Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89520357 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Khu phố cổ Hà Nội hình thành và phát triển như thế nào trong lịch sử Hà Nội?

    Ngày gửi bài: 29/11/2010
    Số lượt đọc: 3344

    Ca dao cổ Việt Nam có câu “Hà Nội ba sáu phố phường, Hàng Mứt, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh…”

    Có rất nhiều bài ca dao và thơ nói về con số truyền thống 36 đường phố như:

    Rủ nhau chơi khắp Long thành,

    Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:

    Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,

    Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay…

    hoặc là:

    Ba mươi sáu mặt phố phường

    Hàng Giấy, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào

    Người đài các, kẻ thanh tao

    Qua Hàng thợ tiện lại vào Hàng Gai…

    Tuy nhiên, ít người biết rằng con số 36 không phải lúc nào cũng phản ánh đúng hiện thực.

    Vào các thời kì lịch sử khác nhau, khu phố cổ có số phường nghề khác nhau, mỗi phường gắn với một con phố. Hơn nữa, số lượng đường phố còn phụ thuộc vào cách tính của mỗi người, tức là cách hiểu sử sách như thế nào. “Phố” khác với “phường”. Thời nhà Lê (thế kỷ 15-18), khái niệm “phường” chỉ một tổ chức người cùng làm một nghề hay một đơn vị hành chính của thành Thăng Long. Các phường lấy tên nghề của mình đặt cho con phố nơi họ đang làm ăn buôn bán.

    Theo sử sách, thành Thăng Long thời nhà Trần (1225-1400) có 61 phường, sau giảm xuống còn 36 thời nhà Lê. Các phường chia làm ba loại: nông nghiệp, thủ công, buôn bán.

    Theo cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết năm 1438 thì: Thượng Kinh là kinh đô. Có một phủ gọi là Phụng Thiên và hai huyện là Thọ Xương, Quảng Đức. Mỗi huyện có 18 phường. Dư địa chí còn đề cập đến một vài địa danh nằm trong phạm vi khu phố cổ của Hà Nội ngày nay, ví dụ như phường Hàng Đào nhuộm lụa điều, phường Hà Tân (nay là Hàng Buồm) chuyên nghề nung vôi.

    Với những ghi chép của Nguyễn Trãi và các thông tin lịch sử khác, chúng ta có thể kết luận khu phố cổ Hà Nội bắt đầu hình thành khi vua Lý Thái Tổ chọn Thăng Long làm kinh đô năm 1010 và trở nên đông vui nhộn nhịp sau thế kỷ 15. Ngày nay các phố nhìn chung vẫn giữ nguyên tên gọi từ thời xưa. Tuy nhiên, hầu hết các chức năng ban đầu đều đã chuyển đi nơi khác hoặc không còn tồn tại nữa.

    Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ có lịch sử trên 500 năm nhưng còn rất ít nhà mang phong cách kiến trúc thời Lê, trừ một số đình chùa. Hầu hết nhà ở, cửa hàng đều đắp bằng đất nên không chống chọi nổi sự tàn phá của thời gian. Ở những tòa nhà gạch còn sót lại thì cầu thang, cửa ra vào và khung cửa sổ bằng gỗ được sửa chữa hoặc thay thế. Thời tiết và mối mọt đã phá hỏng kiến trúc ban đầu.

    Hầu hết những ngôi nhà du khách ngày nay thấy trong khu phố cổ được xây vào cuối thế kỷ 19. Nhưng do nhiều nhà được xây trên nền cũ nên chúng vẫn mang các đặc điểm kiến trúc của những tòa nhà trước đó. Nổi bật nhất trong số các đặc điểm này, ít nhất là đối với kiến trúc trong nước, là nhà hình ống. Cấu trúc dài, hẹp của nhà ống là kết quả của tình trạng thiếu không gian trong thành phố hồi trước và do một khoản thuế của triều đình đối với chiều rộng mặt tiền cửa hàng. Những ngôi nhà kiểu này (chắc hẳn được phát triển từ các quầy hàng ở chợ) thường chỉ rộng từ hai đến ba mét nhưng có thể dài từ 50 đến 100 mét. Một số nhà còn nhìn ra cả hai mặt phố song song.

