Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89519861 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Những điều có thể bạn chưa biết về cơn bão

    Ngày gửi bài: 30/07/2010
    Số lượt đọc: 3426

    Các cơn bão ngoài đại dương thường vô cùng hung hãn nhưng khi vào đất liền lại nhanh chóng suy yếu và tan đi. Điều gì đã xảy ra với chúng?

    Bão thường xảy ra trên đại dương khoảng từ vĩ tuyến thứ 5 đến 20 của mỗi bán cầu, hình thành ở các vùng đại dương nhiệt đới nơi có nước ấm do hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước nóng tối thiểu là 26 độ và có bề dày từ mặt nước tới ít nhất 50 m dưới nuớc.


    Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, bay lên cao tạo thành những đám mây cô đặc chứa mưa giông. Ở tầng trên của lớp đối lưu, khối khí ẩm này toả ra và bắt đầu xoay theo quán tính hình thành từ chiều quay của Trái Đất. Vận tốc quay sẽ ngày càng tăng dần, những đám mây đầy hơi nước cũng lớn dần, chúng cần phải tăng tốc xoay tròn do sự tản ra khi gặp tầng bình lưu ở độ cao 16km. Một cơn lốc bắt đầu nhen nhóm hình thành.

    Khi tốc độ gió lên đến 119 km/h, cơn lốc thực sự trở thành bão với một vùng khí có áp suất cực thấp hình thành ở trung tâm dòng xoáy, gọi là mắt bão, hút toàn bộ không khí ẩm tại đó lên cao, bổ sung lượng hơi nước và hình thành nên những đám mây ngày càng to và mưa không ngớt.


    Mặt biển càng ấm, lượng nước bốc hơi càng nhiều thì lượng không khí ẩm bổ sung cho dòng xoáy càng nhiều và vì thế gió cũng tăng tốc. Vì vậy có thể nói, lượng nước bốc hơi chính là năng lượng của các cơn bão. Năng lượng này đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/giây.


    Khi bão gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc cập vào đất liền, nó sẽ giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi. Vì vậy các cơn bão khi đi vào đất liền thường suy yếu và tan biến.


    10 điều có thể bạn chưa biết về bão


    1. Trong tiếng Anh, bão được gọi là "hurricane", được xem như cách đọc lái tên của vị thần hung dữ của người thổ dân Nam Mỹ "Hurracana". Ở phương Đông, người Trung Quốc cổ gọi bão là "Đại phong" (gió lớn), sau này các nhà khoa học phương Tây theo đó dùng từ "typhoon" để chỉ các cơn bão trên Thái Bình Dương ngày nay. Bão ở Ấn Độ Dương và trên Vịnh Bengal được gọi là "cyclone" (vòng xoáy), ở Úc gọi là "willy willy".

    Các cơn bão ngoài đại dương thường vô cùng hung hãn nhưng khi vào đất liền lại nhanh chóng suy yếu và tan đi. Điều gì đã xảy ra với chúng?

    Các cơn bão ra đời như thế nào?


    Bão thường xảy ra trên đại dương khoảng từ vĩ tuyến thứ 5 đến 20 của mỗi bán cầu, hình thành ở các vùng đại dương nhiệt đới nơi có nước ấm do hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước nóng tối thiểu là 26 độ và có bề dày từ mặt nước tới ít nhất 50 m dưới nuớc.


    Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, bay lên cao tạo thành những đám mây cô đặc chứa mưa giông. Ở tầng trên của lớp đối lưu, khối khí ẩm này toả ra và bắt đầu xoay theo quán tính hình thành từ chiều quay của Trái Đất. Vận tốc quay sẽ ngày càng tăng dần, những đám mây đầy hơi nước cũng lớn dần, chúng cần phải tăng tốc xoay tròn do sự tản ra khi gặp tầng bình lưu ở độ cao 16km. Một cơn lốc bắt đầu nhen nhóm hình thành.

    Cơn bão khủng khiếp Katrina năm 2005. Ảnh: gisuser.com.
    Khi tốc độ gió lên đến 119 km/h, cơn lốc thực sự trở thành bão với một vùng khí có áp suất cực thấp hình thành ở trung tâm dòng xoáy, gọi là mắt bão, hút toàn bộ không khí ẩm tại đó lên cao, bổ sung lượng hơi nước và hình thành nên những đám mây ngày càng to và mưa không ngớt.


    Mặt biển càng ấm, lượng nước bốc hơi càng nhiều thì lượng không khí ẩm bổ sung cho dòng xoáy càng nhiều và vì thế gió cũng tăng tốc. Vì vậy có thể nói, lượng nước bốc hơi chính là năng lượng của các cơn bão. Năng lượng này đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/giây.


