Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89497244 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục Việt Nam nhìn từ ngã tư... Bảy Hiền (kỳ 1)

    Ngày gửi bài: 17/08/2010
    Số lượt đọc: 2081

    Nêu vấn đề này trong phần đầu bài trao đổi này, chỉ là phần “demo” gọn ghẽ cho một vấn đề, một tồn tại “nhỏ” trong toàn bộ trọng lượng kinh khủng của một tảng nặng những bấn bách, trì trệ của ngành giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

    Hẳn bạn đọc hơi ngạc nhiên rằng, tại sao khi muốn đề cập đến một vấn đề vĩ mô, hệ trọng như vấn đề giáo dục Việt Nam, tác giả lại chọn một cái tựa đề có dính đến một địa danh cụ thể, là một cái ngã tư có thật nằm ở trung tâm quận Tân Bình, tp HCM này.


    Xin thưa, nó là một sự so sánh rất ý vị và dễ liên tưởng giữa hai hình ảnh giáo dục và giao thông lúc này.

    Càng ngày càng có nhiều người nói về giáo dục Việt Nam. Từ những giáo sư tiến sĩ hàng đầu đến giới báo chí. Nói xa nói sáng cũng có, nói băm bổ, chỉ trích cũng có, tán dương, xây dựng, uyên bác… đủ cả nhưng tình hình có vẻ như càng ngày càng lún sâu vào một cuộc khủng hoảng thật sự.


    Có lần tôi có ý nghĩ rất “kinh điển” rằng: Nước non này có một đội ngũ trí thức đông nhất Đông Nam Á. Trong cả rừng bằng cấp, cả biển học hàm học vị đó, không phải ai cũng rởm cả, ai cũng tha hóa cả, sớm muộn gì cũng có người phăng ra vấn đề cốt lõi và khi đã “thấy” là sẽ giải quyết tốt.


    Do đó, tôi cứ yên tâm “cày” với những đề tài khác của mình.


    Nhưng...


    Tình hình không khá lên. Nó đang là một tảng nặng trong nỗi âu lo của cả nước.


    Bắt đầu bằng chuyện các kỳ thi đại học.


    Hai tháng gần đây, một hiện tượng làm tôi bất an thật sự và có ý nghĩ không viết không thể nhắm mắt được, không thể có một giấc ngủ thư thái được.


    Đó là việc trước “mùa” thi đại học, tất thảy các tờ báo lớn, năng động của ta nhất nhất chuẩn bị vào cuộc như họ đã làm hàng chục năm nay, như là phải làm thế, như là không có cách nào khác. Đó là không khí chuẩn bị cho kỳ thi đại học.


    Người ta bắt đầu đăng các thay đổi sơ sơ trong nội dung thi năm nay so với năm ngoái, các môn sẽ thi, tỷ lệ “chọi” trong các trường đại học, cuộc “xuống đường” của các sinh viên lớp trước giúp các bạn lên thành phố thi…


    Sau đó, là những trang quảng cáo tràn ngập các báo về các lò luyện thi, đây đó còn có những nơi ngầm phát đi những quảng cáo không chính thức về các lò “luyện thi chắc chắn đậu”…


    Một số tòa báo chứng tỏ sự chuyên nghiệp, năng động của mình bằng những thông báo về khả năng cung cấp thông tin nhanh nhất, bài giải mẫu nhanh nhất, kết quả nhanh nhất truyền tải từng giờ.


    Có vẻ như nhất nhất từ công luận đến dư luận, quên phắt nỗi bức xúc kinh người từ những lò luyện thi, quên luôn lời của cựu Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân khi ông mới lên phụ trách Bộ Giáo dục rằng: Sẽ xóa bỏ kỳ thi đại học, ông cũng nói rằng trên thế giới, không có mấy nơi làm như ta, nó kéo theo nhiều tiêu cực.


    Điều đó, thực ra cũng là một nhu cầu khẩn thiết của đời sống xã hội, của giáo dục xứ ta.


    Thực ra, trước khi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nói, nhiều giáo sư danh tiếng, nhiều báo chí đã chỉ ra rất rõ những tiêu cực, thậm chí lố bịch trong trò thi cử này.


    Cái thứ nhất, với 12 năm đằng đẵng học tập, nếu em nào có thiên hướng, có ý chí, có phương pháp học tập tốt và xin thêm một cái “nếu” khác là: Nếu cung cách giảng dạy thật tốt, thì đã dư đủ thời gian nắm bắt các kiến thức để thi (trong kịch bản vẫn phải thi đại học). Không cần ôn luyện gì cả.


