Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89518998 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Chuyện về nhà Hà Nội học đầu tiên

    Ngày gửi bài: 07/10/2010
    Số lượt đọc: 2182

    Doãn Kế Thiện (1891-1965) là một nhân sĩ trí thức giác ngộ đi theo cách mạng, là nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu... với trên 50 năm hoạt động liên tục, đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Cụ được tôn vinh là Danh nhân văn hóa của đất nước. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu về Hà Nội, cụ được vinh danh là nhà Hà Nội học đầu tiên.






    Nhà hoạt động xã hội xuất sắc

    Doãn Kế Thiện quê ở làng Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội. Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho cụ vừa học chữ Hán vừa học chữ Pháp rồi trở thành thầy giác dạy trường tổng ở tuổi 20.

    Chịu ảnh hưởng của Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội năm 1907 và phong trào thanh niên yêu nước, sau 5 năm, cụ nghỉ dạy học và ra Hà Nội viết báo, viết văn mang tư tưởng yêu nước. Cụ là bạn vong niên của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939), Trúc Khê Ngô Văn Triện (1901- 1948), Xuân Thủy (1912-1985)... cùng nhiều đảng viên chân chính của Việt Nam Quốc dân đảng. Năm 1938, cụ tham gia phong trào truyền bá Quốc ngữ theo sáng kiến của Đảng Cộng sản Đông Dương. Những năm 40 của thế kỷ XX, cụ tham gia tổ chức ái hữu nghề nghiệp và tổ chức văn hóa cứu quốc. Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cụ làm cố vấn cho chính quyền cách mạng tỉnh Sơn Tây. Tháng 7-1947, cụ tham gia Ban vận động thành lập Hội Liên Việt khu XI (Chiến khu Hà Nội) rồi được bầu làm Hội trưởng đầu tiên. Năm 1948, thành lập Liên khu III, cụ được bầu làm Phó Hội trưởng Hội Liên Việt Liên khu. Năm 1951, Mặt trận Việt Minh hợp nhất với Hội Liên Việt, thành lập Mặt trận Liên Việt (MTLV), cụ cùng đoàn Hà Nội tham dự Hội nghị thống nhất Mặt trận tại Việt Bắc, được gặp và chụp ảnh lưu niệm với Bác Hồ, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương MTLV. Năm 1955, MTLV đổi thành Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), cụ được bầu làm Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam. Cụ làm Chủ tịch MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội 3 khóa liền. Cụ còn là Ủy viên BCH Hội Việt - Trung hữu nghị.

    Cụ Thiện được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tín nhiệm giao cho nhiều trọng trách và cụ đã hoàn thành xuất sắc. Tháng 7 năm 1959, cụ được cử làm Trưởng đoàn đại biểu nhân dân Thủ đô đi thăm đồng bào miền Nam nhưng rất tiếc là đến phút cuối cùng chính quyền miền Nam đã không đáp ứng nguyện vọng của đồng bào hai miền Nam - Bắc và chuyến đi đã không thể diễn ra.

    Ngày 3-3-1961, Bác Hồ gửi tới cụ Thiện bức ảnh chụp cùng nhau ở chiến khu Việt Bắc với bút tích và chữ kí của Người. Người đóng dấu cá nhân thể cách của các nhà Nho học, chứng tỏ tình cảm đặc biệt với cụ.

    Cụ sống rất liêm khiết, có nguyên tắc và ngay thẳng. Khi tham gia MTTQ Việt Nam, có lần cụ được Bác Hồ gợi ý rằng Chính phủ sẽ cấp cho một ngôi nhà bên Hồ Tây nhưng cụ xin không nhận mà vẫn ở nhà tập thể. Cụ ở 1 tầng 2, công trình khép kín, nơi làm việc ngăn cách với chỗ ở. Khi cụ đang làm việc thì kể cả con cháu cũng phải gõ cửa xin phép cụ rồi mới được vào gặp. Nhưng khi rảnh rỗi thì cụ lại rất thoải mái với con cháu; cũng là một cách để thư giãn. Năm 1964, cụ nghỉ hưu, về Sơn Tây sống ở nơi con trai làm việc. Chính phủ cử người về Phú Mỹ (quê cụ) làm cho gia đình cụ một ngôi nhà cấp 4, diện tích chỉ hơn 20m2, cụ và con cháu trừ dần vào tiền lương (mãi đến năm 1966, tức là 1 năm sau khi cụ mất, mới trả hết số tiền được ứng để làm nhà). Ngày 04-12-1965, cụ mất. Tang lễ cấp Nhà nước được tổ chức tại quê cụ (nguyện vọng của cụ là được chôn cất tại quê nhà).

