Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89512452 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Hào khí thời đại Hồ Chí Minh

    Ngày gửi bài: 24/09/2011
    Số lượt đọc: 2478

    PGS.TS. Phạm Xanh

    Lợi dụng thời cơ ngàn năm có một, nuôi dưỡng và phát động tinh thần dân tộc, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã lãnh đạo nhân dân trên cả nước làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Chiều 2-9-1945, tại vườn hoa Ba Đình, thay mặt Chính phủ Lâm thời, Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỷ nguyên độc lập, tự do. Thời đại mới mở ra từ đây. Thời đại đó được gọi theo tên người khai sinh ra nó – thời đại Hồ Chí Minh.

    Chiến thắng 30-4-1975 mãi là niềm tự hào của dân tộc. Ảnh: T.L

    Thời đại Hồ Chí Minh sinh ra trước hết từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, từ tinh thần dân tộc Việt Nam, được nuôi dưỡng và thăng hoa bằng tinh thần dân tộc hay như chính Hồ Chí Minh đã từng ý thức: " Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”.

    Nhưng "cây muốn lặng, gió chẳng đừng”. Nhân dân Việt Nam sung sướng hưởng sự độc lập và tự do chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23-9-1945, nhân dân Sài Gòn, thay mặt nhân dân cả nước, đứng dậy chiến đấu bảo về nền độc lập dân tộc vừa mới giành được. Hành trình dân tộc đến với độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất Tổ quốc bắt đầu từ đây, vắt qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại, hết chống Pháp đến chống Mỹ, ròng rã trong ngót 30 năm mới tới đích.

    Cả nước vừa chống giặc đói, giặc dốt vừa dốc sức bằng phong trào "Nam tiến” chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam chống ngoại xâm. Thế và lực chúng ta lúc đó còn chênh vênh và mỏng nên không thể ngăn chặn được quân thù, song cũng đã kịp làm một số việc lớn chưa từng có trong lịch sử: Tổng tuyển cử bầu những người đại diện của mình vào Quốc hội, thành lập Chính phủ mới và thông qua Hiến pháp năm 1946. Hào khí Cách mạng tháng Tám được phả vào đây một cách sống động và tự nhiên mà sau đó các thế lực chống đối muốn chối bỏ cũng không thể nào làm được bởi tính hợp pháp, hợp hiến của nó.

    Rồi giặc Pháp trở lại Hà Nội hợp sức với các thế lực thù địch khác và dùng mọi thủ đoạn, quyết tâm tiêu diệt Chính phủ Hồ Chí Minh, cũng tức là muốn đánh sập ý chí độc lập tự do của dân tộc ta. Đại diện cho ý chí của toàn dân tộc, Hồ Chủ tịch dõng dạc tuyên bố lời thề chém đá "Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

    Quân dân Hà Nội chiến đấu cầm chân giặc cho cuộc rút lui chiến lược của Chính phủ Hồ Chí Minh lên Việt Bắc tổ chức kháng chiến không cân sức tựa như "châu chấu đá voi”. Cả nước theo tiếng gọi của Hồ Chí Minh, bỏ lại phía sau những cánh đồng xanh ngát, kinh thành bốc cháy, ra bưng biền, lên rừng núi đánh giặc trường kỳ. Người Hà Nội hào hoa dứt khoát "ra đi, đầu không ngoảnh lại”. Công nhân nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo "xẻ” nhà máy thành những bộ phận nhỏ, gồng gánh, mang vác đưa lên chiến khu dựng lại tiếp tục sản xuất, phục vụ kháng chiến. Những chí sĩ như Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại..., những trí thức như Nguyễn Văn Tố, Hoàng Đạo Thúy... cả những trí thức lớn từ Pháp mới về như Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng... các văn nghệ sĩ như Văn Cao, Nguyễn Huy Tưởng... lên chiến khu, tham gia dựng lại cơ đồ, mở mang sự nghiệp. Thủ đô kháng chiến Tân Trào, Thái Nguyên, Tuyên Quang thắp sáng niềm tin cho toàn dân tộc: "Ở đâu đau đớn giống nòi/ Trông lên Việt Bắc mà nuôi chí bền”. Một lần nữa, sự cố kết dân tộc, tinh thần dân tộc được đẩy lên cung bậc cao nhất: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công!”.

