Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89569056 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Nhiệm kỳ bộ trưởng mới và nền giáo dục rất cần dấu ấn

    Ngày gửi bài: 04/08/2011
    Số lượt đọc: 1983

    Trước bao vấn đề còn tranh cãi, nhiều câu hỏi còn dở dang, ngành giáo dục cần người đứng đầu phải có bản lĩnh và thực sự có dấu ấn cá nhân. Dấu ấn ấy chính là thái độ dám chịu trách nhiệm, điềm tĩnh, cẩn trọng nhưng dứt khoát trong xử lý những vấn đề có tính chiến lược của ngành.


    Không hiểu quá khứ sao có thể nắm bắt tương lai?

    Giáo dục không có nhiệm kỳ nhưng việc thiết kế tương lai ấy lại liên quan đến mỗi nhiệm kỳ bộ trưởng- vị tư lệnh ngành như người ta vẫn nói. Khi tân bộ trưởng giáo dục tuyên bố không muốn tạo ra dấu ấn, người ta ngầm hiểu đó là sự khiêm tốn và cả lối tư duy thực tế, muốn làm nên những thành tựu lâu dài và thực chất chứ không phải là phong trào bề nổi.

    Thế nhưng, thực tiễn mới là câu trả lời đầy đủ nhất. Giáo dục là sự tiếp nối bền vững trong tư duy thống nhất và dài hạn. Nhưng giáo dục cũng cần những thành quả cụ thể bởi không ai dám lơ là với mỗi bước phát triển của những chủ thể tương lai.

    Một năm qua, nhiều sự kiện của giáo dục khiến dư luận không thật yên tâm. Liệu bệnh thành tích có quay trở lại khi kết quả thi tốt nghiệp THPT cao chót vót? Cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử" đã đi đến đâu khi kỳ thi vui vẻ và nhẹ nhàng đến khó tin?

    Rồi kết quả thi Olympic toán quốc tế thấp nhất trong hơn 30 năm tham gia cũng khiến nhiều người băn khoăn về thành tích toán của học sinh giỏi Việt Nam liệu có đi theo hướng bền vững và thực chất?

    Đặc biệt, dư luận lo lắng với kết quả thi đại học môn lịch sử quá thấp. Càng lo lắng hơn khi nghe người đứng đầu ngành giáo dục khẳng định: "Hàng nghìn điểm 0 môn lịch sử là chuyện bình thường".

    Những học sinh chọn khối C để gửi gắm mơ ước cuộc đời mình, những học sinh đủ 12 năm đèn sách mà kiến thức lịch sử bằng 0. Họ sẽ làm chủ cuộc đời mình ra sao, đi về đâu trong cuộc đời mông lung không định hướng? Không hiểu quá khứ làm sao họ có thể nắm bắt tương lai?

    Cần cả dấu ấn và bản lĩnh cá nhân

    Sản phẩm của giáo dục là con người. Mà con người là tổng hòa của bao nhiêu mối quan hệ, bao nhiêu sợi dây liên kết dích dắc của lịch sử và xã hội. Thế nên nếu ngành giáo dục đổ chuyện học trò dốt sử cho xã hội, cho môi trường văn hóa thì cũng khó ai bác bỏ.

    Nhưng sẽ là vô cảm nếu không nhìn vào những nguyên nhân từ dạy và học, không giật mình với những yếu kém, bất hợp lý trong ngành. Rèn trí nhớ cũng cần, nhưng bắt học trò nhớ đến từng con số vũ khí thu được trong trận đánh, từng ngày tháng chi li trong dặm trường lịch sử dài cả nghìn năm thì có còn hợp lý?

    Khi người đứng đầu biết quan tâm đến dư luận, trân trọng ý kiến đóng góp và chia sẻ những lo âu của hàng chục triệu phụ huynh có con tới lớp, mới hy vọng những câu chuyện buồn như "hàng nghìn điểm 0 là chuyện bình thường" sẽ được giải quyết có chiều sâu và đem lại kết quả lâu dài.

    Ai cũng biết nhà quản lý cần cái đầu lạnh, không bị chi phối quá mức bởi dư luận xã hội. Nhưng không bị chi phối quá mức không đồng nghĩa với coi thường dư luận xã hội. Ai cũng hiểu thiên chức của giáo dục không phải là nhồi nhét kiến thức mà quan trọng là thắp lên những ngọn lửa đam mê.

    Khi lịch sử chưa đủ sức hấp dẫn người học, khi ngành giáo dục chưa làm tròn nhiệm vụ giúp học sinh hiểu và yêu hơn lịch sử đất nước, và đồng nghĩa với nó là nhìn xa ra thế giới. Khi kết quả thi lịch sử thấp đến kinh ngạc thì những người thầy không thể không thao thức về trách nhiệm của mình.

    Đặc biệt trong bối cảnh nhạy cảm của tình hình hiện nay, lòng yêu Tổ quốc, hiểu và yêu sâu sắc lịch sử đất nước càng cần được đề cao. Đất nước hội nhập cần nhiều doanh nhân giỏi nhưng ai có thể yên lòng khi các doanh nhân không hiểu và say sưa với nguồn mạch lịch sử nước nhà?

    Đất, rừng, biển và cả khí trời cũng cần được trân trọng, nâng niu, tạo nên giá trị bền vững cho muôn đời con cháu chứ không thể là món lợi thuần túy bán mua để gieo họa tương lai. Những bài học ấy cũng thuộc về lịch sử, tạo nên chiều sâu hấp dẫn và sức cuốn hút tự nhiên.

    Đó không phải là môn học, là kiến thức nhồi nhét mà phải là ngọn lửa đam mê. Có ngọn lửa ấy, duy trì cho nó cháy mãi, thì mọi nẻo đường đời dù chông gai, vất vả đến đâu cũng không ngăn cản được người ta đi tới thành công.

    Một nhiệm kỳ bộ trưởng mới lại bắt đầu. Trước bao vấn đề còn tranh cãi, nhiều câu hỏi còn dở dang, ngành giáo dục cần người đứng đầu phải có bản lĩnh và thực sự có dấu ấn cá nhân. Dấu ấn ấy chính là thái độ dám chịu trách nhiệm, điềm tĩnh, cẩn trọng nhưng dứt khoát trong xử lý những vấn đề có tính chiến lược của ngành.

    Khi người đứng đầu biết quan tâm đến dư luận, trân trọng ý kiến đóng góp và chia sẻ những lo âu của hàng chục triệu phụ huynh có con tới lớp, mới hy vọng những câu chuyện buồn như "hàng nghìn điểm 0 là chuyện bình thường" sẽ được giải quyết có chiều sâu và đem lại kết quả lâu dài.

    Schoolnet (Theo tuanvietnam.vietnamnet.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.