Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89577964 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Văn hóa đọc ở Việt Nam, cần dựng lại từ nền móng

    Ngày gửi bài: 22/11/2010
    Số lượt đọc: 2076

    Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ VHTT&DL đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề "Định hướng và giải pháp phát triển văn hóa đọc ở VN" nhằm lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện "Chiến lược quốc gia về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng" đang được Bộ VHTT&DL xây dựng. Lật lại một vấn đề không mới tại một hội thảo có tính "chiến lược quốc gia", mới nhận ra rằng lâu nay chúng ta chưa hề có văn hóa đọc theo đúng nghĩa.




    Việt Nam chưa có văn hóa đọc theo đúng nghĩa

    Đó là một thực trạng buồn không chỉ tại hội thảo lần này mà từ trước đó, nhiều cuộc tọa đàm hội thảo, nhiều bài báo khác đã đề cập tới. Theo báo cáo của ngành văn hóa, trong năm qua, mỗi người Việt mua 3,3 quyển sách. Thế nhưng con số ấy mang nặng tính hình thức vì có tới 80% trong đó là sách giáo khoa, các loại sách còn lại chỉ chiếm 20%. Đã thế, việc mua sách giáo khoa không phải để phục vụ nhu cầu tự thân của người đọc mà nhiều khi vì bắt phải mua (học sinh, sinh viên). Như vậy, trên thực tế mỗi người Việt chỉ mua 0,6 quyển sách/năm.

    Không thể phủ nhận thị trường sách Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú. Song, văn hóa đọc ở nước ta vẫn chưa cao, thậm chí nếu so sánh cách đọc sách của người Việt với người nước ngoài, sẽ dễ dàng nhận thấy vấn đề đọc sách của người Việt đang có "vấn đề" hay nói đúng hơn chúng ta chưa có văn hóa đọc theo đúng nghĩa.

    Khó có thể định nghĩa đầy đủ về "văn hóa đọc". Nhưng chắc chắn một điều, văn hóa đọc không chỉ là việc tăng cường đọc sách văn học như một số người lầm tưởng, cũng không chỉ là đọc thật nhiều rồi ghi lưu niệm vào sách, hay sưu tầm sách cũ. Văn hóa đọc rộng lớn hơn rất nhiều. Những thư viện mênh mông mở cửa cả ngày, những tủ sách gia đình được giữ gìn cẩn thận và bổ sung qua nhiều thế hệ, những nhà xuất bản lớn có uy tín thật sự trong việc kiểm soát một cuốn sách từ khâu mua bản quyền đến khâu phát hành... là hình ảnh quen thuộc tại một quốc gia đã có được văn hóa đọc. Còn ở ta, các thư viện vốn đã ít lại chỉ mở cửa vào giờ hành chính và được canh gác quá kĩ càng. Những buổi triển lãm sách quý chỉ diễn ra ở vài quán café sách nhỏ. Các hiệu sách cũ thường nằm ở nơi ngõ hẻm đường vòng. Thông tin về sách mới thì ít ỏi hoặc theo kiểu truyền miệng... Tất cả chỉ có thể tác động đến những người có ý thức tự mình đi tìm, chứ không thể tác động đến đám đông. Sách bán chạy ở ta thường là sách mang tính chất giải trí thông thường, ít có giá trị tinh thần hoặc cung cấp cho người đọc kiến thức. Các sách có giá trị, đạt giải thưởng quốc tế thì bị xếp xó, tồn kho và phải bán giảm giá để thanh lý, khiến không ít nhà xuất bản lao đao và dần dà phải chấp nhận chạy theo dòng sách giải trí phục vụ nhu cầu của đa số độc giả nhằm đảm bảo độ an toàn trong kinh doanh. Những điều này khiến cho văn hóa đọc của Việt Nam khó được định hình, nếu có thì cũng mới chỉ là một nền văn hóa đọc giải trí và bình dân.

