Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89518816 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Những ca khúc bất hủ về Hà Nội (P.3)

    Ngày gửi bài: 09/10/2010
    Số lượt đọc: 2106

    Hà Nội với những hình ảnh thân quen gắn bó mật thiết mà dù đi bất cứ đâu, cứ nhắc đến những hình ảnh: Hoa sữa, hương cốm, Thu Hà Nội, Thành cổ Hà Nội, hồ Gươm, làng hoa, ngõ nhỏ, phố nhỏ, ... là lại gợi lên bao cảm xúc bồi hồi cho bất cứ ai đã từng sống ở Hà Nội. Những hình ảnh đó xuất hiện rõ nét và tràn đầy cảm xúc trong các ca khúc viết về Hà Nội khiến cho người nghe thêm da diết.






    Người Hà Nội

    Có thể nói "Người Hà nội" của Nguyễn Đình Thi là một trong những trường ca âm thanh dầu tiên của cách mạng. Mở đầu bài hát bằng một âm hưởng tự sự trữ tình tác giả đã làm hiện lên trong trí tưởng tượng người nghe một Hà Nội "Ngàn năm văn hiến" thật da diết thân thuộc:

    Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây

    Đây lắng hồn núi sông ngàn năm

    Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội

    Hà nội mến yêu

    Tiếp theo là sự nối tiếp của các cung bậc âm hưởng: âm hưởng anh hùng ca cất lên như tiếng kèn xung trận của cuộc cách mạng của dân tộc. Ảnh hưởng trữ tình từ sâu thẳm lai trào lên trong thủ pháp chuyển đổi giọng linh hoạt từ giọng trưởng sang giọng thứ tạo cho người nghe có một cảm giác tha thiết đến nao lòng ở đoạn tiếp.

    Cái da diết lại được chìm xuống trong âm hưởng anh hùng ca trong những nhịp sóng sông Hồng Hà: Hồng Hà tràn đầy, Hồng Hà cuốn, Ngàn nguồn sóng tràn đầy dâng. Nhịp sóng lúc này được chuyển thành nhịp sống đô thị tấp nậm rộn ràng: Hà Nội đẹp sao những cửa đầu ô,… Và âm hưởng trữ tình - anh hùng ca đã hoà vào nhau, quyện vào nhau như một ý thức cách mạng lớn lao trong tư tưởng mỗi con người Hà Nội. Sự hoà quyện đã tự nhiên tạo thành nhịp hành khúc dường như là nhịp đi của Trung đoàn Thủ đô chuẩn bị bước vào trận cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh đầy đĩnh đạc.

    Nhịp vang cuối trường ca được viết như âm hưởng của bản giao hưởng số 9 của Betthoven đã nói lên khúc khải hoàn ca của cả một dân tộc đã đến rồi, bên cạnh đó hình bóng Bác như là một niềm tin tất thắng của cả một đân tộc anh hùng.

    Trong nhật ký của mình, cố nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - người mà ít năm sau đã thực hiện lại cuộc chiến đấu này bằng tiểu thuyết "Sống mãi với Thủ đô" đã ghi lại niềm xúc động khi nghe "Người Hà Nội" vang lên ở một vùng đồi Việt Bắc:

    "Người Hà Nội" - trường ca âm thanh đầu tiên của cách mạng đã cùng "Sông Lô" của Văn Cao và "Du kích Sông Thao" của Đỗ Nhuận tạo ra ba dòng sông âm thanh chảy dào dạt trong kháng chiến chống Pháp và mãi mãi in dấu vào lòng người Hà nội. Và có một điều chắc chắn là cho dù thế nào đi chăng nữa thi tác phẩm "Người Hà Nội" của nhạc sĩ nghệ sĩ Nguyễn Đình Thi sẽ là một trong nhưng mốc son lịch sử in sâu vào tâm trí của mỗi người dân thủ đô cũng như những người Việt Nam chúng ta.


    Nhớ mùa thu Hà Nội

    Tôi là người gốc Sài Gòn nhưng mỗi lần nghe bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thì cảm xúc trong tôi luôn dâng trào. Mặc dù chưa một lần đặt chân đến Hà Nội, nhưng từng câu, từng lời trong bài hát, như đã đưa tôi đến với Hà Nội rồi, một Hà Nội đang bước vào mùa thu… Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay mờ xa mời gọi, màu sương thương nhớ... Tôi cũng đã từng nghe nhiều bài hát, bài thơ ca ngợi về mùa thu Hà Nội. Nhưng không hiểu sao, mỗi khi nghe lại bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội là lòng tôi chợt thấy bâng khuâng khó tả. Tác giả bài hát đã đưa tôi đi vào một nỗi nhớ không tên, một nỗi buồn man mác: Hà Nội mùa thu, đi giữa mọi người lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai?

    Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu...

    Những hình ảnh ấy, sao mà sống động quá, những màu vàng của cây cơm nguội, màu đỏ của lá bàng, màu nâu của mái ngói trên những ngôi nhà cổ trong con phố xưa... Những màu sắc ấy tác giả đã vẽ lên bằng những ca từ thật đẹp. Và càng nên thơ hơn khi: mùa hoa sữa về, thơm từng cơn gió, mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ... Tôi cảm nhận như đang ngửi thấy thoang thoảng mùi thơm của cốm, mùi nồng của hoa sữa đâu đây....

    Tác giả đã cho tôi hình dung như mình đang đứng giữa lòng Hà Nội. Tôi đang lang thang quanh bờ hồ, dạo qua những đường phố nhỏ, cổ kính, và tôi như đang ngắm nhìn người qua lại trong tiết trời mát mẻ, dìu dịu vào thu. Mọi người quanh tôi dường như cũng đắm mình trong trời thu êm ả.

    Người nhạc sĩ tài hoa ấy đã làm tôi càng thêm yêu Hà Nội. Cảm xúc của nhạc sĩ trước vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, của con người Hà Nội đã truyền vào tim tôi một cảm giác lạ lùng. Ông đã viết nên ca khúc này bằng sự rung động của một tình yêu hết sức tinh tế.

    Một người bạn đã khuyên tôi nếu có dịp, nên ra thăm Hà Nội vào mùa thu, mới cảm hết được vẻ đẹp đầy thơ mộng của Hà Nội. Sẽ có một ngày tôi ra thăm Hà Nội, để lắng nghe trời thu nói, lắng nghe từng con đường nhỏ trả lời cho tôi - trả lời vì sao mùa thu Hà Nội lại tuyệt vời đến vậy!


    Tôi mong về Hà Nội

    Khúc nhạc dạo đầu nhấn nhá như bước chân của người nghệ sĩ đang chầm chậm lang thang trên những con đường rợp bóng cây. Nỗi nhớ dường như đang được đong đếm trên từng "cây bàng, cây me, cây cơm nguội". Nỗi nhớ còn đong đầy trong ánh nắng chói chang của mùa hè. Nỗi nhớ ngẩn ngơ về một Hà Nội xưa cũ "trên từng viên ngói vỡ".

    Ca khúc như một sự xuyên suốt của thời gian: từ mùa xuân với "cành đào phai", "hạt mưa bụi", mùa hè với "tiếng ve ngày trẻ dại", với "nắng chói" đến mùa thu với "gió sông Hồng thổi" và mùa đông với hình ảnh "áo len cài vội"... cũng là thể hiện nỗi nhớ miên man của người nghệ sĩ về thành phố nhiều kỷ niệm.


    Hà Nội và tôi

    Như một người du mục trên chính mảnh đất quê hương mình, Lê Vinh từng trú ngụ ở nhiều "ngóc ngách" Hà Nội như Cửa Đông, xóm liều Thanh Nhàn, mạn Lạc Long Quân… Những tháng ngày tá túc nhà bạn bè, nỗi buồn và ký ức về mái ấm thời thơ ấu lại cồn cào trong anh:

    Nơi tôi sinh Hà Nội.

    Ngày tôi sinh một ngày bỏng cháy.

    Ngõ nhỏ phố nhỏ, nhà tôi ở đó.

    Đêm lặng nghe trong gió

    Tiếng sông Hồng thở than.

    Vẫn là Hà Nội thân quen nhưng đó không phải là Hà Nội của "mùa vắng những cơn mưa" hay của những tên đường tên phố đã trở nên nổi tiếng từ lâu: "phố Quang Trung, đường Nguyễn Du"… với Lê Vinh, Hà Nội là "ngõ nhỏ phố nhỏ", là những gì thân thuộc và gần gũi nhất, như thứ nước uống, như thứ hơi thở đều đặn của mỗi con người gắn bó với Hà Nội biết bao lâu.

