Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89511967 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Chương trình và sách giáo khoa trong luật giáo dục

    Ngày gửi bài: 16/05/2009
    Số lượt đọc: 2852

    Nguyễn Xuân Hãn
    Đã đăng Tuần báo Văn Nghệ Số 17-18 (651-652), Chủ Nhật, ngày 26-4 và 3-5-2009 HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

    Chương trình là cốt lõi của nền học, sách giáo khoa (SGK)là phương tiện tối thiểu cho dạy và học, được tất cả các quốc gia coi trọng, ảnh hưởng đến con người , kinh tế xã hội của nó rất lớn và phức tạp. Giáo dục ổn định phát triển, hay tụt hậu, bị xáo trộn , thương mại hay tự do do hóa phần lớn xuất phát từ sự nhận thức của những người có trách nhiệm về thiết kế chương trình và việc soạn thảo các bộ SGK. Lượng sách giáo dục hiện nay được xuất bản ồ ạt với số lượng lớn, chất lượng thấp không đạt được mục tiêu ổn định. Phóng viên có buổi trao đổi với GS Nguyễn Xuân Hãn về việc sửa đổi Luật GD “ một chương trình nhiều bộ SGK.. “

    Phóng viên (PV). Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ( Bộ GD-ĐT) dự kiến sửa đổi Luật GD, có phần liên tới chương trình và sách giáo khoa (CT-SGK), trên công luận hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau. Là người nghiên cứu vấn đề này từ nhiều năm nay, Giáo sư suy nghĩ thế nào về điều đó?

    GS. Nguyễn Xuân Hãn (NXH). Xin khẳng định không có gì mới, xin nhắc lại kiến nghị của Bộ GD-ĐT “ Một chương trình giáo dục phổ thông trong tương lai có thể có 2-3 bộ SGK được phát hành cùng một lúc , do Bộ trưởng duyệt và quyết định , và giám đốc sở GD-ĐT ở mỗi địa phương có thể quyết chọn một trong những bộ SGK đó để sử dụng ở địa phương mình” để sửa điều 25 của Luật GD năm 1998. (Báo Lao Động số 135/2005 (6824) ngày 17/5/2005, trình Quốc hội, nhưng nó đã bị bác bỏ. khi thông qua Luật GD năm 2005 Còn ý kiến bàn trên công luận rất nhiều, nhưng chưa làm rõ bản chất của khoa học của CT-SGK và còn xa với thực tiễn dạy và học hiện nay.

    PV. Vậy theo Giáo sư bản chất khoa học của vấn đề, theo khoa học được hiểu như thế nào?

    NXH. Chương trình là cốt lõi của nền học, SGK là tài liệu mang tính pháp lý trong dạy và học. Qua nghiên cứu, xin khẳng định suốt 28 năm qua ta chưa hề có chương trình giáo dục chính thức của Nhà nước, mỗi chương trình đều nhiều sách tương, nhưng không hề chọn được bất cứ một bộ SGK chuẩn với đúng nghĩa khoa học.

    Chương trình phải được quan niệm như một chỉnh thể xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, nhưng khi thực hiện ta chia nó thành 3 khúc:Tiểu học, THCS và THPT. Khúc Tiểu học ta thiết kế 4 chương trình khác nhau chương trình 165 tuần, 120 tuân, 100 tuần và Chương trình công nghệ GD, việc chỉnh sửa và hợp nhất liên miên sau đó mãi đến năm 2002 ta gộp thành một chương trình Tiểu học. Một khúc chương trình THPT năm 1993 được chia tách thành 3 Ban, Ban A (khoa học tự nhiên), Ban B (khoa học tự nhiên—kỹ thuật) và Ban C (khoa học xã hội), đến năm 1998 phân Ban đã bị xóa khi thông qua Luật GD, năm 2002 khúc chương trình THPT này lại phân thành 2 Ban – Ban Tự nhiên (A), Ban xã hội (C);khi triển khai gặp sự cố vì xuất hiện Ban “không vào Ban A , và cũng không vào Ban C ) vào năm 2003, thường vụ QH đồng ý với tờ trình Chính phủ cho việc dừng triển khai phân Ban lại hai năm để nghiên cứu lại (Báo Thanh Niên số 360(2925) ngày 26-12-2003). Đến 2005 lại có 5 Ban, Ban tự nhiên A, Ban xã hội C và Ban cơ Bản (CB) , Ban cơ Bản hướng –khoa học tự nhiên (CBA); Ban cơ bản hương khoa học xã hội (CBC), nhưng cũng không được xã hội hội chấp nhận.(!?) Chưa bàn đến vấn đề thi cử, chương trình giáo dục chính thức với nghĩa hẹp từ ngày đổi mới đến nay, rõ ràng chưa thiết kế được. Vậy mệnh đề một chương trình mấy bộ SGK rõ ràng thiếu điểm tựa xuất phát?

