Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89521426 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    ‘Quy luật ngược’ của giáo dục nước nhà

    Ngày gửi bài: 16/08/2010
    Số lượt đọc: 2297

    Có thể nói, trong 10 năm qua trên mặt bằng tổng thể của xã hội ta, nhìn đại thể thấy nhiều những chuyển biến đáng hài lòng. Có những địa hạt “nhạy cảm” hơn giáo dục nhiều cũng đã tịnh tiến từng bước từ trì trệ sang tích cực, từ những nét chưa phù hợp sang hướng tinh giản và hiệu quả. Riêng giáo dục, có vẻ như đứng ngoài các quy luật đó.

    Một liều ba bảy cũng liều


    Từ vụ hàng trăm học sinh ngất xỉu giữa giờ ở nhiều địa phương từ Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu đến Phú Thọ v.v….


    Từ vụ một lượng học sinh bằng nửa dân số nước Singapore có bệnh về mắt, phải dùng kính sớm và có nguy cơ hỏng mắt, mù lòa vì sức ép học tập, môi trường học tập không thích hợp.

    Từ năm 2006, một học sinh lớp 10 Trường Nguyễn Hữu Cầu, quận Hóc Môn, tp HCM không chịu nổi áp lực học hành, uống thuốc sâu tự tử ngay tại lớp học (bài một học sinh tự tử vì áp lực học tập, Vietbao đăng ngày 21/10/2006)


    Đến hôm nay, 13/8/2010 một học sinh ở Long An vẫn chọn con đường này để “siêu thoát” khỏi áp lực học thêm học nếm (bài đăng trên báo Tuổi trẻ).


    Ngày nay, không phải người tinh ý cũng thấy lứa học trò từ cỡ lớp 4 trở lên, có một tỷ lệ không nhỏ có biểu hiện lãnh cảm với cuộc sống xã hội, gia đình. Có em cả năm không đi dự cưới, ăn đám giỗ hay gặp gỡ người thân, họ hàng. Quanh năm chỉ lo học, học chính khóa, học hè, học nâng cao… Học đến mệt phờ, học đến quên cả cuộc sống thường nhật xung quanh.


    Cho nên, khi ta thấy, có em đi học về, thấy người lạ ngồi với bố mẹ mình chỉ gật đầu lấy lệ rồi đi vào phòng, đóng cửa, lả đi. Em không biết rằng, người đang có mặt là một người thân yêu ở xa đến và cơ hội để gặp gỡ, giao lưu rất quý nhưng em cho qua.


    Một lần một cậu học trò lớp 10 được nghỉ vài buổi học vì lí do trường phải đóng cửa để sửa chữa sau bão lũ. Cha mẹ quan tâm, muốn biết cậu muốn gì, đi đâu để sắp xếp một chương trình vui chơi, tham quan giải trí thích hợp thì cậu kia trả lời rất đơn giản: Cậu chỉ cần… ngủ. Và sau đó, cậu ngủ liền tù tì ba hôm, ăn rồi ngủ như chưa được ngủ bao giờ. Ngày thứ tư, trước ngày học lại cậu tiếp tục gò với đống sách vở để mai chạy tiếp!


    Có lẽ, chính vì không khí ấy, nên giữa học sinh ở ta với học sinh ở Đức (và một số nước châu Âu, Mỹ) có một nét tương phản rất rõ, đó là: Học sinh Việt Nam rất sợ… học, sợ đến trường. Ở bên kia thì ngược lại, học sinh rất khoái đến trường.


    Một hệ quả nặng nề khác mà xã hội phải gián tiếp đón nhận từ trò học thông luôn, học liên chi hồ điệp này là thể lực, thể trọng thanh niên hiện rất kém.


    Khi tham gia dự án “Cường tráng Việt Nam” chúng tôi khảo sát 50 em học sinh cuối cấp 3 ở Đồng Nai, các em đang ở độ tuổi “bẻ gãy sừng trâu” mà chỉ có 5 em trên 50 kg, còn phần lớn chỉ 40 kg, cá biệt có tới 8 em chưa được 40 kg. Chưa cần so với châu Âu mà chỉ so với Trung Quốc láng giềng, số cân nặng bình quân một em nhẹ hơn họ 7 kg (nhẹ hơn HS Lào 3,5 kg, theo khảo sát của đoàn công tác).


    Từ thực trạng này, các em nghiễm nhiên trở thành một thế hệ lười lao động sau khi là đối tượng “ngại lao động”.