    Hà Nội là những đêm lang thang nơi từng con phố để rồi nỗi buồn thấm sâu vào từng cơn gió cất lên thành tiếng thở than của sông Hồng. Hà Nội trong anh còn là những tâm hồn mộc mạc, những tấm lòng đôn hậu, trong đó có cả những người cưu mang anh.

    Hà Nội ơi! Hà Nội ơi !

    Cái ngày tôi chia xa Hà Nội,

    Giờ ra đi mới thấy lòng tiếc nuối.

    Những kỷ niệm một thời nông nổi,

    Cứ thôi thúc hoài, khắc khoải nơi trái tim.

    Người Hà Nội vốn đã yêu mến mảnh đất ngàn năm văn hiến và mỗi khi chia xa Hà Nội, trong mỗi người đều trào dâng niềm xúc động mãnh liệt.

    Với những ai vẫn nặng lòng với Hà Nội một thời xưa cũ thì vẫn mong nhớ có một ngày trở về cái thuở mà người ta được thả hồn nơi những góc phố lặng yên để có thể nghe thấy tiếng lá rơi xào xạc hay đếm nhịp bước chân của những đôi tình nhân đang hẹn nhau bên hồ...

    Chắc hẳn bất cứ ai khi nghe giai điệu của Hà Nội và tôi đều thấy trào dâng một cảm giác lâng lâng khó tả, và những ai đã sinh ra, lớn lên trong bối cảnh Hà Nội vào những năm 80 trở về trước sẽ đồng cảm với nhạc sĩ và bồi hồi biết bao trước "ngõ nhỏ", "phố nhỏ" đơn sơ, mộc mạc...


    Hà Nội mùa lá bay

    Gió heo may đã về trên những con phố thâm nâu rợp bóng cây của Hà Nội. Mùa thu thoảng hương cốm, nồng nàn hoa sữa và rực vàng sắc hoa cúc là mùa của những cảm xúc ngọt ngào, của những nhớ mong da diết.

    Sớm mai dạo phố trong cơn gió heo may se lạnh, những chiếc xe đạp kĩu kịt chở những bó hoa cúc vàng rực rỡ từ ngoại thành đã hối hả mang hương sắc mùa thu đến cho người Hà thành.

    Có người gọi những chiếc xe hoa ấy là xe chở mùa thu, kể cũng đúng. Một góc phố lao xao, một con đường ồn ào, chỉ cần chiếc xe đạp buộc dăm bó cúc đằng sau hay đôi quang gánh trĩu đầy màu vàng ươm của cô hàng hoa là đã đủ để cuộc sống vội vã chùng hẳn xuống, nhường chỗ cho vẻ đẹp của mùa thu. Giờ đang là giữa thu, lại có mấy trận mưa làm tiết trời bớt hanh hao hơn. Loáng thoáng đã thấy thiếu nữ Hà thành khoác lên mình chiếc áo thun mỏng chầm chậm dạo phố.

    Mùa thu cũng là mùa ta được hít đầy lồng ngực mùi hương nồng nàn đặc trưng của hoa sữa, nhất là độ tháng 10. Mùi hoa sữa ngào ngạt đến nỗi át cả mùi bánh trung thu tràn ngập vỉa hè.

    Ôi mùa thu, mùa thu Hà Nội

    Trời thanh trong chẳng đâu thanh hơn thế

    Và lá bay trong chiều thu

    Lá bay ven hồ Tây

    Lá bay trong lòng tôi


    Đoản khúc thu Hà Nội

    Bởi vì mùa thu tôi ở lại

    Hà Nội mùa thu Hà Nội thu

    Hà Nội mùa thu tràn nỗi nhớ

    Không bởi vì em hay vì em

    Nhoà phố mong manh nhoè phố mơ…

    Trịnh Công Sơn tiêu diêu trong mùa thu Hà Nội, lảng tảng như một hơi sương sớm quện trên những nếp nhà cổ, một gốc cây sấu trên đường Phan Đình Phùng, quanh một tà áo trắng của các cô gái trên đường Cổ Ngư, một rặng cau trước cổng ngôi chùa.

    Đêm thất tịch, trời không mưa, một chiếc xích lô đạp chậm rãi đến trước khu phố cổ, khi đến ngã tư Hùng Vương, chiếc xe dừng lại, một người khách, một cô gái bước xuống. Những hàng sấu trùm lấy họ, hai người khuất dần vào trong phố cũ.


    (Phần cuối)





    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.