Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89507200 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Ngăn cỗ xe giáo dục lao dốc

    Ngày gửi bài: 24/09/2009
    Số lượt đọc: 2698

    Đã chọn nghề, sống cho trọn đạo

    Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Nói về giáo dục, về nhân cách thầy cô nhưng thật ra chúng ta phải bàn về những vấn đề của XH, của cả cơ chế, và bàn về quản lý XH đó.

    Bạn đọc đang đợi GS Thuyết, nhà văn Chu Lai và những trí thức khác đưa ra câu trả lời cho việc làm thế nào để giải cứu cho họ phần nào sự thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng về sự xuống cấp của giáo dục? Liệu có gì để chúng ta còn le lói niềm tin?

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Lúc còn thanh niên, tôi được nghe những người gần gũi kể về tấm gương các vị lãnh đạo như: ông Nguyễn Lương Bằng, ông Trần Kiên - những người rất liêm khiết, thậm chí khi về hưu không mang theo bất cứ cái gì, kể cả cái giường của cơ quan. Dù chưa một lần được tiếp kiến các vị, nhưng câu chuyện đó để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc, trở thành lý do quan trọng khiến thế hệ chúng tôi thấy mình cần phải giữ mình, rèn luyện.

    Những tấm gương quý như thế cần phải được tuyên truyền, nhân rộng ra. Như anh Chu Lai nói, không thể đòi hỏi một xã hội toàn những người thánh thiện, tuyệt vời. Muốn có được điều kiện tốt cho những tấm gương đạo đức, XH phải có luật pháp và phải thi hành luật pháp thật nghiêm. Đây là trách nhiệm chung của hệ thống chính trị, của mỗi công dân.

    Từng là một thầy giáo, bây giờ dạy theo chế độ thỉnh giảng và cũng là một đại biểu quốc hội, chúng tôi cũng phải góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính để người dân, học sinh biết mình được hưởng những quyền gì và nhất định phải được hưởng.

    Với XH, con đường thượng tôn pháp luật chính là con đường phải làm triệt để. Còn nhùng nhằng, không quyết liệt thì rất khó khắc phục.

    Về phía các thầy cô, trước những hiện tượng tiêu cực, các thầy cô và cả nền GD không được buông xuôi. Mỗi người phải là điểm sáng, vì họ chính là niềm hi vọng của dân, để từ đó nhân rộng ra.

    Ai thấy không thích hợp với ngành, với nghề nghèo khó, buộc phải gương mẫu này thì hãy ra khỏi ngành, chọn công việc khác. Đó là con người có bản lĩnh đàng hoàng. Còn nếu đã chọn thì phải sống sao cho trọn đạo.

    Nếu lý tưởng của anh là sống sung sướng về vật chất thì tôi nghĩ là nghề này không đáp ứng được đâu.

    Phụ huynh cũng đừng tạo ra những nguyên nhân gây ra tiêu cực cho các thầy

    Đối với quản lý ngành, phải nghiên cứu rất nghiêm túc, phải đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân và đưa ra được giải pháp khắc phục.


    Tôi cũng xin nói: thật ra việc này chỉ tập trung ở 1 số địa phương, thành phố lớn thôi. Là đại biểu QH của tỉnh miền núi, thực tế tôi thấy, ở miền núi, giáo viên phải đến dỗ dành, cõng học sinh đi học. Chỉ số ít khu vực dễ xảy ra tiêu cực, do đó, phải làm thật tốt công tác thanh tra, giám sát.

    Nếu chỉ kêu gọi về mặt lý tưởng thì không đủ mà phải có hệ thống thanh tra.

    Tôi mong dư luận XH, các nhà báo phải tạo điều kiện để phát triển GD thật tốt. Và đấu tranh chống tiêu cực phải dũng cảm lên.

    Đấu tranh ngay từ kiếp này

    Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Cụ bà 80 tuổi Lê Hiền Đức được nhiều người trong XH biết đến là người bao nhiêu năm chỉ làm công việc chống tiêu cực bằng những bằng chứng.

    Cụ bà đã gọi điện cho VietNamNet để nhắn gửi tới hai vị khách mời: trong nhà bà có rất nhiều hồ sơ, có thể dày tới cả mét, về những vấn đề tiêu cực có chứng cứ rõ ràng.