    Một chức sắc của công ty Sulexco ở tp HCM khi qua Đài Loan công tác về nói với tôi: Có một điều khác biệt giữa các kỹ sư ta và kỹ sư Philippin trong trường hợp họ cùng làm việc ở dạng “thợ” trong một trương trình hợp tác lao động. Các cử nhân Philippin làm việc rất nhiệt tình, trách nhiệm còn các cử nhân Việt Nam làm việc cầm chừng, có vẻ gượng ép, có vẻ “chuột chạy cùng sào” hay là “chả may” thì mới phải đi lao động, dù lương được trả rất cao.


    Khi tìm hiểu kỹ, thì biết rằng, lý do chính là bởi sức khỏe.


    Cùng lúc đó, các em cũng mất luôn cơ hội được sống với gia đình, với xã hội ngoài nhà trường để tiếp thu hàng loạt kỹ năng sống khác phục vụ cho cuộc tiến thân sau này mà tuyến nhà trường không thể có.


    Trong quan hệ y - sinh học, một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng là cơ sở tốt để tiếp thu các kiến thức khác của cuộc sống. Từ đây, có thể thấy từ tư thế đến tác phong, cách tiếp cận đời sống thực của thanh niên hiện nay, bị hạn chế nhiều chính là vì giáo dục với hình ảnh của cuộc đại liều, liều vô chừng trớn trên đây.


    Nhân nào, quả ấy!


    Chính vì lẽ đó, như một quan hệ “có qua, có lại” nên kết quả giáo dục rất thấp.


    Chúng ta quan sát các đáp số của mục này từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao.


    Bắt đầu bằng việc chỉ mới kiểm tra ở một tỉnh An Giang thôi, đã có gần chục ngàn học sinh lớp 2 lớp 3 chưa đọc được chữ Việt, chưa làm được bốn phép tính cộng trừ nhân chia ở cấp độ đơn giản nhất.

    Tiếp đến là hình ảnh một tấm biển hướng dẫn chữ to, đặt giữa khu Mỹ Đình tráng lệ của thủ đô ngàn năm văn hiến cũng sai chính tả, cũng rất “ghồ ghề”!

    Chưa hết, hãy coi ngành văn hóa, lập hẳn một tấm Pano to đùng chặn hết lối đi, che hết tầm nhìn của các phương tiện, vi phạm pháp luật rất hồn nhiên ở Xuân Lộc - Đồng Nai.

    Còn đây là tp HCM, trung tâm văn hóa lớn nên cũng không thua, dựng một tấm màn che kín mắt mọi người. Chỗ này mỗi ngày có hàng vạn lượt người qua, trong đó không ít người có trình độ văn hóa cao nhưng có vẻ như người ta coi đó là chuyện bình thường.

    Cuối cùng, là việc trong kỳ thi đại học vừa qua, chỉ tính ở ba trường: ĐH Công Nghiệp, ĐH Thái Nguyên, ĐH Sư phạm tp HCM đã có hơn ba ngàn học sinh “đạt” điểm 0 nhiều môn, nhiều nhất là điểm 0 môn Toán.


    Tóm lại, sự cố kết duy trì một học trình nảy lửa, buộc học sinh phải “ôm” một núi kiến thức hầm bà lằng như hiện nay, đã buộc chúng ta phải trả những cái giá rất đắt.


    Ở đâu đó, từ thời Cựu Bộ trưởng Phạm Minh Hiển đến các vị chức sắc của ngành giáo dục khi đối diện với các chất vấn của đại biểu, thường có “chiêu” là nêu một loạt thành tích của ngành chán rồi, khoằng vào hai chữ “tuy nhiên” nhẹ tênh để chỉ ra vài thiếu sót như là một hệ số phụ, như chuyện nhỏ đính kèm, không hề hấn gì.

    Vâng, nếu muốn phân rõ “tội” và “công “ theo kiểu ấy, thì xin thưa: Khi một xã hội mà lực lượng tội phạm, kể cả những tội phạm ghê người như buôn bán người, hiếp dâm, giết chóc đã “trẻ hóa” xuống tầm học sinh trung học cơ sở, trong đó có em mới chỉ 14 tuổi đầu thì món nợ với quốc dân này lớn thật lớn, không thể nói khác.

    Bài và ảnh: Nguyễn Huy Cường

    Schoolnet (Theo http://www.tamnhin.net/Diemnhin/3124/Quy-luat-nguoc-cua-giao-duc-nuoc-nha.html)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.