    Tháng 7-2001, Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội ra Nghị quyết đổi và đặt tên mới cho 17 đường phố Thủ đô. Phố Béc la (quận Cầu Giấy) đổi thành phố Doãn Kế Thiện.



    Nhà nghiên cứu, sáng tác đa tài

    Ngày 27-12-1991, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của cụ.

    Nhà văn Tô Hoài khẳng định: “Ngòi bút Doãn Kế Thiện đã suốt đời chuyên cần, miệt mài tập trung vào các vấn đề, các thể loại văn hóa, văn học, sưu tầm và phát hiện và giới thiệu về Hà Nội. Doãn Kế Thiện là người đầu tiên viết về Hà Nội với một ý thức chủ động và hệ thống về đề tài. Danh nhân văn hóa Doãn Kế Thiện chính là người đã đặt nền móng cho các công việc nghiên cứu về Hà Nội, hình thành bộ môn Hà Nội học cực kì phong phú mà bây giờ thế hệ con cháu cụ đang cố gắng phát huy”.

    Với các bút danh Sở Bảo, Sơn Vân, Long Thành, Tú Sơn, Bất Ác ngay từ những năm 20 của thế kỉ XX, văn thơ của Doãn Kế Thiện đã thể hiện rõ tấm lòng yêu nước, thương dân. Thơ dịch của cụ rất hay nhưng vì chưa được in nên chưa được độc giả biết đến. Cụ viết cho các báo: Nam Phong tạp chí, Thực Nghiệp dân báo, Khai Hóa, Mới, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Trung Bắc tân văn, Trung Bắc chủ nhật, Tri Tân tạp chí... hầu như kì nào cũng có bài viết về Hà Nội. Cụ viết nhiều nhất về Hà Nội, liên tục từ năm 1941 đến năm 1945 trên tờ Trung Bắc chủ nhật. Cụ còn viết cho cả báo chí Sài Gòn như các tờ Công Luận, Trung Lập..

    .

    Các tác phẩm chính của cụ Thiện là: Hà Nội cũ (1943); Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội (1959); Danh nhân Việt Nam... và nhiều bản dịch thơ Đường, Tống...

    Nhà nghiên cứu Giang Quân đánh giá: Từ những năm đầu thế kỉ, cụ đã biên soạn cuốn “Thăng Long lược sử” mà Hà Nội cũ chỉ là một phần... Cụ là một trong số ít người viết sớm nhất về Hà Nội trước cuộc gặp gỡ Đông - Tây (thực dân Pháp chiếm nước ta). Cụ viết về các tập tục tốt đẹp, những giai thoại tố cáo vua quan đàn áp dân, chuyện thi cử, bình văn, những số phận hẩm hiu của người phụ nữ, sự tha hóa...

    Năm 1943, cụ in cuốn “Hà Nội cũ” tại NXB Đời Mới, có 20 mục, kể về 20 địa điểm và nhân vật của HN thế kỉ XIX; lí giải những địa danh Ngõ Trạm, trai Ngõ Trạm ngỗ ngược; gái ngõ Tạm Thương dữ dằn do đâu, tại sao Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, ở phía Bắc Hồ Gươm, xưa lại là bãi pháp trường...

    Từ năm 1955, cụ viết đều đặn cho chuyên mục “Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội” (CT&TCHN) trên báo Thủ đô Hà Nội, với bút danh Sơn Vân.

    Năm 1959, cụ tập hợp các bài báo, bổ sung thêm, in thành cuốn “Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội", NXB Văn hóa. Các nhà nghiên cứu coi tác phẩm là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho ngành Hà Nội học hiện đại, là công cụ nghiên cứu về Hà Nội với những kiến giải dựa trên cơ sở khoa học. Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vũ Tuấn Sán khẳng định: “Trong kho tàng Hà Nội học hiện nay, CT&TCHN chiếm một vị trí đáng tự hào. Nó có những đóng góp to lớn cho việc tìm hiểu cuộc sống phong phú và anh dũng của đất Thăng Long ngàn xưa và mỗi lần đọc tới, không thể nào quên công lao sưu tầm nghiêm túc, tinh thần làm việc hăng say bền bỉ, sức học uyên thâm, phục vụ lòng yêu dân tộc, yêu Thủ đô Hà Nội của nhà báo, nhà văn lão thành, nhà Hà Nội học tiêu biểu Sở Bảo Doãn Kế Thiện”. (26-12- 1991).

    Một người toàn tài, đức độ như cụ Doãn Kế Thiện, thật xứng đáng được tôn vinh là Danh nhân văn hóa của đất nước.


    Trung Phong

    Nguồn: Hà Nội ngàn năm

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.