Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89519031 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    101 điều thú vị về trái đất(tiếp)

    Ngày gửi bài: 29/09/2010
    Số lượt đọc: 3645

    Bí quyết giữ ấm của gấu Bắc cực

    Những con gấu trắng có thể sinh sống vui vẻ ở chỏm băng lạnh lẽo phía bắc trái đất là nhờ một bộ lông có kết cấu đặc biệt khác thường của chúng.

    Thường thường, người ta có thể dùng máy ảnh tia hồng ngoại hàng không để chụp ảnh những động vật có thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ trái đất, nhưng với gấu Bắc cực, phương pháp này là vô dụng. Hóa ra, thân nhiệt của chúng và nhiệt độ băng tuyết của vùng cực gần như bằng nhau. Nếu như chuyển sang dùng máy ảnh tia tử ngoại thì sẽ chụp được gấu Bắc cực một cách rõ nét, hơn nữa trên ảnh chúng còn đậm hơn nhiều so với màu sắc của băng tuyết xung quanh. Điều này cho thấy bộ lông màu trắng của gấu Bắc cực có thể hấp thu một lượng lớn tia tử ngoại.

    Tại sao bộ lông này có thể hấp thu nhiều tia tử ngoại như vậy? Dưới kính hiển vi điện tử, người ta phát hiện thấy những sợi lông giống như những chiếc ống rỗng, bên trong không hề có bất kỳ một sắc tố nào. Nhìn bình thường sở dĩ nó có màu trắng là bởi vì bề mặt bên trong của ống tương đối thô ráp, giống như những bông tuyết trong suốt khi rơi xuống đất thì có màu trắng vậy. Quan sát kỹ hơn nữa sẽ phát hiện thấy loại ống lông này có thể để cho tia tử ngoại xuyên qua tâm, giống như một ống dẫn tia tử ngoại thông suốt. Điều đó chứng tỏ gấu Bắc cực có thể hấp thu gần như toàn bộ ánh sáng mặt trời bao gồm cả tia tử ngoại chiếu trên mình nó để làm tăng thân nhiệt lên. Ngoài ra, chính bộ lông cũng vừa dài lại vừa dày rậm, giúp cho gấu không sợ cái lạnh giá ở Bắc cực. Đây là một trong những bộ lông động vật giữ nhiệt tốt nhất thế giới.


    Động vật sa mạc tồn tại như thế nào?

    Động vật muốn tồn tại trong sa mạc thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, bởi vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi chúng; hai là khả năng trữ nước, vì khi rời khỏi nước thì bất kỳ sinh vật nào cũng chỉ còn con đường chết.

    Về cả hai phương diện thì thằn lằn có thể coi là một điển hình sống mãnh liệt: Phần trước tứ chi của nó mở ra thành màng lớn, chống đỡ cho cơ thể đi lại thoải mái trên cát. Khi màn đêm buông xuống, sương mù bao phủ, cơ thể và mắt của thằn lằn liền dùng khả năng tối đa để tập hợp những giọt sương. Ngoài ra cái lưỡi dài của nó còn có thể liếm sương trước mắt rất linh hoạt và khéo léo, giống như cái gạt nước trên ôtô vậy.

    Về phương thức vận động, rắn lao nhập gia tùy tục bằng một kiểu di chuyển không giống ai: Để ngăn chặn bị các hạt cát chôn vùi bất cứ lúc nào, nó cong người sang trái, phải hết mức để tăng diện tích tiếp xúc với đất cát, và hình thành nên thói quen vận động nghiêng.

    Về khả năng trữ nước, thằn lằn đuôi vểnh có những đặc điểm để thu gom các giọt nước tối đa. Mỗi khi sương xuống, nó lại bò lên đỉnh cồn cát, quay lưng về phía có sương từ biển thổi tới, đuôi của nó vểnh lên cao, làm cho thân của nó nghiêng sang một bên, khi sương mù gặp cơ thể lạnh buốt của con vật thì sẽ ngưng tụ thành những giọt nước, chạy men theo lưng trượt vào miệng thằn lằn.

    Không chỉ dừng lại ở những đặc điểm này, động vật sa mạc mỗi con đều có một phương pháp tồn tại riêng, chẳng hạn có loài chuyên sống phụ thuộc vào thực vật. Một số thường ngày giấu mình trong hang cát, khi mưa sương xuống thì lập tức bò lên mặt đất, sử dụng toàn thân để hứng sương.


    Hình dạng tự nhiên của chất lỏng là gì?

    Chúng ta thường quen nghĩ rằng các chất lỏng không có hình thù gì cả. Thực tế lại khác, mọi chất lỏng đều có vẻ ngoài tự nhiên là hình cầu.

