Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89571075 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đừng đổ tất cả lỗi lầm cho giáo dục

    Ngày gửi bài: 11/04/2010
    Số lượt đọc: 2436

    Giáo dục cho học sinh, sinh viên có phẩm chất đạo đức không chỉ nhờ vào cải cách GD. Không có những biến chuyển tích cực về hệ thống liên quan tới kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa thì việc hô hào nâng cao đạo đức học sinh, sinh viên trong nhà trường hoàn toàn vô ích.

    Mỗi khi học sinh, sinh viên gây ra những sự việc đau lòng, ngay lập tức dư luận xôn xao "Giáo dục hỏng rồi!" và đổ vấy mọi tội lỗi cho GD. Đành rằng từ khi bắt đầu biết nhận thức đến lúc thành niên, những gì con người thu nhận được từ nhà trường là vô cùng quan trọng, nhưng liệu nhà trường có chịu trách nhiệm hoàn toàn trước sự suy thoái đạo đức của một bộ phận học sinh, sinh viên ngày nay?

    Nhân chi sơ, tính bản gì?

    Nhận thức của chúng ta thường lệch lạc: Người cho rằng trẻ em như tờ giấy trắng, ngây thơ trong sáng. Người cho rằng bản tính con người sinh ra vốn hung ác, nên chỉ cần dịp thì bộc lộ mà thôi (đây là bình luận của không ít người khi xem clip nữ sinh đánh nhau). Tuy nhiên xem xét thấu đáo, con người mang sẵn trong mình tính thiện và tính ác.

    Sự kết hợp hai bản tính này giúp con người từ thuở săn bắt, hái lượm sinh tồn, vì đấu tranh sinh tồn không chỉ là quá trình tranh giành sự sống mà còn là quá trình hợp tác để cùng chống lại thiên nhiên, kẻ thù.

    Nếu nhìn vào quãng thời gian tiến hóa của con người, tới 9/10 (thậm chí còn dài hơn) quãng thời gian kể từ thời nguyên thủy đó, chúng ta đã sống cuộc sống hoang dã như thế. Con người lịch sự, văn minh mới chỉ "đổi đời" trong quãng thời gian vô cùng ngắn ngủi. Do đó, những tính cách từ của thời kỳ săn bắt, hái lượm ấy vẫn ảnh hưởng nhiều đến chúng ta theo nguyên lý di truyền.

    Như vậy, công bằng mà nói con người, từ ấu thơ, sinh ra không hoàn toàn là tờ giấy trắng hay tờ giấy đen, chúng mang sẵn trong mình hình dạng của cả thiên thần và ác quỷ. Thế nhưng, cái gì quyết định tính cách nào sẽ được bộc lộ? Đó chính là môi trường GD.

    Câu chuyện Nhà tù Standford

    Vào thập kỷ 1970, học giả người Mỹ- Philip Zimbardo- tiến hành thí nghiệm nổi tiếng Nhà tù Standford. Trong đó ông chọn ra các sinh viên có lý lịch tốt, sức khỏe tốt, tâm lý tốt thông qua hàng loạt bài kiểm tra rồi ngẫu nhiên chọn một số sinh viên đóng vai tù nhân và một số sinh viên đóng vai cai ngục. Tầng hầm tòa nhà Khoa Tâm lý ĐH Stanford được dựng thành trại giam.

    Các sinh viên đóng vai tù nhân sẽ bị cảnh sát đến nhà bắt, đưa về thẩm vấn, và tống vào những buồng giam chật hẹp. Các sinh viên đóng vai cai ngục được phép cầm chìa khóa các buồng giam và tùy ý đối xử với "tù nhân". Lẽ ra thí nghiệm sẽ kéo dài hai tuần, nhưng chỉ đến ngày thứ sáu Zimbardo buộc phải dừng lại vì tất cả đã đi quá giới hạn: Các sinh viên đóng vai cai ngục trở nên tàn nhẫn, đánh đập và hành hạ bạn bè không thương tiếc, còn các sinh viên đóng vai tù nhân thì khủng hoảng về tinh thần.

    Như thế, có thể thấy môi trường đã biến những sinh viên tốt như nhau thành những người tính cách trái ngược chỉ trong vài ngày và khiến phần ác trong họ trỗi dậy khi đã ngấm men say của hoàn cảnh.

    Về sau, bằng các nghiên cứu hoàn thiện về sự kiện các quân nhân Mỹ (những người có tâm lý và nhân cách bình thường) đối xử tàn bạo với tù binh Iraq tại nhà tù Abu Ghraib, Zimbardo kết luận, có ba yếu tố quyết định tính cách thiện hay ác của con người sẽ được bộc lộ: Bản tính, hoàn cảnh, hệ thống và mối tương tác giữa chúng.

