Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89564693 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Vì sao giáo dục đụng đâu... dở đó?

    Ngày gửi bài: 20/05/2010
    Số lượt đọc: 2292

    Người ta có quyền đặt câu hỏi: Các chủ trương do chính cán bộ quản lý các cấp Bộ xây dựng, và được người có thẩm quyền cao nhất Bộ GD và ĐT, ký duyệt ban hành. Vậy, tại sao các chủ trương này đụng đâu... dở đó?

    Từ chuyện nhỏ cấm "tầm sư học đạo"...

    Tôi xin bắt đầu từ câu chuyện nhỏ sau đây.

    Ngày 29/12/2009 tôi đọc trên Vietnamnet bản tin "Không được mời thầy nơi khác về 'luyện' học sinh giỏi". Tôi tò mò đọc tiếp thì mới hay là Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa hướng dẫn tổ chức kì chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2010, theo đó Bộ "đặc biệt lưu ý các địa phương trong kì thi năm nay  không được mời các thầy, cô giáo ở nơi khác về tập huấn cho đội tuyển học sinh giỏi của mình dưới bất kì hình thức nào".

    Tôi lấy làm lạ và cố tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện. Thì ra lệnh "cấm mời thầy nơi khác..." không phải là mới. Nó đã được ban hành từ năm 2007, nhưng có lẽ các địa phương không tuân theo nên năm nay Bộ phải nhắc lại.

    Thật hết sức sửng sốt... Chuyện "ngăn sông cấm chợ" một thời đã làm khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa thì nay lại xuất hiện trong giáo dục- ngăn thầy ở nơi này không được dạy học sinh giỏi nơi kia, cấm trò giỏi ở miền núi không được học thầy miền xuôi. Nghĩa là nghiêm cấm việc "tầm sư học đạo" ...

    Có lẽ không cần bình luận gì thêm ngoài một câu ngắn gọn: Đó là một mệnh lệnh hết sức điên khùng và dốt nát...

    May thay, ngày 27/02/2010 lại cũng trên Vietnamnet có tin lệnh cấm nói trên được bãi bỏ. Mặc dầu vậy, dư âm của sự kiện đó, cùng nhiều sự kiện tương tự, đã làm cho tôi suy nghĩ về một số khía cạnh khác nhau.

    Thứ nhất, ai là người đã đưa ra "ý tưởng" cần phải ra một cái lệnh cấm như thế? Cố nhiên đó phải là một (hoặc một nhóm) quan chức của Bộ GD và ĐT, và chắc chắn đó là người có tư duy hết sức lệch lạc và cổ lỗ đến mức "bệnh hoạn", mặc dầu anh ta bét ra cũng phải có cái bằng cử nhân. Nếu tôi là người có quyền ở Bộ , tôi sẽ không ngần ngại cho anh ta thôi việc ngay lập tức.

    Thứ hai, cái ý tưởng quái đản ấy đã được thảo luận, trao đổi và đi đến thống nhất trong một tập thể như thế nào? Chắc chắn rằng đa số trong tập thể đó đã tán thành hoặc thậm chí hoan nghênh nhiệt liệt cái "sáng kiến"  ấy. Thế thì hóa ra những người đó hoặc là vô trách nhiệm, hoặc là tư duy cũng cùng loại như "nhà sáng kiến" đó mà thôi.

    Thứ ba, ai là người đã kí và cho công bố cái lệnh cấm?  Phải chăng vì người có thẩm quyền đọc và ký lệnh đó, chỉ đọc qua loa và vì đang nghĩ về chuyện khác nên kí xoẹt một cái là xong? Hay cũng là người rất tâm đắc về cái lệnh mới này. Hay phải chăng, vì lâu rồi trong việc thi học sinh giỏi chưa thấy gì đổi mới, nên ông ta sốt sắng kí và ra lệnh công bố ngay ?...Trong bất kì trường hợp nào, ông ta cũng là nhà quản lí giáo dục... tồi.

    ...đến chuyện lớn về... tư duy giáo dục và quản lý GD

    Tôi đã bắt đầu từ một câu chuyện nhỏ... Tuy nhiên, điều mà tôi rất lo lắng là số lượng các "câu chuyện nhỏ" như vậy lại không nhỏ tí nào. Thử liệt kê những chuyện gần đây.

