Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89575686 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    100 Khám Phá Khoa Học Vĩ Đại Nhất Trong Lịch Sử: Khám phá số 59.

    Ngày gửi bài: 24/01/2011
    Số lượt đọc: 3803

    Đường đứt gãy của trái đất

    - Thời gian phát hiện: năm 1911.
    - Nội dung phát hiện: động đất xảy ra bởi vết đứt gãy trên vỏ trái đất và hiện tượng động đất sẽ xảy ra dọc theo vết nứt đó.
    - Người phát hiện: Harry Reid.

    Tại sao phát hiện ra đường đứt gãy của trái đất lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử?


    Ngày nay các nhà khoa học có thể dựa vào vị trí đường đứt gãy của trái đất để dự báo hiện tượng động đất. Nhưng cách đây 100 năm con người lại không hề biết được lý luận đơn giản này.


    Harry Reid đã tìm ra quy luật “động đất xảy ra dọc đường đứt gãy của trái đất” giúp con người hiểu biết hơn về nguyên nhân và quá trình xảy ra hiện tượng động đất, tạo cơ sở vững chắc cho các nhà khoa học những năm 50 của thế kỷ XX khám phá ra vỏ trái đất và nghiên cứu về kiến tạo địa tầng.


    Phát hiện của Harry Reid được coi là bước đột phá trong ngành nghiên cứu địa chất học, từ đó con người có thể hiểu hơn về phản ứng của hoạt động bên trong trái đất và vỏ trái đất khi chịu áp lực.


    Đường đứt gãy của trái đất được phát hiện ra như thế nào?


    Vào năm 1750, các nhà khoa học đã biết được trên bề mặt trái đất lại tồn tại những vết đứt gãy (giống như vết nứt dài) uốn quanh co, thường nằm ở giao điểm của hai loại đá khác nhau. Đến năm 1900 các nhà khoa học mới biết rằng các đường đứt gãy này có liên quan đến hiện tượng động đất.


    Tuy nhiên họ đã mắc một sai lầm khi cho rằng động đất gây ra những vết đứt gãy đó, bản chất vỏ trái đất là lớp đất đá khổng lồ và bằng phẳng, nó sẽ bị vỡ ra khi xảy ra động đất, mặt đá bên này trượt sang bên kia tạo thành vết nứt gãy. Sau khi động đất xảy ra thì vết đứt gãy chính là tàn dư của nó.


    Harry Fielding Reid sinh năm 1859 tại Baltimore nước Mỹ. Hồi còn nhỏ, ông học tại một ngôi trường ở Thụy Sĩ, lúc ấy ông chỉ biết tới lý luận về địa chất qua các bài giảng ở trên lớp. Nhưng lúc đó Reid thích thú gì với chủ đề động đất và hiện tượng vết đứt gãy trái đất, bởi vì Reid sống ở Thụy Sĩ nên chủ đề núi non và sông băng luôn làm ông thấy thú vị hơn.


    Năm 1865, khi Reid 16 tuổi, ông quyết định quay về quê hương Baltimore của mình học tại trường Đại học Johns Hopkins. Trải qua nhiều năm tu chí học hành, năm 1885 ông đã nhận được danh hiệu học vị tiến sĩ về địa chất học. Bắt đầu từ năm 1889, Harry Reid đảm nhiệm vai trò là một giáo sư đại học chuyên nghiên cứu về sông băng.


    Harry Reid đã đi khắp từ Alaska đến núi Alps để tiến hành thăm dò và nghiên cứu các sông băng, hoạt động của sông băng và ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh. Reid đã viết chuyên đề và bản luận văn lớn về kết cấu và sự vận động của sông băng.


    Tháng 4 năm 1906, một trận động đất lớn xảy ra ở San Francisco, kết quả là hầu hết các thành phố đều bị rung chuyển và bị thiêu hủy. Nửa năm sau đó, bang California đã lập một ủy ban điều tra về động đất và dự báo nguy cơ xảy ra động đất. Reid được mời là một thành viên trong ủy ban gồm chín thành viên chính thức này.


    Công việc nghiên cứu của ủy ban điều tra khiến Reid cảm thấy thích thú với chủ đề động đất và đường đứt gãy của trái đất. Sau đó ông đo đạc và nghiên cứu vết đứt gãy ở vùng San Andreas và quan sát các vết đứt gãy khác ở vùng ven biển trung bộ California. Ông luôn băn khoăn tự hỏi nguyên nhân gì gây ra hiện tượng động đất?


    Reid đã cẩn thận nghiên cứu kĩ những phiến đá dọc theo đường đứt gãy ở vùng California và đưa ra kết luận rằng chúng không chỉ bị tác động bởi những trận động đất mà còn phải chịu một áp lực cực lớn trong thời gian dài. Reid đã nhận thấy được các loại đá ở vùng đứt gãy San Andreas có thể phải chịu đựng áp lực hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm mới gây ra động đất. Điều này có nghĩa là các vết đứt gãy phải tồn tại trước khi xảy ra động đất. Lớp đất đá dồn nén áp lực cho tới khi nó bị nứt ra và gây ra hiện tượng động đất.


    Reid cho rằng lớp đá dọc theo vết đứt gãy co giãn liên tục giống như sợi dây cao su. Lực ở bên trong vỏ trái đất sẽ đẩy lớp đá đó theo nhiều hướng khác nhau làm cho lớp đất đã co giãn liên tục và khi lực kéo này vượt quá giới hạn đàn hồi của lớp đất đá sẽ xảy ra hiện tượng đứt gãy và động đất.


    Vết đứt gãy là nguyên nhân của động đất chứ không phải động đất gây ra các đường đứt gãy. Hiện tượng này có nghĩa là tìm hiểu về vết đứt gãy không chỉ giúp con người nghiên cứu được hậu quả của nó sẽ xảy ra động đất lại vừa có thể tiến hành dự đoán vào thời điểm nào sẽ xảy ra động đất. Reid đã giải thích rõ ràng cho chúng ta thấy được mê cung của các vết đứt gãy trên vỏ trái đất đồng thời ông đã chỉ ra tầm quan trọng của chúng.

    schoolnet@



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.