    Bà đã nhiều lần làm việc với thanh tra HN, Bộ GD nhưng cuối cùng chủ yếu chỉ nhận sự im lặng hoặc không có kết quả gì khả quan. Liệu việc đấu tranh như thế này có nên tiếp tục, và nếu làm, liệu đến bao giờ sẽ có sự đổi thay?

    Nhà văn Chu Lai: Tôi chia sẻ với cụ bà 80 tuổi ấy. Đi nhiều, tôi đã nghe trăm ngàn điều tưởng chừng phi lý, nhưng lúc bình tĩnh thì thấy nó lại là tất yếu trong hành trình lịch sử.

    Chỉ có thể nói với bà Đức rằng: Tôi tôn vinh hành vi dũng cảm của bà bằng cả sự hi vọng và tuyệt vọng. Hi vọng nó sẽ đánh động được tâm thức tử tế của đội ngũ thầy cô hôm nay.

    Giống như văn học, sân khấu - điện ảnh, sức khoẻ của nó không phụ thuộc vào những lời hiệu triệu. Nếu chỉ hiệu triệu thì sẽ trở thành nhờn thuốc. Nếu chỉ kêu gọi thì sẽ thành miễn dịch.

    Tôi nghiệm thấy: Một là, đừng bao giờ coi thường kinh tế, bởi nó thường tỉ lệ thuận với nhân cách. Kinh tế phát triển, nhân cách có điều kiện phát triển theo. Đưa đất nước phát triển và ổn định thì tự nhiên, nó sẽ tác động đến nhân cách con người, không riêng gì nhà giáo.

    Hai là, giải pháp tình thế là nghiêm trị. Ta đã hô hào nhiều quá, nhưng chúng ta chưa đi sâu vào các nhà trường. Hầu như không có trường nào không có chuyện mua bán điểm chác. Thực tế, có những người đi học nhưng không học, chỉ đến ngày đến tháng thì nộp tiền và nhận điểm cao. Điều này làm sản sinh một đội ngũ giáo viên què quặt.

    Nên chăng, ta cần làm cuộc nghiêm trị từ ngay trong nhà trường?

    Mang trái tim người lính, tôi mong cụ bà không tuyệt vọng. Hi vọng đời sau sẽ tốt đẹp hơn. Nền tảng đạo lý, bề dày lịch sử của dân tộc, hiền tài nguyên khí… sẽ tạo nên hơi thở mới, thổi dọc tất cả các nhà trường…

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Bao giờ con người cũng phải hi vọng, tin tưởng vào kiếp sau, nhưng sẽ tốt hơn nếu hi vọng và đấu tranh ngay trong kiếp này.

    Bà Hiền Đức cho đến bây giờ vẫn băn khoăn, trăn trở đấu tranh chống tiêu cực cho thấy bà vẫn tin vào lương tâm của xã hội, tin vào ngành GD.

    Điều đó rất đáng trân trọng, và mong rằng có nhiều bà Hiền Đức hơn nữa.

    Đối với những hồ sơ cụ thể, nêu thấy điều gì chưa hài lòng, bà có thể tiếp tục chuyển đến các Uỷ ban quốc hội, chúng tôi là UB văn hóa giáo dục thanh niên và nhi đồng. Chúng tôi không nghĩ rằng có thể giải quyết hết tất cả mọi việc nhưng hứa sẽ tích cực theo đuổi, không phải để bỏ tù, trừng trị ai mà đấu tranh để dẹp tiêu cực, làm cho môi trường GD, cũng như môi trường XH trong sạch.

    Bảo vệ cái chốt của mình

    Bạn đọc Nguyễn Thị Thanh Xuân: Tôi là một phụ huynh có 2 cháu nhỏ đang lứa tuổi đến trường. 2 cháu nhà tôi hình như đang mất hoàn toàn niềm tin vào thầy cô bởi vì những gì đang diễn ra xung quanh các cháu, những bất công, xấu xa tồn tại ngay trước mặt mọi thứ đều đổ ra thanh tiền, trường mình định học, thứ hạng, hạnh kiểm… Cháu không cảm thấy an toàn, thân thiện khi đến trường. Mỗi ngày học là mỗi ngay vượt qua các cửa ải.