    Về SGK, cuối những năm tám mươi của thế kỷ trước, một chương trình ta chỉ đạo biên soan 3 bộ SGK toán, và 2 bộ SGK văn khác nhau cho hai miền của một đất nước thống nhất, khi vận dụng vào thực tế dẫn đến sự rối loạn trong dạy và học. Vào cuối những năm chín mươi thế kỷ trước ta lại phải hợp nhất các bộ SGK trên thành một bộ SGK thống nhất theo từng môn về môn toán và môn văn. Đến năm 2002 ta lại chỉ đạo một chương trình viết hai bộ SGK về các môn Toán, Lý Hóa, Sinh và Ngữ Văn (Văn và Tiếng Việt) ! Đến năm 2005, thay đổi thiết kế phân Ban, và biên soạn nhiều loại sách cho 5 Ban kể trên. Chưa kể những SGK bắt buộc học sinh phải mua, ta lại biên soạn nhiều sách tham khảo.Theo số liệu điều tra ở Cty phát hành sach Hà Nội năm 2008, có 3120 sách tham khảo cho tất cả HS phổ thông, cụ thể Lớp 1cos 59 cuốn, lớp 2 (85c); Lớp 3(109c) ; Lớp 4 (147c); Lớp 5 (180c); Lớp 6(202c); Lơp7 (199c); Lớp 8 (288c); Lớp9 (357c); Lớp 10 (394c); Lớp 11-(442c); Lớp 12 (148c) vân vân .

    Một quyển sách chuẩn mực hay một bộ sách từ lớp 1 đến lớp 12, các kiến thức phải được chỉ đạo “theo một tư duy khoa học nhất quán và thống nhất” và có sự hài hòa giữa các môn học. Việc chỉ đạo biên soạn sách của nước ta “chẳng giống Ai”. Nhiều tác giả đã bức xúc cảnh báo: Nếu cứ phải “quay lưng vào nhau” để biên soạn các bộ SGK khác nhau, khi chưa nhận thức rõ đâu là chuẩn mực về mặt học thuật, thì sự rắc rối cho việc dạy và học, cứ thế này thì là một mối lo

    So với các nước chương trình giáo dục của ta quá nặng, nhiều nội dung trong SGK nặng hơn từ 1 đến 3 năm, cách trình bầy không liền mạch, ngôn ngữ sử dụng tru tượng xa cuộc sống, khó học khó nhớ. HS phải học thêm từ lớp 1, làm các em mất tuổi thơ. Sô tiền học thêm rất lớn, theo số liệu điều tra của Việt nam với tổ chức quốc tế khoảng 300 triệu USD/năm

    PV. Chuyện sách giáo dục, ngoài chính thức còn có tham khảo vân vân

    NXH. Chưa kể sách ngoài luồng, năm 2001 theo thống kê chính thức của Cục xuất bản cả nước xuất bản, năm 2001 cả nước phát hành 237,760 triệu bản, 2004 – 242,7 triệu bản, 2005-276,447 triệu bản, 2008 – 279, 913 triệu bản, trong đó sách của NXBGD chiếm khoảng 80%. Tỷ lệ (sách và giáo trình đại học và sách phổ thông) xấp xỉ chưa đến 1% . Tỷ lệ này kéo dài hàng chục năm nay. Ở bậc phổ thông “bội thực về sách”, còn ở bậc đại học “đói sách”. Bất chấp ”sự bội thực sách” này , người ta lại bàn làm sao để ”tăng thêm” nhiều sách, còn chỗ ”thiếu” ơ bậc đại học, hầu như không được đặt ra để khắc phục trong hơn 20 năm đổi mới.

