Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89503234 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Phát hiện sách giáo khoa thời vua Tự Đức dạy về Hoàng Sa

    Ngày gửi bài: 27/06/2011
    Số lượt đọc: 2328

    Giảng viên Trần Văn Quyến, Khoa Xã hội, ĐH Phú Xuân Huế, vừa công bố phát hiện bản đồ trong Khải đồng thuyết ước, sách giáo khoa dạy trẻ học vỡ lòng bằng chữ Hán thời vua Tự Đức, có vẽ về Hoàng Sa.

    Phát hiện đặc biệt này được tác giả công bố trong bài viết: “Hoạt động của đội Hoàng Sa trong lịch sử” trong khuôn khổ đề tài “Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - thành phố Đà Nẵng” do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng thực hiện và sắp được nghiệm thu.

    Giảng viên Quyến cho biết, sách được khắc in lần đầu vào năm Quý Sửu Tự Đức thứ 6 (1853) và được sử dụng trong tất cả trường học ngay từ đầu đời Tự Đức cũng giống như sách giáo khoa ngày nay.

    Sách dạy nhiều môn, dựa trên quan điểm tam tài (thiên, địa, nhân) với nhiều ưu điểm như dạy sử Việt Nam, những ghi chép về sản vật, kiến thức về xã hội (nhân sự, niên hiệu nước Việt Nam qua các đời); thiên nhiên (thiên văn, địa lý); cách tu dưỡng bản thân. Sách có hình vẽ bản đồ Việt Nam, mặt trời, mặt trăng, thân thể con người… Vì là sách giáo khoa nên đã được khắc nhiều lần trải qua các triều vua.

    Bản đồ Hoàng Sa trong Khải đồng thuyết ước có tên là "Bản quốc địa đồ" thuộc các trang 15-16 của sách. Trên bản đồ ghi vị trí các tỉnh, ngọn núi lớn từ cửa Nam Quan đến Biên Hòa, Vĩnh Long. Sau đó là những ghi chú số phủ, huyện, tổng, xã, phường, ấp, giáp, thuộc từng tỉnh.

    "Phần ngoài biển đối diện với địa phận của Thừa Thiên và Quảng Nam trong bản đồ ghi chú về quần đảo Hoàng Sa với ba chữ Hoàng Sa Chử, có nghĩa là bãi (hay quần đảo) Hoàng Sa”, giảng viên Quyến nói.

    Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng cho biết, đây là một tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Khải đồng thuyết ước là sách giáo khoa in dưới triều Tự Đức, dùng để dạy cho trẻ em, trong đó có in hình bản đồ Đại Nam và trên đó ghi rõ địa danh Hoàng Sa chử (bãi Hoàng Sa). Điều này chứng tỏ triều Nguyễn đã ý thức rất rõ về chủ quyền biển đảo của tổ quốc và đưa vấn đề này vào sách giáo khoa để giáo dục trẻ em.

    "Với việc phát hiện sách Khải đồng thuyết ước, lần đầu tiên chúng ta biết được có một cuốn sách giáo khoa của chế độ phong kiến đã đề cập đến chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa. Vì thế, tôi cho rằng phát hiện này rất có ích, nhất là đối với việc tuyên truyền giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo Việt Nam cho thế hệ trẻ”, TS. Trần Đức Anh Sơn khẳng định.

    Ngày 15/6 vừa qua, giảng viên Trần Văn Quyến đã có bài tham luận về hoạt động của đội Hoàng Sa trong lịch sử tại hội thảo khoa học toàn quốc “Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa”. Trong đó, việc công bố bản đồ Việt Nam trong sách Khải đồng thuyết ước có vẽ về Hoàng Sa được đánh giá cao.

    Văn Nguyễn

    Schoolnet (Theo vnexpress.net)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.