    + Cấm các trường ĐH tư thục mở các ngành đào tạo: Sư phạm, Luật, Báo chí.

    Đó là một điều khoản trong dự thảo, công bố ngày 23/2/2010, về điều kiện mở ngành đào tạo ở các trường ĐH, CĐ. Quy định này ngay lập tức gặp phải sự phản ứng dữ dội của dư luận. Ban đầu các nhà quản lí ở Bộ giải thích, nói cấm là không đúng, quy chế chỉ nói "không được mở" mà thôi, mà thực tế là chưa có trường nào xin mở (?). Sau thấy không ổn lắm, Bộ lại nói rằng đã công bố nhầm, thay vì công bố bản chính thì lại công bố bản nháp (!)

    + Dự thảo "Quy chế quản lí công dân Việt Namđang học ở nước ngoài".

    Đây chỉ mới là dự thảo, tung ra để lắng nghe góp ý, nhưng đã gặp phải sự phê phán cực kì gay gắt. Phân tích dự thảo, nhiều người đi đến nhận định rằng đội ngũ các nhà soạn thảo dự án đó có trình độ  rất yếu kém, không am hiểu nghề nghiệp, không nắm chắc các văn bản luật pháp, không có kiến thức thực tế, không am hiểu tình hình... Nếu quả đúng như vậy thì thật đáng buồn, và là cái họa lâu dài cho việc quản lý giáo dục.

    + Môn Ngoại ngữ không phải là môn thi bắt buộc.

    Từ trước đến nay thi tốt nghiệp THPT có 6 môn, trong đó có 3 môn cố định (tức là năm nào cũng thi): Toán, Văn, Ngoại ngữ. Ba môn còn lại thì thay đổi theo từng năm, tức không bắt buộc năm nào cũng thi.

    "Đùng" một cái, đầu năm nay, khi công bố các điểm mới về thi tốt nghiệp, Bộ đã đặt môn Ngoại ngữ ra ngoài các môn cố định. Như vậy môn cố định chỉ còn Toán và Văn, môn Ngoại ngữ thì có thể thi cũng có thể không, tùy theo từng năm.

    Dư luận lại một phen sửng sốt vì sự đổi mới này đi ngược với chủ trương tăng cường học ngoại ngữ của học sinh, sinh viên. Thậm chí Bộ đang nghiên cứu dự án học ngoại ngữ ở bậc phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12.

    May thay, lại "đoàng" một cái, Bộ lại tuyên bố các môn thi vẫn theo quy định cũ trước đây. Thế là cái mới này xóa bỏ không thương tiếc cái mới ngay trước đó, để trở thành cái như...cũ !

    Trở lại như cũ là đúng là hợp lí. Chỉ có điều không hiểu tại sao Bộ lại "sáng đung, chiều sai, sáng mai lại đúng" nhanh như chong chóng vậy?

    + Phần tự chọn trong các đề thi.

    Năm ngoái, theo quy định thì trừ môn ngoại ngữ, các đề thi của các môn còn lại gồm hai phần: Phần bắt buộc và phần tự chọn. Phần tự chọn gồm hai đề, một đề theo chương trình chuẩn, một đề theo chương trình nâng cao.  Học sinh học theo chương trình nào thì phải "chọn" đúng đề của chương trình đó. Cái cấu trúc lôi thôi phức tạp ấy đã bị nhiều nhà giáo lên tiếng phản đối.

    Người ta đặt ra các câu hỏi: - Tại sao phải có tự chọn trong kì thi tốt nghiệp phổ thông? -Tại sao môn Ngoại ngữ lại không có phần tự chọn? - Làm thế nào phát hiện ra thí sinh chọn không đúng phần tự chọn?

    Nhưng, như thường lệ, Bộ cứ làm, và ngay trong kì thi năm ngoái, luật "chọn đúng"  đã bị bãi bỏ ngay trong khi chấm thi, nghĩa là ai muốn chọn đề nào thì làm đề đó, miễn là không làm cả hai.