    Hiện nay trong toàn quốc có 55 NXB, và 6200 doanh nghiệp và cơ sở in ấn của Nhà nước và tư nhân, với doanh thu 1 tỷ USD/năm, với tốc độ tăng doanh thu trung bình 100 triệu USD đến 150 triệu USD/năm. Riêng giấy in sách giáo dục cần khoảng 2 triệu tấn/năm, trong nước chỉ cung cấp được 40% còn lại 60% phải nhập ngoại.Tính riêng môn Tiếng Việt lớp 1, từ năm 2002 đến 2008, NXBGD đã thu của dân khoảng 230 tỷ đồng/môn, xấp xỉ 14 triệu USD/môn, mà không phải đầu tư gì nhiều. Ở bậc phổ thông có khoảng 200 tựa sách như vây.

    Học sinh ở nhiều nước, đặc biệt là những nước giầu có được cung cấp miễn phí SGK chuẩn mực và chất lượng. Việt Nam còn nghèo người dân năm nào cũng phải bỏ hàng trăm triệu USD, mua sách học thiếu chuẩn mực cho con. Trong khi đó cơ quan có trách nhiệm, rất tiếc không thấy bàn đến việc làm sao chương trình và SGK chuẩn mực để ổn định giáo dục, mà năm nào cũng bàn giảm tải, giảm sai, tăng giá sách hay sửa luật GD để tăng lượng in ấn và bán được nhiều sách?.

    PV. Tại sao cho đến nay theo Giáo sư ta không làm được CT-SGK chuẩn?

    NXH. Nguyên nhân thì có nhiều, xin hệ thống lại một số

    Chuẩn kiến thức-rất quan trọng, nó được vi như cái thước tre, mà người nông dân sử dụng để đo dạc khi xây nhà, theo ông Trân Kiều- nguyên Viện trưởng Viên KHGD thừa nhận là chưa tìm được để thiết kế CT-SGK chuẩn ở nước ta mấy chục năm qua. Xây một ngôi nhà mà không có thước tre, thì nó méo mó lệch lạc như thế nào Ai cung có thể hình dung được! .Năm 2002 ta tiến hành đổi mới chương trình và thay SGK ở bậc phổ thông. Nếu chương trình giáo dục người ta bắt đầu từ chữ cái theo A, B, C,…thì ở ta bắt đầu từ chữ E !

    Trên thế giới tồn tại một chuẩn mực chung chương trình giáo dục cấp quốc tế, đặc biệt là GD phổ thông với cùng một trình độ, để HS từ nước này sang nước khác học được, sự khác nhau về chương trình nếu có cũng dễ dàng được giải quyết. Khoa học không có biên giới, chỉ có nhà khoa học là có quốc tịch. Làm CT-SGK chuẩn là một công trình khoa học lớn của Quốc gia Hiên nay trên thế giới nước nào cũng có CT_SGK chuân của riêng mình , bất kể nước đó là nước tiên tiến như Anh, Đức, Mỹ, Nga, và Pháp, mà kể cả những nước còn khó khăn hơn ta ở các nước châu Á, Phi và Mỹ La Tinh cũng làm được.

    Ngày 28-10 -2008, tại một cuộc họp quốc gia về GD, đã có câu hỏi cho người có trách nhiệm nhất về GD hiện nay, vậy các nước, kể cả nước lạc hâu hơn ta, đã làm CT-SGK chuẩn mực như thế nào ? và họ làm được, còn ở nước ta đã 27 năm qua chưa hề có CT-SGK chuẩn? Câu trả lời, rất tiếc tìm mãi vẫn chưa ra!