    Vui làm sao được khi đến trường gặp 1 thày giáo cấp 3 thường xuyên mắng chửi và khủng bố, nói học sinh là đồ ngu, đồ khốn nạn. Điều này đang diễn ra ở 1 lớp của 1 trường điểm trong TP.

    Các ĐBQH, đặc biệt trong Uỷ ban của ông có thể làm điểu gì để có thể cải biến dược những vấn đề suy đồi của xã hội?

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Trước hết tôi muốn nói với cô Xuân là: Người lớn chúng ta có thể giảm niềm tin, mất niềm tin, thậm chí có thể bế tắc đến mức chỉ có thể hi vọng vào kiếp sau nhưng không thể để trẻ con như vậy.


    Các cháu còn có cả tương lai phía trước, phải tránh cho các cháu chứng kiến cảnh tiêu cực. Nếu các cháu có mắt thấy tai nghe thì phải làm sao cho các cháu hiểu đây là những hiện tượng xấu trong XH và mình phải đấu tranh với nó. Hãy nghĩ rằng không phải mọi thứ trong XH đều như thế.

    Các đại biểu nói chung đặc biệt trong UB nói riêng có trách nhiệm theo dõi công tác GD. Chúng tôi tích cực tham gia và giải quyết vần đề được gửi đến từ học sinh, phụ huynh…

    Nhưng cũng phải nói đến những chuyện cụ thể như chuyện bà Xuân nói, nếu bà không thể phản ánh lên BGH, sở GD tỉnh bà.

    Hãy phản ánh với chúng tôi, ghi rõ tên tuổi địa chỉ cụ thể, chúng tôi có thể làm được gì đó.

    Mỗi người như một người lính, mình phải bảo vệ cái chốt của mình thật chắc.

    Vũ khí luật pháp để giải cứu lòng tin

    Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Thưa nhà văn Chu Lai ông từng đi qua cuộc chiến tranh, vậy bây giờ nếu ông là một vị tướng và cần giải cứu lòng tin của người dân này thì ông cử đến 1 binh đoàn gì, cần loại vũ khí gì và đâu là điểm tấn công đầu tiên của ông?

    Nhà văn Chu Lai: Vũ khí luật pháp. Người lớn có thể mất lòng tin nhưng không thể để trẻ em bởi chính trẻ em dễ mất lòng tin nhất. Những ấn tượng đầu đời sẽ ám ảnh suốt cuộc đời của các em. Và cái để các em tin không phải là sự khuyên nhủ của cha mẹ, lý thuyết mà phải là hiện trạng xảy ra trước mắt.

    Tôi thích cách ứng xử của Trung Hoa nghiêm minh trong mọi chuyện. Đã đến lúc sự báo động về nhân cách không cho phép tồn tại sự mủi lòng, cách ứng xử 9 bỏ làm 10, dĩ hoà vi quý, bùi ngùi thương nhớ… nữa.

    Bức thư của người mẹ là tôi rèn vũ khí. Đến ngay trường đó, phát động dân chúng và lập tức sẽ có các bằng chứng đầy đủ. Người giáo viên đó không đủ tư cách ở lại dể dạy dỗ học trò về đạo lý, cuộc sống và ngay lập tức phải chuyển nghề.

    Anh có thể nhá nhem bằng các nghề khác nhưng nghề này là truyền đạo lý, truyền tâm hồn cho một thế hệ. Thầy cô giáo là nghề thiêng liêng và cao quý nhất.

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của nhà văn Chu Lai. Chúng ta không thể mủi lòng, nguỵ biện, bênh vực… mà cần đến pháp lệnh.

    Vậy thì chúng ta đã làm những gì để vấn đề lối sống, thi hành luật pháp và những vấn đề khác, không chỉ ngành GD?

    GD là bộ phận tối quan trọng, chúng ta không chỉ đòi hỏi chỉ 1 ngành GD trong sạch và thực hiện sứ mệnh của mình mà phải đòi hỏi tất cả: XH, học sinh, phụ huynh, những người quản lý GD, quản lý NN…

    Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Đứng về mặt luật pháp theo ông có nhữg điều gì bất ổn trong quản lý XH của chúng ta?

