiên để có thể áp dụng cách thi cho phép thí sinh được sử dụng tài liệu thì có lẽ phải tìm ra một cách dạy và học khác mà xin được tạm gọi là cách dạy và học năng động. Người viết có thể đưa ra một vài ý kiến tham khảo về cách làm này như sau:

    Thứ nhất: Nên có sự liên thông về chương trình giữa các cấp học một cách hiệu quả hơn nữa. Thực ra trong suốt những năm gần đây các nhà giáo dục đã tính đến điều này nhưng sự liên hệ của giữa các cấp học là rất ít ỏi, dường như cấp nào chỉ hoàn thành chọn nhiệm vụ cấp ấy theo kiểu mỗi cấp là một tầng của ngôi nhà 4 tằng ( nhiều người đã gọi vui bậc Đại học là phổ thông cấp 4 ). Người đi học muốn lên tầng cao hơn thì chịu khó học lên cao thêm nữa. Trong khi đó đáng ra các cấp học phải là một hệ thống liên kết theo trục dọc, ở cấp dưới còn để ngỏ những câu hỏi để tạo sức hấp dẫn và hứng thú cho người học muốn vươn lên cấp học cao hơn. Đã có tình trạng có những tác phẩm văn học ở cấp THCS được khai thác rất vừa phải ( tất nhiên là để phù hợp với học sinh cấp học này) nhưng theo cái lối đơn giản hoá vấn đề và tất cả dừng lại ở đó khiến cho người học yên tâm và chủ quan với những gì mình đã biết. Đó là những lời bình rất trung trung, không bám sát văn bản ngôn từ và nặng về cảm xúc rất nông cạn. Đến khi lên cấp học cao hơn, thấy cách khai thác phức tạp hơn các em cảm thấy chán và có khi còn nghi ngờ những cách khai thác ấy là phi văn chương nữa là đằng khác.

    Thứ hai: Nên xây dựng một kho tư liệu để học sinh có thể truy cập. Đó là sự đầu tư về nguồn tài liệu, trang thiết bị thí nghiệm và những trang wed o­nline về các lĩnh vực khoa học một cách qui củ và thuận tiện hơn hiện giờ để các em dễ dàng tìm kiếm thông tin. Quá trình đó được bắt đầu từ cấp học mầm non thông qua những phương pháp học tập với thiết bị trực quan sinh động từ đơn giản như ghép hình, ghi nhớ hình ảnh theo chủ đề chứ không phải là những lối lắp ghép quá cũ kĩ và rạc như bây giờ. Còn từ cấp tiểu học trở lên, các em có thể truy nhập giữ liệu trong máy tính và làm những bài tập trắc nghiệm thông qua các phần mềm tự chấm điểm và đánh giá. Nếu như trong điều kiện kinh phí còn khó khăn, các em chưa có điều kiện cập nhật thông tin trên mạng ở trường và khi về nhà thì phải có một hệ thống sách tư liệu công cụ có sự cập nhật thông tin tương đối. Ở đây cũng cần đề cập một vấn đề là sách giáo khoa của chúng ta quá mỏng hình như chỉ phục vụ cho yêu cầu giảng dậy trên lớp mà chưa chú ý đến nhu cầu tìm hiểu thêm của học sinh. Việc chọn một tác phẩm của một tác giả để giảng dậy là đúng nhưng ngoài ra sao chúng ta không in thêm một số tác phẩm nữa để các em có thể tham khảo nhiều hơn. Với lượng những bài đọc thêm trong chương trình vẫn là quá ít ỏi. Và có lẽ cần in thêm cả những bài viết của các học giả, của những người viết cùng trang lứa với các tác giả này để các em dễ hình dung về những yếu tố liên quan đến tác phẩm. Để hiểu về một nhà văn nào đó học sinh phải cần đến nhiều điểm nhìn tham chiếu, ngay đến các nhà nghiên cứu cũng phải tìm đọc nhật kí, tiểu sử và điền dã đến miền quê của các nhà văn mới có thể phác thảo được chân dung nghệ thuật của họ. Vậy nếu để các em chỉ biết trông chờ vào bài giảng thì quả là rất khó khăn và dễ gây ra nhàm chán vì thấy nhà văn nào cũng giống nhau. Nhà văn nào cũng thuộc về một xứ sở, các nhà toán học, vật lý, hoá học… cũng vậy. Ai cũng sống và nghiên cứu, sáng tạo trong một không gian văn hoá và thời điểm lịch sử nhất định. Tin chắc rằng nếu chỉ dừng lại ở một vài dòng Tiểu dẫn trong sách giáo khoa các em học sinh ( đang ở cái tuổi rất hạn chế về vốn sống ) rất khó hình dung và yêu thích những bài học của mình.