    Với diện này, nó cũng chính là tiềm năng thứ thiệt của đội ngũ trí thức tương lai của đất nước. Kết quả 12 năm trời thể hiện trong học bạ, trên thực tế và qua kỳ thi tốt nghiệp nghiêm cẩn là thước đo rõ nhất mã vạch của công dân trẻ này, nếu các em không đạt được chỉ số đó cũng chính là một đáp số đúng khác của bài toán nhân lực quốc gia, các em sẽ phải đi qua hướng khác để vào đời.


    Thứ hai, nếu có một kịch bản thứ hai (như nhận định vừa nêu của cựu Bộ trưởng GD) là không cần thi đại học, trăm phần trăm được.


    Không có bất cứ một lí luận nào chứng minh được rằng, với lực lượng giáo viên, giám thị, công an, cơ sở vật chất này, có thể tổ chức tốt được kỳ thi đại học sau đó hơn một tháng nhưng trước đó lại không thể tổ chức thật tốt một kỳ thi tốt nghiệp thật nghiêm túc được.


    Có người nêu ý kiến rằng: Nội dung, cấp độ thi vào đại học cao hơn, khác hẳn kỳ thi phổ thông. Nếu tổ chức thi phổ thông bằng bộ đề thi đại học, e rằng tỷ lệ “trượt” sẽ rất cao. Nhiều em sẽ trắng tay sau hơn chục năm học tập.


    Vấn đề lớn nằm ở đây.


    Trước khi phát biểu tiếp, xin bạn đọc quan sát bốn hiện tượng sau đây:


    Một là, ở Hà Nội, tp HCM vài năm gần đây đã quá quen với việc tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến của Anh, Úc, Canada, Mỹ...

    Khoan nói đến các nội dung khác của họ mà chỉ nói đến đại học.


    Với những nền giáo dục, công nghệ giáo dục của họ, khỏi cần học sinh phải qua kỳ “thi đại học” như ở ta.


    Các em đã tốt nghiệp PTTH của ta cỡ nào cũng được, muốn theo học là họ nhận (thậm chí có nhiều trường của Mỹ nhận cả học sinh lớp 11 của ta).


    Điều kiện cần nhất là một thang điểm ngoại ngữ Ielts Toefl trên mức trung bình. Em nào học xuất sắc món này còn được cấp một suất học bổng trị giá cả chục ngàn AUD, USD.


    Trong trường hợp thí sinh không đạt mà vẫn muốn theo học, cũng không sao, các trường bên ấy sẽ tổ chức thi xếp lớp rồi dành ra một học phần vừa phải cho các em phổ cập khâu ngoại ngữ trước khi vào học chính khóa.


    Để tránh tranh luận dài dòng, cần phải chỉ thẳng ra rằng, chất lượng đại học của Úc, Anh, Mỹ hiện nay, chắc chắn cao hơn Việt Nam. Bằng cấp của họ được thế giới coi trọng hơn.


    Hai là: Hãy quan sát sau “mùa thi” là “mùa giảm giá” của hàng trăm trường đại học khác của ta. Nếu các cơ sở này “đói” sỹ số, nó hạ điểm chuẩn, vơ bèo vặt tép cho bằng đủ. Có trường nhận cả loại thí sinh chỉ đạt mười điểm trong kỳ thi vừa qua vào tuốt. Hiện có chuyện nực cười là có em đi thi về, ở trường đăng ký có “điểm sàn” là 18 điểm, em chỉ đạt 11 điểm. Sau khi thi hai tháng, “bỗng dưng” nhận được hàng loạt giấy báo… trúng tuyển vào nhiều trường khác, không gì hài hước hơn.


    Thứ ba là hình ảnh, một cán bộ cấp quận, huyện gì đó chỉ học xong phổ thông với kết quả làng nhàng từ dăm bảy năm trước, nhiều năm sau kiến thức văn hóa phổ thông thực sự đã rơi rụng rất nhiều, vào công tác rồi, nay thực hiện “chủ trương” đại học hóa, cao học hóa nên cơ quan giới thiệu đi “dự” một lớp đại học tại chức. Vị này chỉ cần “đầu tư” bằng khoảng một phần ba thời gian của các em học đại học chính quy, vừa học vừa công tác, đeo đuổi chơi chơi vài năm xong là “chắc đậu” hết, thành cử nhân, rồi thành thạc sĩ, tiến sĩ nếu muốn, nhẹ như lông hồng.