    GD là quốc sach hàng đâu, GD nước ta đa được vay tiền từ nhiều ngân hàng nước ngoài, trung bình 100 triệu USD/năm kể từ năm 1993 đến nay. Vay tiền nước ngoài thì người nước ngoài tham gia chỉ đạo biên soạn và thẩm định CT-SGK, kể cả cao dao tục ngữ nước ta! (Ví dụ như 10329/VP do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT ký ngày 10/11/2000 mời tác giả VN đến tập huấn biên soạn).Một chỉnh thể khoa học, lại sử dụng cách tiếp cận tiểu nông (cắt khúc cuốn chiếu, vừa chạy vừa xếp hàng) cùng với đồng tiền vay và chỉ đạo từ bên ngoài, thì những sai sót mà mà ta phải chỉnh sửa triền miên là khó có thể tránh khỏi.

    Việc học sinh bỏ học đang là một vấn nạn, có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân quan trọng thiếu CT-SGK chuẩn, phù hợp với nước ta. Theo số liệu tháng 10-2008 của Vụ kế hoăchj tài chính (Bộ GD-ĐT), tỷ lệ trẻ bỏ học là 230 nghìn em (chiếm 1,37%), nhưng theo các chuyên gia khoảng 1 triệu em (6%)(Kinh tế Nông Thôn, 10-121-2008) . Theo báo cáo của UNDP (chương trình phát triển liên Hợp quốc) con số gần 2 triệu em (12%) trẻ em không đến trường . bỏ học hay không học hết câp!

    PV. Vậy ý kiến của GS về CT-SGK ở bậc phổ thông?

    NXH. Việc dự kiến sửa đổi và bổ xung khoản 3 Điều 29 của Luật GD của Bộ GD-ĐT, qua phân tích kể trên là không có cơ sở thực tế và không đúng với tư duy khoa học. Hiện có ý kiến cho rằng nên để nhiều người biên soạn sách, tương tự như phong trào “Toàn dân đúc thép vào những năm mươi của thế kỷ trước ở nước ngoài” . Kết quả Ai cũng biết, người ta Ai cũng biết, người ta chỉ thu được gang, chứ không có thép.Tư duy khoa học, xin lưu ý không phải nhiều tiền hay đông người là thay thế được.

    Theo Điều 36 của Hiến pháp, Điều 100 của Luật GD năm 2005, về CT giáo dục và SGK , người chịu trách nhiệm trước QH và nhân dân là Chính phủ, cụ thể là Thủ tướng. Để giải quyết tận gốc vấn đề ta cần sớm có CT-SGK chuẩn, nếu phát huy nội lực loại bỏ tư tưởng sính ngoại. Giải pháp mới cho CT-SGK chuẩn phù hợp với VN, hội nhập với thế giới theo các chuẩn mực quốc tế sẽ hoàn thành trong vòng 1 năm, với kinh phí 100 tỷ đồng, để có thể thay đồng loạt CT-SGK mới từ lớp 1 đến lớp 12 trong thời gian tới đã được những nhà khoa học nước ta khẳng định.Tính hiệu quả và thực tế của giải pháp này, xin lưu ý đến nay, không còn bất cứ phản bác nào, kể cả lãnh đạo Bộ GD-ĐT. Chế tài sử dụng SGK chuẩn, ít nhất 10 năm hoặc lâu hơn mới được in lại một lần, sẽ sớm được Quốc hội thông qua. Việc cung cấp miễn phí SGK cho học sinh như các nước, sẽ hoàn toàn khả thi.Kéo dài cách làm lạc hậu hiện nay , thật bất lợi cho sự nghiệp trồng người, và gây thiệt hại lớc cho dân.

    Vấn đề còn lại là con người và tổ chức, người chúng ta thông thiếu, miễn là biết tựa chọn và dùng.

    PV: Xin cảm ơn Giáo sư!

    School@net (Theo Tuần báo Văn Nghệ Số 17-18 (651-652))



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.