    Thứ ba: Là vấn đề đánh giá năng lực con người. Điều nay thoạt nghe có vẻ rất xa xôi nhưng từ sự đánh giá chính xác về năng lực của học trò sẽ giúp các em có được sự định hướng đúng đắn và động lực để học tập một cách tích cực. Chúng ta phải thấy rằng xưa nay những người thành đạt và nổi tiếng trong mọi lĩnh vực thường có những lối rẽ khang khác trên con đường tới đích so với những người bạn học của mình. Đơn giản chỉ là họ nhậy bén hơn, tư duy sâu sắc hơn và khả năng sáng tạo cao hơn. Vì thế, ngoài những câu hỏi thông thường vẫn nên để ngỏ một hành lang thống thoáng cho các “ sao ” có thể vượt lên bằng một lối đi riêng chứ không phải để họ phải bước qua 12 năm phổ thông và 4 - 5 năm đại học một cách tẻ nhạt như thế được nữa. Việc tạo cho người học có cách học năng động cũng sẽ phản ánh chính xác con đường chiếm lĩnh khoa học với đúng nghĩa của nó là với đầy những sự táo bạo, va vấp và cuối cùng là sáng tạo. Chúng ta sẽ tránh được một tình trạng của cách dạy và học bây giờ là nhiều thầy, cô đã ngây thơ khi thấy có học trò còn ít tuổi đã sớm “ tròn chịa ” trong tư duy để rồi sau này mới vỡ ra càng ngay em đó càng cằn cỗi và mờ nhạt. Sự thực là ngay cả các nhà khoa học lỗi lạc cũng không ai băng băng về đích ngay từ đầu. Tất cả sự thành công của họ đều là sự phản biện cho lối học hành cú đậu từ xưa đến nay mà họ đã gặp phải. Bởi thế mà họ thường va vấp, rồi tự khám phá và cuối cùng mới đạt được một điều gì đó nhưng là một đỉnh cao vĩ đại. Còn với lối mớm kiến thức như chim mẹ mớm cho con sẽ sản sinh ra những học trò chỉ chú tâm vào việc tổng kết, làm đề cương, học thuộc, làm đúng các thao tác để tạo nên sự hoàn hảo giả tạo. Khi phải tự mình làm chủ một hướng đi, phải sáng tạo thật sự thì họ mới bộc lộ hết sự cứng nhắc và thụ động. Chúng ta đừng quên câu chuyện về chú thiên nga xinh đẹp khi còn bé vẫn bị đàn vịt con gọi là “ con vịt xấu xí ” nó không chỉ là truyện cười của một thời đại. Với một em học sinh cái tương lai của mười năm, hai mươi năm sau khi em đó phát huy năng lực của mình để xây dựng đất nước mới thật sự là cái đích của những người làm giáo dục. Một khi đã là sự nghiệp trồng người thì chúng ta nên cố gắng trồng được những cây đại thụ chứ không phải chỉ là thứ si, đa trong chậu cảnh tuy rất hoàn hảo nhưng bé mọn và cằn cỗi.

    Cuối cùng để kết thúc bài viết này người viết muốn nói một điều rằng tâm hồn học trò bao giờ là cốc nước trong veo nhưng vô cùng tinh khiết có đủ tiềm năng để tạo nên đủ mọi loại mầu sắc. Chúng ta có thể tạo nên sắc hồng tuyệt đẹp hay vô tình để nó vấy bẩn cũng bắt đầu từ ly nước đó.

    school@net (Theo http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/bandocvatoasoan/5949/index.)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.