Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 2
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 2
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89483817 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Quang Trung - 40 ngày thần tốc đại phá quân Thanh

    Ngày gửi bài: 23/09/2011
    Số lượt đọc: 2230

    Nhà sử học Bùi Thiết

    Năm 1771 tại ấp Tây Sơn (Bình Định), xuất hiện một thế lực hùng mạnh của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, một thời gian sau thanh toán thế lực họ Nguyễn Đàng Trong, năm 1778 thành lập Vương triều Tây Sơn, năm 1786 tiến ra Thăng Long thanh toán thế lực Trịnh, giúp Vương triều Lê giữ lấy chính triều.

    Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, Vua Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân sang xâm lăng Đại Việt. Sau khi vượt qua kháng cự, quân Thanh vào chiếm đóng Thăng Long từ trước Tết Kỷ Dậu (1789) chờ đến ngày 6 tháng giêng Kỷ Dậu động binh tiến quân vào Nam. Từ ngoài Bắc cấp báo vào cho Nguyễn Huệ, ngày 24-11 Mậu Thân, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế Quang Trung tại Phú Xuân và ngày 25-11 chỉ huy 10 vạn quân thần tốc ra Thăng Long theo kế hoạch định sẵn và sẽ đập tan quân xâm lược ngay trước ngày chúng động binh, đó chính là chiến thắng Đống Đa ngày 5 Tết Kỷ Dậu.

    Lễ hội Gò Đống Đa. Ảnh: Thái An

    Nguyên cớ trực tiếp để quân Thanh vào Đại Việt

    Xâm lược Đại Việt vẫn là mưu đồ của thế lực bành trướng xưa nay. Nhà Minh sau thất bại bởi Lê Lợi buộc phải thừa nhận Lê Lợi là Quốc vương An Nam, chịu "thần phục” nhà Minh, buộc thường kỳ Đại Việt phải nộp cống hai người vàng tượng trưng cho chánh và phó tướng Liễu Thăng bị chết trận năm 1427 (lệ này về sau bị bỏ). Cũng có lần sứ bộ nhà Minh đã hạch sách (sứ bộ Đại Việt là Nguyễn Văn Giai (1554 - 1628) rằng họ Trịnh đã cướp ngôi họ Lê thì được trả lời rằng họ Trịnh phò Lê và cộng sự của họ Lê nên họ khó có cớ xâm lăng. Nhà Thanh lên từ năm 1616, song nhà Lê lấy cớ "thuộc” Minh, mãi đến năm 1668 mới chính thức "phục” nhà Thanh. Trong hơn 160 năm, nhiều lần nhà Thanh tạo cớ thôn tính Đại Việt, song cơ may chưa đến, và lần này, tự thân Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh. Lời cầu vừa đến tai Càn Long, thì quân tướng binh lương nhà Thanh đã sẵn sàng lên đường, gồm 29 vạn quân theo ba hướng vào Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, hướng về Thăng Long. Quân Thanh xuất quân vào tháng 10 âm lịch, trên đường đến Thăng Long không gặp trở ngại gì, đến như một vạn quân mà Quang Trung giao cho Ngô Văn Sở chỉ huy đóng ở sông Cầu cũng phải rút lui về Tam Điệp để bảo toàn lực lượng đợi đại quân Quang Trung từ Huế. Mọi thông tin được cấp báo về Huế và mọi kế hoạch được Quang Trung vạch sẵn.

    Hoàng đế Quang Trung trên đường ra Bắc Hà. Tranh minh họa

    Quang Trung thần tốc đại phá quân Thanh

    Quân Thanh tiến vào Đại Việt, đến tận Thăng Long một cách dễ dàng không bị kháng cự nào, tạo cho chúng thái độ chủ quan rằng quân dân Đại Việt ở Bắc Hà nghênh tiếp chúng một cách hoan hỉ và mục tiêu cuối cùng của chúng là Nguyễn Huệ ở Phú Xuân. Cho nên quân lính của chúng ở lại Thăng Long ăn Tết xả láng. Ở Phú Xuân, Hoàng đế Quang Trung chỉ còn chẵn 40 ngày để đưa quân đến tận Thăng Long đánh úp vào quân xâm lược đang phè phỡn, mất cảnh giác. Cả Tôn Sĩ Nghị cũng không tính được đến mùng 6 Tết quân Quang Trung có thể đến Thăng Long.