    Sang năm nay, Bộ vẫn giữ nguyên cấu trúc tự chọn, chỉ thay đổi ở chỗ, cho học sinh tự chọn phần tự chọn theo đúng nghĩa của "tự chọn"! Tôi thật tình không thể hiểu nổi tại sao các quan chức ở Bộ cứ làm rắc rối thêm vấn đề, làm cho sự việc đang đơn giản lại trở thành rất phức tạp như vậy? Hay đó mới là... đổi mới?

    + Giảm từ 9.000 xuống còn 600.

    Kì thi tốt nghiệp THPT năm ngoái Bộ tung ra một lực lượng hùng hậu chưa từng thấy của thanh tra ủy quyền- 9000 người, gồm các giảng viên ĐH, CĐ. Ý định của Bộ muốn quyết tâm làm một kì thi nghiêm túc nhất, để trên cơ sở đó năm 2010 sẽ thực hiện dự án mà người ta quen gọi là thi "2 trong 1" (nhập làm một hai kì thi tốt nghiệp và thi tuyển vào ĐH, CĐ).

    Những giáo viên có kinh nghiệm cho rằng việc tăng cường thanh tra ủy quyền như vậy không phải là biện pháp hiệu quả để chống tiêu cực trong thi cử. Nếu hội đồng coi thi không nghiêm thì bao nhiêu thanh tra cũng chẳng thấm vào đâu!

    Rồi không biết vì lý do gì, năm nay Bộ "sửa chữa sai lầm" bằng cách giảm mạnh số thanh tra ủy quyên đi 15 lần, chỉ còn 600 vị mà thôi. Tuy nhiên ông Phó Chánh Thanh tra của Bộ lại giải thích một cách khéo léo rằng: "Qua 3 năm thực hiện cuộc vận động "2 không", công tác thi cử đã đi vào ổn định nên lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ cắm chốt tại các hội đồng coi thi không còn thực sự cần thiết nữa và gây lãng phí".

    Người nghe dễ dàng đưa ra hai câu hỏi khó trả lời: - Liệu việc giảm mạnh số thanh tra ủy quyền có làm cho việc thi cử trở nên tiêu cực như trước hay không? - Nếu quả thật việc thi cử đã ổn định, nền nếp, tại sao năm 2010 Bộ vẫn tổ chức hai kì thi như cũ mà không thực hiện "2 trong 1" như đã báo trước?

    Vì sao, vì sao và... vì sao?

    Quả thật, nếu cứ làm công tác liệt kê các chủ trương, e quá dài dòng.

    Nhưng người ta có quyền đặt câu hỏi: Các chủ trương do chính cán bộ quản lý các cấp Bộ xây dựng, và được người có thẩm quyền cao nhất Bộ GD và ĐT, ký duyệt ban hành. Vậy, tại sao các chủ trương này đụng đâu... dở đó?

    Người viết bài này xin có vài ý kiến, vừa là nhận xét, vừa là đề nghị.

    1) Việc đổi mới giáo dục nên bắt đầu bằng việc đổi mới mới tư duy, và cách quản lí giáo dục, trước hết ở cấp Bộ.

    2) Muốn vậy phải cải tổ bộ máy hành chính và chuyên môn ngay trong cơ quan đầu não của Bộ GD và ĐT. Cần giảm bớt những người không có năng lực, chỉ ngồi ở bàn máy tính, không sâu sát thực tế, cần tăng cường những người có nghiệp vụ tinh thông, có tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

    3) Không nên thay đổi xoành xoạch các chủ trương dầu là nhỏ, tránh tình trạng vừa thực hiện mới một lần rồi bỏ, thậm chí chưa thực hiện lần nào.

    4) Đã hứa thì phải làm cho bằng được, bởi vậy đừng hứa trước những điều không dễ thực hiện. Chẳng hạn hứa rằng đến năm 2010 giáo viên có thể sống bằng lương, trong lúc đó lại bỏ việc phụ cấp chấm bài quá tiêu chuẩn...

    5) Cần lắng nghe và hiểu rõ các ý kiến phản biện. Chẳng hạn vấn đề thi "2 trong 1", vấn đề chọn nhà giáo được học sinh yêu quý, vấn đề lương giáo viên...

    Tác giả: Văn Như Cương

    Schoolnet (Theo http://www.tuanvietnam.net/2010-05-19-vi-sao-giao-duc-dung-dau-do-do-)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.