    Thông thường, trọng lực ngăn cản không cho chất lỏng lấy hình dạng ấy. Vì thế, chất lỏng hoặc chảy lan thành lớp mỏng (nếu không đổ vào bình), hoặc lấy hình dạng của bình (nếu đổ vào đó). Nhưng khi ở bên trong lòng một chất lỏng khác cũng có trọng lượng riêng như nó, theo định luật Archimede, chất lỏng “mất” trọng lượng (nó đúng là không nặng chút nào, hay nói cách khác, trọng lực không tác dụng lên nó) và bây giờ chất lỏng lấy hình dạng tự nhiên của nó là hình cầu.

    Dầu oliu nổi trong nước nhưng chìm trong rượu. Vì thế có thể hòa lấy một hỗn hợp nước và rượu như thế nào cho dầu oliu không chìm xuống đáy mà cũng không nổi lên mặt. Dùng xilanh bơm một ít dầu oliu vào trong hỗn hợp này, bạn sẽ thấy một sự kỳ lạ: dầu tụ lại thành một giọt tròn lớn, treo lơ lửng.


    Nếu quay nhanh khối dầu trong rượu bằng một que nhỏ xuyên qua nó, thì sẽ có một vòng dầu tách ra khỏi khối cầu.
    Ta hãy xuyên qua tâm của khối cầu bằng dầu đó một que gỗ dài hoặc một sợi dây thép dài rồi quay que. Khối cầu bằng dầu cũng quay theo (thí nghiệm sẽ hay hơn nếu gắn vào trục quay một vành bìa cứng nhỏ tẩm dầu; cả vành giấy này phải nằm gọn bên trong khối cầu). Vì ảnh hưởng của sự quay, khối cầu đầu tiên dẹp xuống, rồi sau mấy giây thì có một vành đai dầu tách ra khỏi khối đó. Vành đai này bị phân ra thành nhiều phần, là những giọt hình cầu tiếp tục quay tròn quanh khối cầu trung tâm.

    Tại sao hai mắt cá thờn bơn cùng mọc ở một bên?

    Thờn bơn có tướng mạo kỳ quái so với các loại cá thông thường: mắt của nó không nằm đối xứng ở hai đầu, mà mọc ở cùng một phía của cơ thể. Thêm vào đó thân của nó rất dẹt, hai bên cũng không đối xứng, do vậy trước kia có người ngộ nhận rằng đây là hai con sống dính chặt vào nhau.

    Thực ra, cá thờn bơn giống như các loại cá khác đều là sống một mình. Còn hiện tượng hai mắt mọc cùng một bên là kết quả của quá trình thích nghi lâu dài với môi trường. Khi trứng thờn bơn nở thành cá nhỏ, hai mắt vẫn mọc đối xứng ở hai bên đầu. Lúc đó nó khá “sôi nổi”, luôn muốn nổi lên mặt nước để chơi đùa. Tuy nhiên, sau khoảng 20 ngày, thân dài đến 1 cm, do các bộ phận cơ thể phát triển không cân bằng, khi bơi cũng dần nghiêng thân sang một bên, vậy là nó bắt đầu nằm nghiêng và sống hẳn ở đáy biển. Đồng thời, với mắt phía dưới, do sợi dây mềm dưới mắt không ngừng căng lên, làm cho mắt chuyển động về phía trên, qua sống lưng tới vị trí song song với con mắt vốn có ở đó. Khi đã đến chỗ thích hợp, mắt không di chuyển nữa mà cố định lại.

    Do thờn bơn sống thời gian dài dưới đáy biển, hai mắt hoàn toàn ở phía trên, rất có lợi cho nó phát hiện ra kẻ địch và bắt mồi. Ngoài đôi mắt lạ lùng, màu sắc da thờn bơn cũng thay đổi rất đặc biệt. Ở phần thân dưới, do hướng xuống đáy biển trong thời gian dài nên sắc tố cũng tương đối nhạt, còn phần trên có màu nâu, gần với màu của đất dưới đáy biển, nên vừa tránh được tầm mắt của kẻ địch, vừa có thể kiếm được thức ăn một cách thuận tiện.

    Cá thờn bơn có rất nhiều loại, trong đó có 4 loại lớn. Hai loại có đuôi, nếu hai mắt nằm bên trái cơ thể gọi là “cá bình”, nằm bên phải gọi là “cá bơn”.

    Hai loại khác không có đuôi. Vây đuôi và vây lưng liền thành một mảng, bề ngoài giống như cái lưỡi. Ở nhóm này, nếu mắt đều nằm ở bên trái thân gọi là “cá tháp hình lưỡi”, nằm ở bên phải gọi là “cá tháp”.