    Ngày xưa, mỗi nhà chỉ có một đại gia đình sinh sống. Nhưng thời buổi hiện đại buộc các cư dân khu phố cổ phải chia nhỏ ngôi nhà ống của mình. Ngày nay, trung bình một gia đình bốn người sống trong một diện tích rộng từ 15 đến 20 mét vuông.

    Cửa hàng vẽ truyền thần ở 51 Hàng Đào vẫn còn giữ được nhiều nét đặc trưng của ngôi nhà cổ. Khách tham quan có thể cảm nhận được bầu không khí của một trăm năm trước đây khi ngó vào cửa hàng này. Ai quan tâm sâu sắc đến kiến trúc có thể vào đặt vẽ truyền thần để có thể quan sát kỹ hơn.

    Tất cả những ngôi nhà ống này ngày xưa đều có một khoảng sân trời ở giữa. Còn ngày nay rất nhiều sân trời bị che lại, dùng làm nhà kho hay nhà ở. Tuy nhỏ nhưng những khoảng sân này cung cấp ánh sáng tự nhiên và không khí đồng thời còn là một không gian tĩnh lặng để người già trong gia đình ngồi uống trà, trồng cây cảnh, nuôi chim, cá cảnh. Hầu hết những sân trời như vậy đã biến mất cùng với sự bùng nổ dân số. Ngày nay, mỗi mét vuông đất đều được tận dụng cho mục đích thương mại hoặc làm nhà ở cho các gia đình buôn bán ở khu phố cổ.

    Tuy nhiên vẫn còn một số đền cổ như đền Bạch Mã (nằm trên phố Hàng Buồm) có tuổi lâu đời hơn cả những phường nghề cổ. Đền được xây cất từ thế kỷ thứ 9, thờ con ngựa trắng được coi là đã chỉ cho vua Lý Thái Tổ vị trí chính xác để xây tường thành.

    Ngoài việc ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở, hệ thống phường nghề cổ còn đóng góp những công trình công cộng đặc trưng cho khu phố cổ, trong đó có đền và đình của nhiều dòng họ khác nhau từ nông thôn chuyển đến. Các thành viên của phường thường xây đền để tưởng nhớ ông tổ nghề. Nhiều ngôi đền kiểu này vẫn còn tồn tại.

    Ngôi đình ở số 64 Mã Mây vẫn còn giữ được các đặc trưng nguyên thủy. Thực ra, bản thân phố Mã Mây đã là một tuyến tham quan kiến trúc lý thú. Ngoài đình này, phố Mã Mây còn có một ngôi nhà cổ được phục chế ở số 87, nay mở cửa cho công chúng vào xem.

    Thế kỷ 20 nay đã qua cũng để lại phong cách đặc trưng của nó, từ phong cách hiện đại Xô-viết đến những mặt tiền cầu kỳ kiểu Pháp thời kỳ đầu đổi mới, cho đến những cái có thể gọi là “kiến trúc mới” của thập kỷ 1990 với đá rửa và các mảng kính lớn.

    Trong cuốn Văn minh và những người phản đối văn minh, Sigmund Freud ví bộ óc con người với thành phố yêu thích của ông là Roma. Ông viết rằng bộ óc con người bao gồm nhiều tầng mà chúng ta không thể nhìn thấy được cũng giống như những tầng lớp văn minh La Mã nằm sâu bên dưới đô thị hiện đại. Những đường phố và đền đài nằm sâu dưới đất này tượng trưng cho bộ óc vô thức của con người, có tác động đối với niềm tin và tình cảm của chúng ta cho dù bây giờ không thể nhìn thấy chúng nữa. Nếu Freud đến khu phố cổ Hà Nội, ông chắc hẳn sẽ phải sửa đổi lý thuyết của mình: ở đây, tuy phần nhiều lớp kiến trúc đã nằm sau dưới đất, nhưng nhiều lớp cũ vẫn còn đó cho chúng ta thưởng ngoạn.

    Schoolnet



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.