Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89535191 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Châu bản thời Minh Mạng và Thiệu Trị khắc ghi chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

    Ngày gửi bài: 25/07/2011
    Số lượt đọc: 2337

    Nhiều kỳ trước chúng tôi đã thông tin tới bạn đọc các chứng cứ từ sách sử trong nước và nước ngoài (kể cả Trung Quốc) để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc những chứng cứ lịch sử khác ngoài sách sử, chúng tôi xin đề cập tới một số châu bản thời Nguyễn, cụ thể là hai triều vua Minh Mạng và Thiệu Trị – Đó là những hiện vật gốc (có bản do chính nhà vua phê) đang được lưu trữ cẩn mật qua đó có thể khẳng định: Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hiển nhiên không thể tranh cãi.

    Châu bản thời Nguyễn có nội dung liên quan đến việc thực thi chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đến nay còn rất nhiều. Trong khuôn khổ bài viết này chỉ xin đi vào giới thiệu nội dung của 11 châu bản trong 144 tập châu bản của hai triều vua Minh Mạng và Thiệu Trị (giai đoạn từ năm 1830 đến 1847). 11 văn bản thời Minh Mạng và Thiệu Trị đề cập trực tiếp đến địa danh Hoàng Sa gồm 7 Tấu, 2 Phúc Tấu, 2 Dụ. Xin được trích giới thiệu các châu bản này.

    Thứ nhất là hai bản Tấu ngày 27-6 năm Minh Mạng 11 (1830) của Thủ ngự Đà Nẵng được lưu trong tập Châu bản Minh Mạng 43, trang 57 và 58. Nội dung có đoạn: "Thuyền buôn của tài phú Pháp Ê-đoa, thuyền trưởng Đô-ô-chi-ly, phái viên Lê Quang Quỳnh cùng thuỷ thủ đoàn, ngày 20 đã rời cảng Đà Nẵng đi Lữ - tống (Lữ - Tống Lucon) buôn bán. Giờ dần ngày 27, Ê-đoa và 11 thuỷ thủ đi trên chiếc sam bản lớn cập cảng nói rằng: Canh 2 đêm 21, ở phía tây Hoàng Sa (xứ Cát Vàng) thuyền đụng đá ngầm bị ngập nước. Thuyền trưởng và phái viên còn đi sau. Cảng đã phái thuyền đem theo nước uống đi cứu hộ, giờ ngọ đã gặp và đưa họ về cảng”.

    Châu bản thứ ba là bản Dụ ngày 18-7 năm Minh Mạng 16 (1835) được lưu trữ trong tập Châu bản Minh Mạng 54, trang 92. Nội dung có đoạn viết: "Chuyến đi Hoàng Sa lần này, công vụ hoàn tất. Riêng Cai đội Phạm Văn Nguyên trên đường công hồi đã trì hoãn, có Chỉ giao Bộ Công trị tội. Nay phạt 80 trượng cho phục chức Cai đội. Các tên Giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoằng vẽ họa đồ Hoàng Sa chưa chu tất, phạt mỗi tên 80 trượng. Các tên hướng dẫn hải trình Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh thưởng mỗi tên một tiểu "Phi Long ngân tiền”. Binh thợ, dân phu hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi theo thưởng mỗi tên 1 quan tiền.”

    Châu bản thứ tư là bản Phúc Tấu của Bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng 17 (1836) nằm trong tập Châu bản Minh Mạng 55, trang 336. Châu phê (Vua phê): "Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước, rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ "Năm Bính Thân (Minh Mạng 17), họ tên Cai đội Thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu”. Đã phái Thuỷ quân Chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật giờ Mão hôm qua đi Ô - thuyền rời Thuận An vào Quảng Ngãi quản suất việc vãng thám Hoàng Sa kỳ này. Bộ đã cho làm đủ số cột mốc gửi gấp vào Quảng Ngãi. Châu cải (Vua sửa lại): "Báo gấp cho Quảng Ngãi thực thi ngay, giao cho tên ấy nhận biện”. Châu phê: "Thuyền nào đi tới đâu, cắm mốc tới đó để lưu dấu”.

    Châu bản thứ năm là bản Tấu của Bộ Công ngày 13-7 năm Minh Mạng 18 (1837) lưu trong tập Châu bản Minh Mạng 57, trang 244. Tấu rằng: Lần đi Hoàng Sa này trở về, trừ bọn Kinh phái Thuỷ sư Suất đội Phạm Văn Biện, hướng dẫn hải trình Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh, đà công Lưu Đức Trực khởi hành chậm trễ đã bị xử phạt. Nên chăng chiếu lệ thưởng tặng cho binh dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi theo, xin đợi Chỉ.