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi, các qui định của luật pháp về cơ bản là đầy đủ. Vấn đề quan trọng nhất là thi hành luật thế nào. Hiện nay, thi hành luật không nghiêm. Vì sao? Vì rút dây động rừng, bản thân người đi xử không thấy tự tin khi xử cái sai của người khác?

    Đứng về phía xã hội, các đại biểu chúng tôi cần phải tăng cường giám sát xem các cơ quan hành pháp làm thế nào. Nếu phạm luật mà anh không vào tù, không bị kỷ luật thì sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân, ảnh hưởng đến cả thế hệ trẻ.

    Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
    : Cảm ơn 2 vị khách mời và các bạn đọc. Tôi nghĩ rằng buổi bàn luận hôm nay cũng như lời lên tiếng của các vị phụ huynh và hàng trăm bức thư mà chúng tôi không có thời gian, điều kiện để giới thiệu tất cả và những hành động của bà Lê Hiền Đức.

    Chúng ta làm tất cả những điều này không với hi vọng trong ngày một ngày hai sẽ lật ngược đuợc tình thế. Nhưng chúng ta không được phép thất vọng hay mệt mỏi. Chúng ta phải kiên nhẫn như gieo từng hạt giống của hy vọng và trách nhiệm vào lương tâm tất cả những người đang làm công tác GD, liên quan, có trách nhiệm hay lợi ích.

    Đừng để mỗi ngày cỗ xe GD, cỗ xe nhân cách thày cô cứ từng ngày lao dần xuống dốc.

    Cách đây vài tháng tôi có đến dự liên hoan thơ quốc tế ở Colombia, một đất nước nỏi tiếng về ma tuý, bạo lực, mại dâm. Tôi có hỏi ông Chủ tịch Fernando: Thơ ca có ý nghĩ thế nào, giá trị nào đối với người dân Colombia.

    Và ông nói với tôi rằng: Bạn hãy hình dung rằng mình đang đứng ở 1 con phố phía bên kia là bạo lực, đĩ điếm, ma tuý. Phía bên này là các nhà thơ và những ngưởi yêu thi ca.

    Các nhà thơ phải hiểu rằng họ thật khó có thể chiếm được toàn bộ bên kia con phố nhưng sứ mệnh của họ là giữ cho phố bên này còn nguyên vẹn. Trong đó chứa đựng hi vọng, sứ mệnh, và cả sự cảnh báo rằng chúng ta phải luôn luôn giữ gìn những phần chúng ta đang có từ nền GD, những gương tốt của các thày cô, truyền thống mái trường chia sẻ.

    Trong số các thầy cô trước kia cũng như bây giờ, có rất nhiều thày cô rất trẻ đang là những người rất đáng tôn trọng và có thể đợi chờ ở họ.

    Chúng ta hi vọng vào lương tâm của phụ huynh, XH, những người có trách nhiệm cùng với luật pháp minh bạch, chính xác, bền vững và được thực thi trên toàn XH và sự gương mẫu của những người lãnh đạo ở mọi cấp.

    Một lần nữa, xin cám ơn 2 vị khách mời, các bạn đọc của VietNamNet, và Tuần Việt Nam. Cám ơn tất cả các thầy cô giáo, những người đã dựng lên một nền văn hoá truyền thống trong nhà trường với sự kính trọng, tin cậy, yêu thương cao nhất của các học sinh.

    Bởi vì những phần kia không phải là con sâu bỏ rầu nồi canh nữa mà là vấn đề cần báo động nhưng vẫn là số ít, cá nhân tôi và xã hội tin rằng lương tâm trong sạch của đội ngũ những thầy cô có nhân cách giáo sẽ dập tắt những điều xấu hổ mà chúng ta đang phải chứng kiến. Và hơn ai hết, chính các thầy cô sẽ phải là những người tiên phong trong cuộc đấu tranh chống lại tiêu cực của nền GD.

    • Tuần Việt Nam

    School@net (Theo http://www.tuanvietnam.net/vn/tructuyenvoitop/8055/index.asp)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.