    Đặt ảnh cách mắt như thế nào là hợp lý?

    [...] Quy tắc thứ hai trong nghệ thuật xem ảnh, đó là phải đặt ảnh cách mắt một khoảng thích hợp, nếu không sẽ làm hỏng mất sự phối cảnh chính xác. Nhưng khoảng cách đó là bao nhiêu?

    Muốn có được một ấn tượng hoàn toàn thì phải nhìn ảnh dưới một góc trông bằng góc trông mà vật kính của máy ảnh “nhìn” hình trên kính mờ của buồng tối; hoặc có thể nói rằng, bằng góc trông mà vật kính “nhìn” vật được chụp. Từ đó ta suy ra rằng hình của vật nhỏ hơn kích thước tự nhiên bao nhiêu lần thì phải đặt ảnh cách mắt một khoảng nhỏ hơn khoảng cách từ vật đến vật kính bấy nhiêu lần. Nói khác đi, cần phải đặt ảnh cách mắt một khoảng xấp xỉ bằng tiêu cự của vật kính.

    Nếu ta chú ý rằng đa số các máy ảnh thường dùng có tiêu cự vật kính là 12-15 cm (ở đây tác giả nói tới những máy ảnh thông dụng trong thời kỳ ông viết cuốn sách này, những năm 1930-1940), thì sẽ thấy rằng trước nay ta chưa hề xem ảnh ở vị trí đặt mắt chính xác, vì khoảng thấy rõ đối với một con mắt bình thường là 25 cm, gần gấp đôi khoảng cách nói trên. Cả những tấm ảnh treo tường cũng cho cảm giác phẳng vì ta đã nhìn chúng với một khoảng cách còn lớn hơn nữa.

    Chỉ những người cận thị có khoảng thấy rõ tương đối ngắn (cũng như trẻ em có thể nhìn rõ ở khoảng cách gần) khi nhìn một tấm ảnh thông thường bằng phương pháp chính xác (bằng một con mắt) thì mới thấy công hiệu. Khi đặt ảnh cách mắt chừng 12-15 cm, họ sẽ thấy trước mắt mình không phải là bức tranh phẳng, mà là một hình nổi giống như nhìn thấy trong kính xem ảnh nổi vậy.

    Như vậy, chúng ta thường hay than phiền một cách vô ích rằng ảnh không có sức sống, đó là do chúng ta không biết đặt ảnh cách mắt một khoảng thích hợp, và lại dùng hai mắt để nhìn thứ chỉ dành cho một mắt.

    Những điều chưa biết về nghề nhiếp ảnh

    “Ông nội tôi đã phải ngồi không nhúc nhích trước máy ảnh suốt bốn mươi phút đồng hồ mới chụp được một tấm ảnh, mà lại chỉ là một tấm độc nhất không in thêm được!”, nhà vật lý học người St. Peterburg, giáo sư Veinberg, kể về những chiếc máy ảnh đầu tiên.

    Nghề chụp ảnh thâm nhập vào cuộc sống của chúng ta từ những năm 40 của thế kỷ 19, đầu tiên dưới hình thức những “tấm ảnh kiểu Daguerre” (mang tên Daguerre, người đã phát minh ra phương pháp ấy), tức là những tấm ảnh in lên các bản kim loại. Khuyết điểm của phương pháp này là người được chụp phải ngồi rất lâu trước máy ảnh - hàng mấy chục phút!

    Đối với quần chúng, việc chụp ảnh như vậy mà không cần họa sĩ là một điều mới lạ, gần như thần bí, cho nên chưa dễ tin ngay được. Trong một tờ tạp chí cũ của Nga (1845) có một câu chuyện khá lý thú về vấn đề này:

    “Nhiều người đến bây giờ vẫn chưa tin rằng phép chụp ảnh của Daguerre lại có tác dụng. Có lần, một vị khách quần áo chỉnh tề đi chụp ảnh. Người thợ chụp ảnh bảo ông ta ngồi xuống, điều chỉnh ống kính, lắp một tấm nhỏ, nhìn đồng hồ rồi đi chỗ khác. Khi người chủ còn ở trong phòng thì ông khách đáng kính ấy vẫn ngồi rất ngay ngắn, nhưng khi ông ta vừa đi khỏi cửa, vị khách liền đứng dậy, lấy thuốc ra hút, nhìn tỉ mỉ khắp xung quanh máy ảnh, dán mắt vào ống kính, lắc lư đầu, khen: “Cái trò láu lỉnh”, và bắt đầu đi dạo trong phòng.

