Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89588391 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp)

    Ngày gửi bài: 23/08/2010
    Số lượt đọc: 3638

    61. Do đâu mà các chỗ chai cứng ở chân lại bị đau trước khi trời mưa?

    - Trước khi trời mưa, áp suất khí quyển thường giảm xuống. Sự giảm áp suất bên ngoài làm cho các tế bào ở chân giãn nở chút ít, chỗ chai cứng lại không thể giãn nở như các phần mềm khác của cơ thể nên đã tạo ra sự kích thích thần kinh và có cảm giác đau.


    62. Con bò cái là động vật thuộc bộ guốc chẵn, con ngựa là động vật thuộc bộ guốc lẻ. Khi đi lại trên đầm lầy và các nơi lầy lội thì con bò dễ nhấc chân lên, còn con ngựa phải khó nhọc lắm mới nhấc nổi chân. Tại sao?

    - Khi con ngựa lôi chân ra khỏi chỗ đất lầy thì một áp suất thấp được hình thành ở dưới móng ngựa và áp suất bên ngoài cản trở sự vận động của vó ngựa. Ở các động vật thuộc bộ guốc chẵn, lúc con vật giẫm chân xuống đất thì bộ móng chia làm hai phần, còn lúc rút chân lên bộ móng lại ép vào làm một, và không khí lư thông dễ dàng xung quanh móng.


    63. Tại sao ở đáy sông có nhiều bùn, đứng chỗ nông ta lại bị lún xuống nhiều hơn ở chỗ sâu?

    - Khi bị nhúng sâu xuống nước, chúng ta sẽ choán một thể tích lớn của nước. Trong trường hợp này, theo định luật Acsimet, một lực đẩy lớn sẽ tác dụng vào chúng ta.


    64. Tại sao một người có thể nằm khoanh tay gối đầu trong nước?

    - Nếu các khoang trong hai lá phổi chứa đầy không khí, trọng lượng cơ thể người sẽ nhỏ hơn trọng lượng nước bị choán chỗ, tuy chênh lệch không lớn lắm. Vì vậy, người ta có thể nằm khoanh tay gối đầu trên mặt nước. Nhưng chỉ cần rút một tay ra khỏi nước thì phần thể tích của cơ thể bị nhúng chìm trong nước cũng đồng thời giảm đi, lực đẩy giảm đi và đầu hoàn toàn bị nhúng sâu vào nước.

    Người không biết bơi đập tay và chân lung tung trong nước, như vậy thật không cần thiết, hay tay thò lên khỏi mặt nước như muốn nắm lấy một vật gì đó chỉ càng làm cho đầu chìm sâu trong nước.


    65. Tại sao khi ở nơi có áp suất thấp, ví dụ trên núi cao, ta thường thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân?

    - Điều này được giải thích là trong cơ thể người có một số chỗ chứa không khí, ví dụ như dạ dày, tai giữa, hộp sọ và những chỗ lõm của xương hàm trên. Áp suất không khí trong các chỗ đó cân bằng với áp suất khí quyển. Khi áp suất bên ngoài ép lên cơ thể giảm đi nhanh chóng, không khí có ở bên trong cơ thể nở ra, gây nên sự đè ép lên các bộ phận khác nhau và làm cho đau đớn.


    66. Khi thu hoạch các cây có củ (củ cải trắng, củ cải đỏ...), người ta nhận thấy những cây mọc nơi đất đen và đất cát nhổ lên dễ dàng, còn những cây mọc chỗ đất sét ẩm ướt lại khó nhổ. Tại sao lại khác nhau vậy?

    - Không khí khó lọt vào đất sét ẩm. Lúc nhổ cây lên là đã tạo ra một áp suất thấp ở phía dưới gốc cây, vì thế, ngoài lực liên kết, cần phải thắng cả lực của áp suất không khí.


    67. Tại sao cơ thể người nhẹ hơn nước lại bị chìm nếu không biết bơi, còn con ngựa và nhiều động vật khác khởi đầu đã bơi thạo ngay, mặc dù trước đó nó chưa từng xuống nước bao giờ?

    - Con ngựa và những động vật khác mũi ở điểm cao nhất của cơ thể, do đó chúng không cần vận động chân mà vẫn không bị sặc nước.


    68. Tại sao đôi khi người ta gọi cá là phi công vũ trụ của sông biển?

    - Trọng lượng riêng của cá xấp xỉ bằng 1. Điều này đúng cho cả cá mập khổng lồ lẫn cá bột nhỏ xíu. Nhưng theo định luật Acsimet: lực đẩy chất lỏng tác dụng vào một vật rắn nhúng chìm trong chất lỏng đó có phương thẳng đứng và bằng trọng lượng khối chất lỏng đã bị choán chỗ. Suy ra: trọng lượng của nước bị thay thế đúng bằng trọng lượng của cá. Từ đó rút ra kết luận: bất kỳ một con cá nào sống trong nước hầu như không còn trọng lượng. Cá đã trở thành những nhà du hành vũ trụ độc đáo trong các sông biển.


    69. Đối với cá, bong bóng giữ vai trò gì?

    - Bong bóng là một loại thiết bị dùng điều chỉnh khối lượng riêng của cá khi di chuyển ở các độ sâu khác nhau. Nhờ có bong bóng mà cá giữ được thăng bằng ở trong nước. Khi xuống sâu, cá giữ cho thể tích bong bóng không đổi và áp suất trong bong bóng cân bằng với áp suất của nước, bằng cách không ngừng bổ sung vào bong bóng ôxy lấy từ máu. Ngược lại, lúc nổi lên trên mặt nước, máu lại hút lấy ôxy trong bong bóng. Sự bổ sung và hút đó diễn ra tương đối chậm. Vì thế, khi cá nổi từ dưới sâu lên nhanh quá, ôxy không kịp hoà tan vào trong máu và bong bóng căng phồng làm cá chết. Nhằm ngăn ngừa tác hại này, ở những cá chình biển có một van an toàn: khi nổi lên nhanh quá, cá tự mở van và xả bớt hơi ở bong bóng ra.


    70. Con voi lợi dụng áp suất không khí như thế nào để uống nước?

    - Cổ voi ngắn và nó không thể cúi xuống mặt nước như nhiều động vật khác. Voi đã thò vòi xuống và hít không khí vào, khi đó nhờ áp suất của không khí bên ngoài mà nước chảy vào được vòi. Khi vòi đã đầy nước, voi ngẩng lên và dốc nước vào miệng. Tất nhiên, voi không hề biết đến áp suất không khí nhưng nó đã vận dụng như vậy mỗi khi uống nước.

    Schoolnet (Theo vietsciences)



    Bài viết liên quan:
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (01/09/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (31/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (30/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (28/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (27/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (26/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (25/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (19/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (18/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (17/08/2010)

     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.