Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89509934 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Khoa bảng ở Việt Nam: Đừng đi lộn đầu xuống đất

    Ngày gửi bài: 24/07/2010
    Số lượt đọc: 2198

    TS. Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hiệp hội Công Nghệ Sinh Học Sinh Sản Châu Á

    Tuyển chọn giáo sư trong đại học: Công bằng và công khai

    Trong một khoa của một trường Đại học, nếu thiếu vị trí cho một môn học nào đó (thường là sau khi một GS đã nghĩ hưu, hoặc cần mở ra một chuyên ngành mới cho sự phát triển của khoa) thì khoa sẽ đăng một công báo thông báo rộng rãi để tuyển GS mới và cũng phải qua các giai đoạn như kể trên để trở thành một GS.

    Tại Hàn Quốc, để xét tuyển một ứng viên vào ngạch GS (với chức danh khởi đầu là Assistant Professor), thông thường các ứng viên phải tốt nghiệp TS và phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu sau TS, đồng thời phải có ít nhất 5 công trình nghiên cứu đã được công bố quốc tế (với chất lượng cao, SCI) với tên tác giả đầu tiên để nói nên năng lực tự nghiên cứu của ứng viên và khoảng trên 10 công trình nghiên cứu công bố quốc tế với đồng tác giả để nói lên năng lực hợp tác nghiên cứu của ứng viên. Những ứng viên đạt được những tiêu chuẩn trên thì sẽ được mời phỏng vấn trực tiếp tại khoa có sự hiện diện của sinh viên sau đại học, các NCS sau TS, các GS nghiên cứu và các GS giảng dạy và nghiên cứu tại khoa để đánh giá năng lực giảng dạy. Khi được mời các ứng viên đều được tài trợ chi phí đi lại và ăn ở trong thời gian khoảng 3 ngày (cho dù ứng viên ở bất cứ nước nào mà họ đến).

    Sau buổi báo cáo, các thành viên trong hội đồng khoa (Academic members) sẽ họp và bỏ phiếu kín để chọn một ứng viên. Quá trình này cũng thường xảy ra bàn cải nảy lửa giữa các GS để chọn người tốt nhất.

    Như vậy chúng ta thấy để được đứng vào hàng ngũ GS thì chỉ có những TS thật giỏi đã trãi qua thực tế nghiên cứu sau tiến sĩ tại những viện nghiên cứu và trường đại học khác nhau trên thế giới, và có tố chất truyền đạt của một giảng viên thì mới có thể đứng vào hàng ngũ GS.

    Giáo sư được xã hội trọng thị


    Ở Hàn Quốc, trong môi trường Đại học thì hai tiếng GS (Kyosunim) rất được trân trọng. Trong khi đó, ở Nhật Bản, sinh viên gọi GS, hoặc đồng nghiệp gọi nhau bằng từ Sensei (Tiên Sinh).


    Ở Hàn Quốc, khi gặp GS trong trường học thì dù GS có chào hỏi hay không, sinh viên cũng phải nhìn về GS và cúi đầu chào rất trân trọng. Ngay cả khi đang hút thuốc lá củng phải dấu đi để chào GS, và khi được GS mời uống rượu trong tiệc tùng hoặc liên hoan thì phải cầm ly bằng hai tay và khi uống phải xoay mặt đi, không được nhìn đối diện mặt thầy. Quan hệ đối xử này giữa thầy và trò duy trì cho đến ngày nay...

    Có sự khác biệt ở Hàn Quốc và Nhật Bản là NCS sau Đại học tại Hàn Quốc được GS tài trợ kinh phí học tập và sinh hoạt). Còn ở Nhật Bản, những năm gần đây hầu hết các NCSTS phải đóng học phí để học và do ảnh hưởng phương Tây nhiều nên khoảng cách giữa GS và học viên không lớn lắm như ở Hàn Quốc.

    Trong xã hội, sự kính trọng của mọi người đối với GS như thế nào? Tôi kể câu chuyện của tôi để các bạn dễ hiểu hơn. Lần đầu tôi đến Hàn Quốc vào tháng 2 năm 2007 để phỏng vấn vị trí của tôi hiện nay, lúc đó visa tôi được cấp là C-2 (thăm viếng ngắn ngày). Đến phi trường Incheon, họ hỏi tôi là người Việt Nam sao lại đến từ Nhật Bản? Ai bảo lãnh và sống ở đâu, mấy ngày thì về... Xem ra, tôi thấy mình không được coi trọng lắm! Thế nhưng cũng với cuốn hộ chiếu đó (hộ chiếu Việt Nam), khi tôi ra vào Hàn Quốc với Visa dành cho GS (E1) thì các nhân viên làm thủ tục xuất nhập cảnh rất nhỏ nhẹ, họ lại còn lễ phép trả lại hộ chiếu cho tôi bằng cả hai tay (ở Hàn Quốc, chỉ có những GS chuyên ngành mới được cấp visa E1, còn với những GS dạy ngoại ngữ và lịch sử thì được cấp visa E2, và người nghiên cứu là E3).