    Bốn mươi ngày đường, khoảng cách 1.200 dặm, tổng số quân 10 vạn có 5 vạn từ Huế và 5 vạn tại Thanh Nghệ cùng 300 thớt voi, nếu muốn đến Thăng Long thì 1 ngày phải đi được 30 dặm (tức 15km), và phải đi liên tục không có ngày nghỉ nào cả. Vào thời điểm đó, từ Huế ra Thăng Long chỉ có hai tuyến đường chính: Đó là đường dịch trạm hay đường thiên lý (gần trùng với Quốc lộ 1A hiện nay) và tuyến Thượng đạo, men theo đồi núi trung du phía Tây, giãn cách với Quốc lộ 1A từ 30 - 40km đến 70 - 80km.

    Với cuộc hành quân cấp tốc này của Quang Trung, cho đến nay hoàn toàn bí mật. Đương thời Quang Trung không tiết lộ, các tài liệu đương thời không có ai ghi chép, có lẽ đây là bí mật tuyệt đối không được tiết lộ cho ai kể cả tướng lĩnh tâm phúc nhất của Quang Trung, thậm chí quân lính chỉ chấp hành tiến theo từng chặng theo hướng dẫn, mà chẳng định vị đó là con đường nào. Muốn đi thần tốc, Quang Trung phải chọn một trong hai tuyến đường đó, và tuyến đường nào sẽ là tuyến hành quân chiến lược của đại quân Quang Trung?

    Tuyến Lai Kinh (Quốc lộ 1A) có ưu điểm là ngắn hơn (nhưng không bao nhiêu), nhưng đó là đường đất và đặc biệt có từ 5 - 10 km là sông hồ, cầu đò, hai bên bờ sông lầy thụt, hàng vạn quân cùng 300 thớt voi sẽ khó vượt qua cầu đò để đạt tốc độ ngày 10 - 15km. Có thể khẳng định chắc chắn rằng đại quân, voi và phương tiện chiến tranh không thể nào vận hành theo tuyến Lai Kinh. Cũng có người cho rằng con đường nối Huế - Nghệ An, Nghệ An - Tam Điệp, Tam Điệp - Thăng Long theo trục Lai Kinh là đường hành quân của đại quân Quang Trung theo phương thức hành quân chia thành tốp 3 người, ngoài tư trang 3 người phải mang theo một chiếc thuyền thúng vừa thay nhau cáng để một người ngủ, và cả 3 cùng qua sông. Thật ra thuyền thúng chỉ là phương tiện đi lại trên ao đầm sông cạn, không thể là phương tiện chở người qua sông, nếu cho thuyền thúng xuống sông Gianh, sông Cả, sông Mã... thuyền chỉ có thể trôi theo dòng không thể qua bến bờ bên kia được. Vả lại một chiếc thuyền nặng đến 10kg, sẽ là một trọng lượng lớn cho hành quân đường xa. Lại nữa, các bờ sông lầy thụt trên tuyến Lai Kinh của vài ba chục dòng sông, sẽ nhấn chìm hết voi chiến. Nhiều tài liệu đến nay cũng cho rằng, đại quân Quang Trung theo tuyến Lai Kinh, được nghỉ lại ở Nghệ An 10 ngày, ở Tam Điệp 10 ngày. Như thế chỉ còn 20 ngày hành quân, mỗi ngày phải đi được 30 - 40km. Lịch sử hành quân của những đạo quân đương thời với Quang Trung cũng chỉ đạt 10 - 15km là tối đa. Đi bộ 1 ngày 40km có thể đi được (nhưng chỉ 1 ngày) còn liên tục là khó thực hiện đối với đông đảo quân lính. Đó là chưa nói nói đến việc, nếu đại quân Quang Trung tiến theo đường Lai Kinh sẽ không lọt qua tai mắt thám thính của bọn xâm lược và tay sai, nhất là các thế lực chống lại Tây Sơn. Trong nghệ thuật chọn con đường tốt nhất tiếp cận mục tiêu, ngoài các yếu tố địa hình, hậu cần, còn phải bảo đảm yếu tố bí mật đến tuyệt mật, trong binh pháp có tổng kết "lai vô ảnh, khứ vô hình” là muốn ám chỉ sự bí mật của đường đi.