    Bản tính là chất bột sẵn có để hoàn cảnh nhào nặn (tất nhiên cần lưu ý con người không hoàn toàn thụ động mà có thể tự suy nghĩ, tự kiềm chế, tự quyết định trước hoàn cảnh - tuy nhiên đây lại là hạn chế của lứa tuổi vị thành niên.).Yếu tố hệ thống là yếu tố cần được xem xét kỹ, hệ thống rộng hơn cả hoàn cảnh và bản tính, gồm các yếu tố văn hóa, chính trị, pháp luật, giáo dục tác động lên hoàn cảnh và bản tính.

    Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho GD

    Trở lại những vụ việc học trò đánh hội đồng, hoặc thực trạng học sinh hư, chúng ta cần nhìn nhận rõ ba yếu tố bản tính, hoàn cảnhhệ thống để không đem GD ra giơ đầu chịu báng.

    Thứ nhất, về bản tính, như đã nói, cần nhận thức được rằng tính "ngoan" và "hư" của con người vốn tiềm tàng từ khi mới sinh ra và việc tính cách nào phát triển, phụ thuộc vào sự tương tác với hoàn cảnh và hệ thống. Môi trường không tạo nên cái ác mà thực chất chỉ khơi dậy cái ác trong con người.

    Thứ hai, về hoàn cảnh hay tình huống, môi trường sư phạm thực sự tạo ra các hoàn cảnh nhưng không phải tất cả. Nếu học hai buổi một ngày, nhiều lắm học sinh cũng chỉ có tám tiếng tại trường. Sinh viên chỉ học vài tiết ở trường, thậm chí cả tuần chỉ phải đến trường vài buổi. Thời gian còn lại nhà trường không thể quản lý hết. Dù giáo viên có sát sao đến đâu, dù trên lớp có được GD kỹ đến đâu, khi ra khỏi khuôn viên trường, học sinh, sinh viên bước vào một môi trường khác với hoàn cảnh mới, vẫn có thể bị khơi dậy tính cách "hư", nhà trường không thể kiểm soát được.

    Vấn đề cuối cùng là hệ thống - thiết nghĩ đây mới là vấn đề nan giải nhất. Nếu hiểu hệ thống theo kết luận của Philip Zimbardo (các lực lịch sử, văn hóa, chính trị, luật pháp... bao trùm lên hoàn cảnh và bản tính của con người), chúng ta sẽ thấy GD oan ở đâu và vấn đề nan giải tới mức nào.

    GD chỉ là một phần trong hệ thống này, thậm chí một phần bị chi phối bởi các phần còn lại trong hệ thống. Phương pháp GD do lịch sử để lại, nội dung GD còn do yếu tố chính trị chi phối, quan hệ thầy-trò chịu ảnh hưởng của văn hóa và sự điều tiết của GD pháp luật chưa hiệu quả. Nếu nhìn nhận như thế, có thể thấy, hoàn cảnh làm bộc lộ tính xấu của học sinh không phải chỉ tự thân GD sinh ra.

    Thí dụ việc sinh viên cuối học kỳ tìm cách "đi thầy" để kiếm điểm cao không phải là con đẻ của môi trường GD. Nếu không có một "văn hóa" hối lộ trong xã hội, không phải do hệ thống pháp luật lỏng lẻo khiến nạn hối lộ ngang nhiên hoành hành, liệu sinh viên có nghĩ tới việc đó không. Đây là lỗi mang tính hệ thống. Nhà dột phải dột từ nóc dột xuống.

    GD cho học sinh, sinh viên có phẩm chất đạo đức không chỉ nhờ vào cải cách GD. Không có những biến chuyển tích cực về hệ thống liên quan tới kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa thì việc hô hào nâng cao đạo đức học sinh, sinh viên trong nhà trường hoàn toàn vô ích. Ở trường các em là thiên thần, nhưng khi ra ngoài nhà trường, các hoàn cảnh khác không cho phép các em là thiên thần thì thiên thần sẽ gãy cánh. Trước khi lên án đạo đức học sinh, sinh viên và đổ lỗi cho GD, cần phải xem lại tất cả hệ thống quản lý xã hội của chúng ta.

    Khi xã hội từ bỏ sự "thượng tôn" văn bằng, pháp luật độc lập và nghiêm minh, chính trị minh bạch, văn hóa sống trở nên lành mạnh thì chắc chắn đạo đức con người sẽ khởi sắc.

    Tác giả: Khương Duy

    School@net (Theo http://tuanvietnam.net/2010-04-09-trang-page-3)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.