    Châu bản thứ sáu là bản Dụ ngày 13-7 năm Minh Mạng 18 (1837) lưu tại tập Châu bản Minh Mạng 57, trang 245. Nội dung có đoạn: "Trước có phái Thuỷ sư, Giám thành, binh dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi Hoàng Sa đo đạc, cắm mốc, vẽ họa đồ, trừ bọn Phạm Văn Biện gồm 4 tên can tội đã có Chỉ phạt trượng. Còn binh dân đi theo lặn lội biển cả cực khổ, thưởng mỗi tên binh định một tháng lương, dân phu mỗi tên 2 quan tiền”.

    Châu bản thứ bảy là văn bản Tấu của Bộ Hộ ngày 11-7 năm Minh Mạng 17 (1837) lưu tại tập Châu bản Minh Mạng 57, tr 211, có đoạn ghi: "Xin 5 ngày cứu xét tấu sách của Quảng Ngãi xin khai tiêu (thanh toán) việc chi cấp lương tiền cho dân phu công vụ Hoàng Sa”.

    Châu bản thứ tám là bản Tấu của Quảng Ngãi ngày 19-7 năm Minh Mạng 19 (1838) lưu trong tập Châu bản Minh Mạng 64, tr.146. Một đoạn Tấu viết: "Xin chiếu lệ miễn thuế năm nay cho 2 chiếc "Bản chinh thuyền” đã đưa binh dân đến Hoàng Sa đo đạc giáp vòng từ hạ tuần tháng 3 tới hạ tuần tháng 6, hoàn tất công vụ nay đã trở về”.

    Châu bản thứ chín là bản Tấu của Bộ Công ngày 2-4 nhuận (tháng 4 nhuận) năm Minh Mạng 19 (1838) lưu trong tập Châu bản Minh Mạng 68, trang 21. Một đoạn Tấu viết: "Việc phái vãng để đo đạc giáp vòng Hoàng Sa kỳ năm nay, ấn định khởi hành hạ tuần tháng 3, nhưng vì gió đông nổi lên liên tục kèm theo mưa lớn, tới hạ tuần tháng 4 vẫn chưa khởi hành được, xin tấu trình”.

    Châu bản thứ mười là văn bản Phúc Tấu của Bộ Công ngày 26-1 năm Thiệu Trị 7 (1847) lưu tại tập Châu bản Thiệu Trị 42, trang 83. Đáp rằng: "Tháng 6 năm Thiệu Trị 5 (1845) phụng Sắc về việc đình hoãn vãng thám Hoàng Sa. Nay phúc tấu đợi Chỉ có nên vãng thám Hoàng Sa kỳ này hay không? Châu phê (vua phê): "Đình hoãn”.

    Châu bản thứ mười một là bản Tấu của Bộ Công ngày 28-12 năm Thiệu Trị 7 (1847) lưu tại tập Châu bản Thiệu Trị 51, trang 125. Có đoạn viết: "Hàng năm, vào mùa xuân theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà cho thành thục đường đi lối lại. Năm 1845 có Chỉ đình hoãn kỳ vãng thám 1846. Vì công vụ bận rộn, năm nay cũng xin được đình hoãn. Châu phê: "Đình hoãn”.

    Giới thiệu qua mười một châu bản của hai triều vua Minh Mạng (1820 - 1840) và Thiệu Trị (1841 - 1847), chúng ta có thể thấy rằng: Các thuyền buôn bán, giao dịch của nước ngoài khi ra hay vào lãnh hải của Việt Nam đều được tấu rõ lên nhà vua. Thứ hai, hàng năm các triều vua đều có tờ sai các đội đi Hoàng Sa để "thi hành công vụ”. Nhiều khi, chính vua ngự bút phê vào các tờ sai đó cho thuyền ra khơi hay đình hoãn. Sau khi kết thúc công việc đội vãng thám phải chạy thuyền thẳng về Kinh đô để báo cáo tình hình, khai nộp hoá vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công để kiểm tra, đánh giá và tuỳ mức độ đóng góp hay vi phạm mà luận công hay định tội, thưởng phạt công minh. Những người hoàn thành nhiệm vụ đều được Nhà nước ghi nhận.

    Công việc vãng thám ở Hoàng Sa và Trường Sa là vô cùng gian nan nguy hiểm. Đảo Lý Sơn (Cù lao Ré) nổi tiếng trong lịch sử là nơi tiền tiêu sản sinh ra nhiều đoàn vãng thám đi thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Đã có nhiều người lính ra đi không trở về. Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn khắc ghi điều đó. Vì thế mới có lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (lễ truy điệu sống, làm đám tang trước để an ủi người đi) độc đáo trên thế giới. Chủ quyền hải giới Việt Nam đã được dựng bằng máu và nước mắt của lớp lớp những con người như thế.

    Nhóm PV Biển Đông

    Schoolnet (Theo daidoanket.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.