    Cũng cần phải nói thêm một phần tối quan trọng của văn hóa đọc, đó là kỹ năng đọc. Hầu hết độc giả Việt Nam chưa có kỹ năng đọc sách. Trong các nhà trường, chưa có một môn học nào dạy cho học sinh kỹ năng này. Học thuộc lòng - trả bài - rồi quên luôn là một quy trình quen thuộc của học sinh, sinh viên. Điều này khiến cho học sinh ghét sách và không thu được gì nhiều từ sách dù chương trình học có nhồi nhét đến mấy. Trong gia đình, thói quen đọc sách cũng không có nhiều điều kiện phát triển. Đến nhiều nhà có thể gọi là "gia đình trí thức" - bố mẹ giáo viên, con cái đều học đại học - cũng rất hiếm khi thấy một tủ sách đúng nghĩa. Vài cuốn sách giáo khoa, giáo trình, truyện tranh và tạp chí - đó là một cấu trúc thường thấy. Khó để tìm được một tủ sách gia đình được duy trì qua nhiều thế hệ. Thói quen mua sách thường xuyên vẫn có vẻ là một việc làm quá xa xỉ.




    Xây dựng văn hóa đọc - bắt đầu từ đâu?

    Nhiều chuyên gia nghiên cứu và quản lý văn hóa khẳng định rằng: Chúng ta cần phải bắt đầu từ gốc rễ, phải xây dựng hạ tầng cơ sở cho văn hóa đọc. Muốn vực dậy và phát triển văn hóa đọc trong quần chúng, phải thay đổi cả hệ thống giáo dục và nhận thức của người dân. Không phải cứ in ra nhiều sách là xây dựng được văn hóa đọc. Nhìn nhận một cách công bằng thì việc xây dựng văn hóa đọc phải là ý thức chung của toàn xã hội. Một khi việc đọc sách được phổ cập rộng rãi từ nhỏ tới lớn, hình thành và phát triển theo cả một chặng đường dài và cả quãng thời gian sống, con người mới phát triển và định hình được văn hóa đọc cho cá nhân mình. Từ đó, mỗi người sẽ tự phân hóa, chọn lọc dòng sách mình cần và thấy phù hợp với bản thân qua từng giai đoạn cuộc sống. Lúc đó tự bản thân mỗi người sẽ thấy việc đọc cần thiết như ăn cơm, uống nước hằng ngày.

    Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho văn hóa đọc, nhiều chuyên gia cho rằng, chúng ta cũng cần phải xây dựng môi trường trong sạch và lành mạnh cho văn hóa đọc phát triển. Điều này phụ thuộc vào các nhà quản lý chuyên ngành cấp quốc gia. Phải nhanh chóng lập ra một lộ trình cho việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cả nước theo những chặng đường dài 10 - 20 - 30 năm/lần, tuyệt đối không để phát triển tự phát hoặc theo những kế hoạch ngắn hạn một vài năm hay thực thi theo kiểu đối phó và hài lòng với những con số tăng trưởng nhỏ lẻ. Đồng thời, các ban, ngành cần thống nhất đường hướng phát triển, vạch ra những phương án tối ưu để nâng cao chất lượng sách làm ra. Làm sao để sách đa dạng hơn, phong phú hơn, luôn cập nhật được những kiến thức mới nhất của nhân loại trên toàn thế giới?

    Bên cạnh đó, việc giúp cho các đơn vị xuất bản tự tin sống đàng hoàng bằng nghề, chỉ chuyên tâm làm sách mà không phải lo đối phó với nạn sách lậu, sách giả, sách không bản quyền cũng là một vấn đề cần ưu tiên giải quyết. Chính phủ cần đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn nữa trong việc xử lý những sai phạm ở lĩnh vực phát hành. Đồng thời, phải tích cực tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ sách thật, sách có bản quyền, khuyến khích họ coi sách như một sản phẩm có đầy đủ giá trị như các sản phẩm tiêu dùng khác...

    Không lúc nào là quá muộn để vực dậy nền văn hóa đọc cho một quốc gia. Tuy nhiên, việc Bộ VHTT&DL xây dựng chiến lược quốc gia để phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng lần này chắc chắn sẽ đụng đến rất nhiều thành trì cố hữu trong giáo dục, xuất bản cũng như mọi thứ liên quan đến sách ở Việt Nam. Bởi vậy những người bi quan (hoặc thực tế) đều có lý do để lo lắng trước khi trông đợi vào thành công của chiến lược.


    Phạm Tăng

    Schoolnet (Theo suckhoedoisong.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.