    Người thợ chụp ảnh trở vào, sửng sốt đứng trước cửa và thốt lên:

    - Ông làm gì thế? Tôi đã nói với ông phải ngồi thật ngay ngắn kia mà!

    - Tôi đã ngồi rồi, chỉ lúc bác ra tôi mới đứng dậy thôi.

    - Cả lúc đó ông vẫn phải ngồi chứ.

    - Thế nhưng tại sao tôi lại phải vô công rồi nghề ngồi như thế?”

    Chắc hẳn bạn đọc cho rằng đối với thuật chụp ảnh, ngày nay chúng ta làm gì còn có những ý nghĩ ngây thơ như thế nữa. Thật ra, vẫn còn nhiều người chưa thật hiểu thấu đáo thuật chụp ảnh, thậm chí cả cách xem những tấm ảnh đã chụp được. Chắc bạn sẽ tự nhủ rằng điều này có gì mà không biết: cầm ảnh lên tay rồi nhìn chứ sao. Nhưng sự thực không đơn giản như vậy, phần lớn những người thợ chụp ảnh và những người thích nghề này (chứ chưa nói đến quần chúng), khi xem ảnh vẫn hoàn toàn không theo đúng phương pháp.

    Vì sao lực sĩ Sviatogo lại chết?

    Bạn có còn nhớ câu chuyện đời xưa về anh chàng lực sĩ Sviatogo, người tự dưng nghĩ ra chuyện nhấc bổng trái đất lên hay không? Archimede cũng đã lăm le hoàn thành một kỳ công như thế, và đã đòi hỏi một điểm tựa cho đòn bẩy của mình...

    Nhưng Sviatogo thì lại rất khỏe, và chẳng có đòn bẩy. Anh ta muốn tìm lấy cái gì có thể nắm lấy được để cánh tay khỏe mạnh của anh ta có nơi mà dùng sức: “Giá mà tôi tìm được một cái gì để kéo thì chắc là tôi đã nhấc được cả trái đất lên rồi”. Thật may mắn, chàng lực sĩ tìm thấy trên mặt đất một cái “quai” đóng rất chắc, “không long ra được, không xê xích được, không bật lên được”.

    "Chàng Sviatogo xuống ngựa,

    Hai tay nắm lấy quai,

    Nhấc lên quá đầu gối,

    Và chân chàng cũng tụt xuống đất đến đầu gối.

    Bộ mặt nhợt nhạt của chàng, không có nước mắt mà có máu chảy ra.

    Sviatogo bị mắc nghẽn ở đó, không nhấc chân lên được.

    Và cuộc đời của chàng đến đây là hết".

    Giá mà Sviatogo biết rõ định luật tác dụng và phản tác dụng, thì anh ta đã hiểu được rằng sức mạnh lực sĩ của mình đặt vào đất sẽ gây ra một lực phản tác dụng như thế, và do đó cũng là một lực khổng lồ kéo anh ta về mặt đất.

    Như vậy, loài người đã biết ứng dụng một cách không có ý thức định luật phản tác dụng trong hàng nghìn năm trước khi Newton phát biểu nó lần đầu tiên trong quyển sách bất hủ của mình “Những cơ sở toán học của triết học tự nhiên” (tức là vật lý học).

    Tại sao ngựa ngủ đứng?

    Ngựa có đặc tính không giống với những gia súc khác, đó là trong đêm tối, bất kể lúc nào chúng cũng đều nhắm mắt ngủ đứng. Thói quen này là do di truyền lại từ tổ tiên ngựa hoang.

    Những con ngựa hoang sống ở trên thảo nguyên sa mạc rộng mênh mông, trong thời xa xưa nó vừa là đối tượng săn bắt của loài người, vừa là món ăn ngon của các loài thú dữ. Ngựa không giống như trâu, dê có thể dùng sừng để quyết đấu, mà biện pháp duy nhất chỉ là bỏ chạy để thoát thân. Cơ thể chúng dài, tứ chi khoẻ, rất thích nghi với khả năng này. Mặt khác, những động vật ăn thịt như hổ, báo, chó sói… đa số đều hoạt động về đêm. Vì vậy, ngựa hoang không dám thảnh thơi ngủ trong đêm tối, ngay cả ban ngày chúng cũng chỉ dám đứng ngủ gật và luôn đề cao cảnh giác.

    Ngựa nhà mặc dù không gặp nguy hiểm bởi kẻ thù hoặc do con người gây ra giống như ngựa hoang, nhưng nó được thuần hoá từ ngựa hoang. Vì vậy, thói quen ngủ đứng của ngựa hoang vẫn còn được giữ đến ngày nay.