    Cuối cùng là: 80% các thí sinh phổ thông, dù đã bị luộc qua cuộc hành xác khốn khổ ở các lò luyện thi, vừa xả xong vài ngàn tỷ đồng vẫn trượt như thường, chỉ có không đến hai chục phần trăm đậu vào đại học.


    Với bốn hình ảnh trên, có thể nói thẳng thừng: Kỳ thi đại học ở Việt Nam là sản phẩm thừa. Nó chỉ có ý nghĩa như là một lề thói, một cái dớp của công nghệ nhồi nhét.


    Nhưng, để làm được cái thao tác dư thừa khốn khổ ấy, mỗi năm, người dân đất nước còn nghèo khó này phải quăng vào các đợt ôn luyện, thi cử hàng vài ngàn tỷ đồng. Hai chục năm qua. Số tiền này có thể xây được vài cầy cầu như cầu Mỹ Thuận!


    Một hệ quả khác, rất nặng nề, rất sâu sắc là sau khi “luyện”, có một số không nhỏ thí sinh, thực chất học lực yếu nhưng được “bồi đắp” trúng tủ, đã thi đậu và các em này lẻn vào cửa đại học bằng học lực làng nhàng. Kể cả trường hợp các em khéo cày cụi, chui luồn để có tấm bằng sau này, thì diện này cũng không thể là “nguyên khí quốc gia”, là lực lượng cán bộ KHKT ra hồn để gánh vác non sông được.


    Giải pháp ư? Nếu nhìn vào bức tranh bốn màu trên đây có thể thấy rằng, chỉ cần thay đổi vài khái niệm, vài cách nhìn là mọi chuyện ổn ngay.


    Ngay cả khi muốn dùng một thang điểm thực, đo đếm một chất lượng thực để cung cấp cho nền đại học, cao đẳng, lượng “hàng” có chất lượng mà không phá vỡ hệ thống giáo dục bên dưới, không gây bức xúc trong học sinh diện không đậu đại học có gì khó?


    Sau một đợt thi cử nghiêm túc, (ít ra là như việc thi đại học) rồi “nhặt” ra 30% từ trên xuống xem như ưu tú để cung cấp cho khối đại học.


    Số còn lại, sau thang điểm được vào đại học, sẽ cấp cho các em trong khung từ X điểm đến Y điểm “Bằng tốt nghiệp THPT” như hiện nay.


    Khoảng 10 - 30% còn lại, diện quá yếu kém sẽ được cấp “Giấy chứng nhẫn đã học xong THPT”. Tấm giấy này được xã hội, các cơ sở giáo dục, đào tạo sau phổ thông (ngoài đại học) dùng làm cơ sở để các em nhập vào các đợt thi vào đại học sau này sau khi đã rèn thêm hoặc đi học nghề.


    Nếu làm được theo hướng này, sẽ cùng lúc đạt được một kết quả tuyệt vời: Những em thực sự cầu tiến, thực sự muốn vươn lên bằng con đường học vấn sẽ phải cố gắng từ dăm năm về trước, giữ vững nhịp độ học tập, thành quả học tập trong nhiều năm liền. Những nền tảng kiến thức chắc chắn như vậy sẽ tạo nên hẳn một lớp công dân chất lượng cao, hy vọng cho đến cả một ngày nước ta có nền “xuất khẩu kỹ sư” hay “xuất khẩu thạc sỹ - tiến sỹ” cũng không phải một ước muốn quá xa vời.


    Nêu vấn đề này trong phần đầu bài trao đổi này, chỉ là phần “demo” gọn ghẽ cho một vấn đề, một tồn tại “nhỏ” trong toàn bộ trọng lượng kinh khủng của một tảng nặng những bấn bách, trì trệ của ngành giáo dục ở Việt Nam hiện nay.


    Nó chỉ ra hai điều: Trước là để tạo những gợi mở khoáng đạt cho một hướng tư duy tích cực hơn, hai là chứng minh cái tiêu cực đã rồi. Anh không thể đổ cho ngàn vạn lý do khác khi “lối đi ngay dưới chân mình” như một nhà văn trẻ đã từng nói hay như đoạn dẫn về kỳ thi đại học trên đây.

    Bài và ảnh: Nguyễn Huy Cường



    Schoolnet (Theo http://tamnhin.net/Diemnhin/2988/Giao-duc-Viet-Nam-nhin-tu-nga-tu-Bay-Hien-ky-1.html)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.