    Đừng đi lộn đầu xuống đất

    Gần đây, ở Việt Nam hay nói nhiều đến trường đại học đẳng cấp quốc tế là gì... Với hệ thống khoa bảng như tôi đã phân tích ở trên thì cái gốc và cái quan trọng nhất để quyết định cho sự thành công của một trường đại học đẳng cấp quốc tế là phải có những người Thầy (GS) ở đẳng cấp quốc tế. Trình độ của đội ngũ GS trong một trường đại học là linh hồn của Đại học ấy. Xây dựng một trường Đại học cho dù rộng hàng nghìn hecta, hàng trăm tòa nhà với những giảng đường rộng lớn và phòng thí nghiệm hiện đại nhưng không có đội ngũ GS đẳng cấp quốc tế được chuẩn bị trước đó thì cũng giống như một cái xác không hồn.

    Như chúng ta đã biết sự thành công của thế hệ sau, sự hưng thịnh của đất nước điều phụ thuộc vào hệ thống giáo dục. Chính vì vậy, từ "nghiên cứu và phát triển" (Research & Development, R&D) là khẩu hiệu hàng đầu trong các nước hiện nay. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế tri thức nóng bỏng hiện nay thì vai trò giáo dục càng có vị trí hàng đầu cho một quốc gia phát triển.

    Cũng xuất phát từ câu “không thầy đố mầy làm nên”, tôi xin mạn bàn về vấn đề tuyển chọn người Thầy tại Việt Nam hiện nay... Tôi nghĩ tất cả các TS của Việt Nam hiện nay không ai phản đối ý kiến tôi cho rằng: tất cả các TS sau khi tốt nghiệp điều mong muốn được tiếp tục nghiên cứu sau TS một vài năm để khẳng định khả năng nghiên cứu của họ (Ở đây tôi chỉ hàm ý những TS là nhà nghiên cứu thực sự). Tuy nhiên, một phần không nhỏ TS của chúng ta khi học NCS TS tại nước ngoài không đạt những tiêu chuẩn quốc tế như đã nêu trên cho nên phải từ bỏ giấc mơ sau TS (nếu ở nước ngoài thì giấc mơ đứng trên bục giảng của họ coi như chấm hết). Những người này đã về sớm hơn và đã lấp vào những vị trí trống và có quyền hành, và thực tâm họ không muốn có thêm một người trong bộ môn hoặc trong khoa với một lý lịch khoa học sang chói hơn họ. Nếu như không có một người đứng đầu công minh để phân công công việc thì chuyện ra đi của những TS đúng thực chất rất dễ xẩy ra. Và tình trạng này rất phổ biến tại các trường đại học Việt Nam hiện nay.

    Thử hỏi, một TS với 0 (không) công trình nghiên cứu được công bố quốc tế thì làm thế nào để đào tạo ra được một TS có một công bố nghiên cứu quốc tế như đòi hỏi hiện nay của Bộ Giáo Dục-Đào tạo. Tôi tin rằng, cuối cùng chính những người này cũng phải ra đi để trả lại môi trường nghiên cứu cho những TS có lý lịch khoa học tốt. Tôi cũng được biết quy trình xét PGS và GS của Việt Nam chúng ta thì lại đi ngược hoàn toàn những gì thế giới đang làm. Chúng ta có tên gọi khác với thế giới là phẩm hàm chức danh PGS và GS chứ không phải học hàm như các nước. Chúng ta tạo ra chức danh PGS và GS trước, bất chấp là có liên hệ với cơ sở giáo dục hay không.

    Đến nay để chữa cháy cho vấn đề này, Bộ Giáo Dục lại kêu gọi các trường Đại học nêu yêu cầu thiếu vị trí nào về chức danh thì để xuất để nhà nước bổ nhiệm về. Quy trình này đúng là chân thì đi trên trời đầu lộn xuống đất. Và hiển nhiên hậu quả là nhiều người hoàn toàn không dính dáng đến giáo dục và đào tạo cũng như chuyên ngành nghiên cứu cần phát triển tại các trường đại học lại mang chức danh GS... Từ đó, phát sinh hiện tượng có những người mang danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhưng không đi dạy học, hoặc những PGS và GS lại hoàn toàn không liên quan đến đào tạo và nghiên cứu như báo chí đã từng phản ảnh.

    ***

    Bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót trong phân tích về khoa bản và học hàm học vị trong trường Đại học, do nhiều nước có những hệ thống khác biệt nhau... Nếu có thời gian, mong bạn đọc tham khảo thêm trên nhiều trang mạng về vấn đề này, hoặc các bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn tại Úc cũng đã có bàn đến và được đăng tải trên một số báo trong nước cũng như trên blog của ông.


    Schoolnet (Theo http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/phanbien/Khoa-bang-o-Viet-Nam-Dung-di-lon-dau-xuong-dat/20107/104361.datviet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.