    Khi bão gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc cập vào đất liền, nó sẽ giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi. Vì vậy các cơn bão khi đi vào đất liền thường suy yếu và tan biến.


    10 điều có thể bạn chưa biết về bão


    1. Trong tiếng Anh, bão được gọi là "hurricane", được xem như cách đọc lái tên của vị thần hung dữ của người thổ dân Nam Mỹ "Hurracana". Ở phương Đông, người Trung Quốc cổ gọi bão là "Đại phong" (gió lớn), sau này các nhà khoa học phương Tây theo đó dùng từ "typhoon" để chỉ các cơn bão trên Thái Bình Dương ngày nay. Bão ở Ấn Độ Dương và trên Vịnh Bengal được gọi là "cyclone" (vòng xoáy), ở Úc gọi là "willy willy".


    Bản đồ tên gọi bão tại các khu vực khác nhau trên thế giới.
    2. Trước đây, bão không có tên hoặc được gọi tùy ý, cũng có lúc được gọi theo tên của vị thần thánh ứng với ngày xảy ra bão. Thí dụ, cơn bão đổ bộ xuống Puerto-Rico ngày 26/7/1825 được gọi là bão "Santa Anna" vì đó là ngày Thánh Anna theo Thiên Chúa giáo.


    3. Nhà khí tượng người Úc Clement Ragg từng đưa ra một phương pháp đặt tên độc đáo: đặt cho các cơn bão tên của những nghị sĩ không bỏ phiếu thông qua việc cấp tín dụng hỗ trợ nghiên cứu khí tượng thủy văn.


    4. Vào thời Chiến tranh thế giới thứ 2, các chiến sĩ khí tượng trong không quân và hải quân Mỹ đã nghiên cứu bão ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương và để khỏi nhầm lẫn, họ đã dùng tên vợ và bạn gái của mình để đặt cho các cơn bão. Sau thời chiến, cơ quan khí tượng thủy văn Hoa Kỳ đã theo đó tổng hợp lại và lập một danh sách tên bão, gồm nhiều tên phụ nữ dễ đọc, dễ nhớ, đơn giản và dễ viết.


    5. Quy tắc đặt tên bão còn phụ thuộc thời gian xảy ra bão. Cơn bão đầu tiên trong năm được đặt tên bắt đầu bằng chữ A (chữ đầu tiên của bảng chữ cái) và theo thứ tự đó cho đến cơn bão cuối cùng của năm.


    6. Có vài khu vực thường xảy ra bão lớn nên theo đó cũng có vài danh sách tên khác nhau. Người ta có 6 danh sách cho các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương, mỗi danh sách có 21 tên, được sử dụng dần dần trong 6 năm, sau đó lặp lại. Ở khu vực Thái Bình Dương, người ta dùng 1 danh sách gồm 84 cái tên.


    7. Trong trường hợp cơn bão ập đến quá lớn hoặc gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, người ta sẽ dùng tên của cơn bão ấy cho riêng nó và gạch tên khỏi danh sách, thay bằng tên khác. Cơn bão Katrina là một thí dụ điển hình.


    8. Người Đông Bắc Á lại có cách đặt tên bão theo tên động vật, hoa, cây và thậm chí là thức ăn, thí dụ như Nakri, Yufoong, Kanmuri, Copu...


    9. Ở Nhật, người ta không bao giờ gọi bão bằng tên phụ nữ bởi vì ở Đất nước mặt trời mọc, phụ nữ được coi là rất yên bình, dễ thương và ấm áp. Ở Ấn Độ, người ta không đặt tên cho các cơn bão, chỉ gọi đơn thuần là "bão".


    10. Cơn bão khủng khiếp nhất mà thế giới hứng chịu từ đầu thế kỷ XX đến nay được xem là cơn bão Bhola Cyclone, ập lên vùng Bhola của Đông Pakistan (Bangladesh ngày nay) vào ngày 13/11/1970. Cơn bão hủy diệt này đã cướp đi sinh mạng của 500.000 người dân, làm 100.000 người mất tích, xóa sổ nhiều làng mạc, nhà cửa, khiến hàng chục nghìn gia đình rơi vào cảnh tang thương, hàng trăm nghìn người mất người thân và trở nên vô gia cư, không nơi nương tựa. Bão Bhola được ghi nhận là cơn bão có sức hủy diệt gây ra hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử hiện đại của nhân loại.

    Schoolnet (Theo khoahoc)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.