    Ngoài ngựa, lừa cũng có thói quen ngủ đứng, bởi vì môi trường sống của tổ tiên chúng gần giống với ngựa hoang.

    Vì sao lực sĩ Sviatogo lại chết?

    Bạn có còn nhớ câu chuyện đời xưa về anh chàng lực sĩ Sviatogo, người tự dưng nghĩ ra chuyện nhấc bổng trái đất lên hay không? Archimede cũng đã lăm le hoàn thành một kỳ công như thế, và đã đòi hỏi một điểm tựa cho đòn bẩy của mình...

    Nhưng Sviatogo thì lại rất khỏe, và chẳng có đòn bẩy. Anh ta muốn tìm lấy cái gì có thể nắm lấy được để cánh tay khỏe mạnh của anh ta có nơi mà dùng sức: “Giá mà tôi tìm được một cái gì để kéo thì chắc là tôi đã nhấc được cả trái đất lên rồi”. Thật may mắn, chàng lực sĩ tìm thấy trên mặt đất một cái “quai” đóng rất chắc, “không long ra được, không xê xích được, không bật lên được”.

    "Chàng Sviatogo xuống ngựa,

    Hai tay nắm lấy quai,

    Nhấc lên quá đầu gối,

    Và chân chàng cũng tụt xuống đất đến đầu gối.

    Bộ mặt nhợt nhạt của chàng, không có nước mắt mà có máu chảy ra.

    Sviatogo bị mắc nghẽn ở đó, không nhấc chân lên được.

    Và cuộc đời của chàng đến đây là hết".

    Giá mà Sviatogo biết rõ định luật tác dụng và phản tác dụng, thì anh ta đã hiểu được rằng sức mạnh lực sĩ của mình đặt vào đất sẽ gây ra một lực phản tác dụng như thế, và do đó cũng là một lực khổng lồ kéo anh ta về mặt đất.

    Như vậy, loài người đã biết ứng dụng một cách không có ý thức định luật phản tác dụng trong hàng nghìn năm trước khi Newton phát biểu nó lần đầu tiên trong quyển sách bất hủ của mình “Những cơ sở toán học của triết học tự nhiên” (tức là vật lý học).

    Vì sao lò hơi bị nổ?

    Nếu bạn để ý sẽ thấy, sau khi đun nước, trong ấm dần dần lắng đọng một lớp cặn trắng, dày và cứng, bám chắc trên bề mặt kim loại, rất khó rửa sạch. Các lò hơi lớn trong nhà máy sau thời gian dài đun nóng bị cặn đóng dày, có thể làm tắc ống dẫn nước, gây nổ lò hơi.

    Bản thân nước không có cặn, nhưng trong nước thiên nhiên chứa một ít tạp chất như canxi sunfat CaSO4, magie sunfat MgSO4, canxi bicacbonat Ca(HCO3)2, magie bicacbonat Mg(HCO3)2, cùng với các muối natri, muối kali khác. Thông thường nước ngầm (nước giếng) có chứa nhiều muối hơn nước trên mặt đất (sông, hồ…). Nước có chứa nhiều muối được gọi là nước cứng, nước chứa ít muối gọi là nước mềm.

    Khi đun sôi nước trong lò hơi, canxi bicacbonat và magie bicacbonat khi đun nóng sẽ bị phân huỷ sinh ra các kết tủa canxi cacbonat, magie cacbonat, lắng đọng ở mặt trong thành lò. Ngoài ra, canxi sunfat và magie sunfat cũng lắng lại mặt bên trong lò hơi làm cho lớp cặn càng bền chắc hơn. Cặn lò dẫn nhiệt kém, vì thế để làm cho nước sôi cần nhiệt độ cao hơn, khiến cho nhiệt độ trong lò hơi quá cao, áp suất tăng mạnh, vách lò hơi không chịu đựng được dẫn đến nguy cơ làm nổ lò.

    Để làm mềm nước (làm mất độ cứng của nước), có thể sử dụng hai phương pháp: vôi - sôđa và phương pháp trao đổi ion. Theo phương pháp đầu tiên, người ta cho vào nước một nhũ tương hỗn hợp đá vôi - sôđa (natri cacbonat). Các ion canxi và magie trong nước cứng sẽ bị kết tủa, sau đó được lọc để loại bỏ kết tủa này. Nước đã làm mềm đem đun trong lò hơi thì vách lò hơi sẽ không bị đóng cặn nữa.

    Schoolnet (Theo st)



    Bài viết liên quan:
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (27/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (27/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (25/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (21/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (20/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (17/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (15/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (14/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (13/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (11/09/2010)

     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.