    Bia khắc lời vua Quang Trung trước khi

    xuất quân đánh giặc Thanh xâm lược. Ảnh: Từ Khôi

    Tuyến Thượng đạo có dài hơn một ít so với tuyến Lai Kinh nhưng địa hình đồi núi trung du, chỉ qua sông đầu nguồn và những con suối cạn. Chỉ có vài ba con sông lớn như sông Lam, sông Mã... Đây là Thượng đạo có từ xa xưa và các cuộc hành quân của các triều đại trước thường sử dụng. Đại thể có mấy chặng: Từ Huế - Quảng Bình trùng Quốc lộ 1A; Quảng Bình - Nghệ An trùng với đường sắt Đồng Hới - Vinh, nhưng đến Linh Cảm thẳng ra Nam Đàm; từ Nam Đàn thẳng ra Tân Kỳ - Như Xuân - Vĩnh Lộc - Thạch Thành (Thanh Hóa); từ đó ra Nho Quan, đến Chương Mỹ rồi vào Thăng Long (bỏ qua Tam Điệp). Như vậy quân sĩ, voi có thể theo Thượng đạo một cách bí mật thần tốc và đi bình thường 15km hàng ngày suốt 40 ngày đêm không mệt mỏi.

    Với tuyến Thượng đạo, vấn đề qua sông suối là dễ dàng, 300 thớt voi đã có chuối rừng và cỏ làm thứ ăn thuận tiện. Và điều quan trọng là quân địch không thể nào phát hiện có sự động binh của Quang Trung ra Bắc. Nếu cứ theo tuyến Lai Kinh, đại quân sẽ đi qua các vùng có nhiều tai mắt của quân Thanh, chắc rằng quân Thanh sẽ động binh sớm hơn kế hoạch dự định.

    Từ nghệ thuật chọn đường hành quân, tạo cho đại quân Quang Trung nhanh chóng - bất ngờ tiếp cận mục tiêu không để chúng kịp thời đối phó. Đại quân Quang Trung đến vùng Ninh Bình, kịp vào Tết Nguyên Đán. Đại quân đóng ở Nho Quan và ở Tam Điệp là căn cứ tập kết cũ. Từ hai địa điểm đó các cánh quân khinh binh từ Tam Điệp tiến theo Quốc lộ 1A và đường sông về Thăng Long và Hải Dương, đánh quân địch tại các đồn từ Thanh Quyết đến Hạ Hồi, Ngọc Hồi; Đại quân theo Thượng đạo vẫn bí mật bám sát tiến trình của khinh binh. Đêm mùng 4 rạng mùng 5 từ Chương Mỹ, đại quân chia làm 2 mũi, một mũi do Đô đốc Long đánh thẳng vào Đống Đa, nhanh chóng tiêu diệt Đống Đa. Thái Thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Cùng lúc và muộn hơn chút ít, khinh binh tấn công đồn Ngọc Hồi, tiêu diệt một vạn quân Thanh. Hai vạn quân địch vòng lên phía Tây Bắc định về Thăng Long liền bị cánh quân do Đô đốc Bảo từ Chương Mỹ qua Thanh Trì đánh làm hai vạn quân địch bị dìm chết tại Đầm Mực khiến cho quân Thanh kịp động binh vào mùng 6 Tết.

    Tiêu diệt xong hai đồn quân tiền tiêu Đống Đa, Ngọc Hồi mà tại cung Tây Long Tôn Sĩ Nghị không hề hay biết, vì hai đồn này bị đánh bất ngờ, không có thông tin nào được truyền vào ngay trong chiến sự. Đại quân tiến vào Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị chui ống đồng cho quân sĩ dẫn sang bên kia sông Hồng, cùng bại binh tháo chạy về nước. Thăng Long và Đại Việt hoàn toàn sạch bóng quân thù.

    Đại thắng Mậu Thân - Kỷ Dậu ở Thăng Long đã thể hiện vai trò nổi bật của Hoàng đế Quang Trung vừa là một chiến tướng, khoác áo bào đánh từ Ngọc Hồi đến Đống Đa vừa là linh hồn và người chủ xướng cách đánh, chỉ cho các tướng phải đánh ra sao cho thắng để giành thắng lợi hoàn toàn.

    School@net (Theo http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1427&Chitiet=38859&Style=1)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.