    Sau hơn bốn năm xây dựng, tích trữ lực lượng, Thu-Đông 1950, quân đội ta xông trận. Thắng lớn, cánh cửa biên giới thông thương với các nước trong phe dân chủ, với thế giới mở toang. Cuộc phá vây ngoạn mục đã hoàn thành trên thực tế (Trên bình diện ngoại giao, từ tháng 1-1950 bởi sự công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam của Trung Quốc, Liên Xô...). Thế và lực chúng ta vững hơn, mạnh lên. Từ đó, chúng ta chủ động trên chiến trường, khiến quân Pháp điều binh khiển tướng chạy theo như đèn cù, hết Tây Bắc đến Thượng Lào... và cuối cùng gom quân Pháp tại lòng chảo Mường Thanh và giáng trận Điện Biên "chấn động địa cầu”, buộc Pháp ngồi vào bàn Hội nghị Giơnevơ. Ta chưa được toàn vẹn lãnh thổ, nhưng ta đã có được nửa nước, đặc biệt Hà Nội - mảnh đất nghìn năm văn hiến, Thủ đô muôn đời - đã về với ta. Cũng trên Quảng trường Ba Đình sang sảng tiếng Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày nào, giờ đây, ngày 1-1-1955, Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh ra mắt và chào nhân dân Thủ đô sau hơn tám năm kháng chiến ở rừng núi. Hào khí Thăng Long- Hà Nội hội tụ với hào khí thắng giặc Pháp trở thành âm hưởng chủ đạo của thời đại. Châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh luôn vang mãi một cụm từ bất tử: "Việt Nam - Điện Biên Phủ - Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp”.

    Hồ Chủ tịch trong chiến dịch Biên giới. Ảnh: T.L

    Ở miền Nam, Pháp đi, Mỹ tới. Chính quyền Sài Gòn do Mỹ dựng lên phá hoại Hiệp định Giơnevơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước chúng ta. Chúng tàn sát những người yêu nước, những người kháng chiến cũ bằng Luật 10/59 tàn bạo, bằng máy chém, bằng cực hình, bằng lao tù. Những vụ tàn sát Vĩnh Trinh, Phú Lợi thức tỉnh lương tri, kêu gọi hành động khẩn cấp. Cả nước một lần nữa "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” và cùng với phong trào "Đồng Khởi” miền Nam tạo thành khúc dạo đầu của bản giao hưởng chống Mỹ, cứu nước, không chỉ lay động trái tim, khối óc toàn dân tộc ta, mà còn thức tỉnh lương tri nhân loại. Hai con đường huyền thoại trên bộ, trên biển (Đường Hồ Chí Minh xuyên Trường Sơn với những con đường nhánh có độ dài trên 7 nghìn km, Đường Hồ Chí Minh trên biển khởi đầu từ bến Vạn Hoa, Đồ Sơn, Hải Phòng) hình thành, chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam. Quân và dân miền Nam lần lượt đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” bằng trận Ấp Bắc, Bình Giã, đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ” bằng cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và buộc Chính quyền Washington ngồi vào bàn Hội nghị Pari tháng 5-1968. Cục diện chiến tranh xoay chuyển, vừa đánh vừa đàm, có lợi cho ta. Nếu như Hội nghị Giơnevơ năm 1954, chúng ta bị sức ép từ nhiều phía nên thắng lợi không như ta mong muốn thì tại Hội nghị Pari này, ta chủ động và tự quyết định hoàn toàn vận mệnh của Tổ quốc ta bằng sự kết hợp khéo léo sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.

    Các quyết định ở bàn Hội nghị Pari, lúc hai bên, lúc bốn bên, đều tùy thuộc ở chiến trường. Những nhà ngoại giao Xuân Thủy, Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Bình dựa vào nền tảng tựa như bàn thạch từ những chiến thắng quân sự trên cả hai chiến trường Nam, Bắc mà ung dung ngồi vào bàn đàm phán. Trên chiến trường miền Nam, quân dân ta đã thắng lớn trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, chiến dịch Trị - Thiên Xuân - Hè 1972. Ở miền Bắc, quân dân ta với trí thông minh và lòng quả cảm đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá họai bằng không quân và hải quân tàn bạo của đế quốc Mỹ với tham vọng ngông cuồng của tướng Curtis Emerson Le May "đưa người Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá”. Và cuối cùng, bằng sức mạnh của tinh thần Việt Nam, quân dân ta đã giăng lưới thép tầng thấp, tầng trung, tầng cao "vít cổ” pháo đài bay B52 mà chính quyền Mỹ đem ra hù dọa những kẻ yếu bóng vía trên thế giới vào những ngày tháng Chạp năm 1972 trên đất Hà Nội mà thế giới biết tới là "Trận Điện Biên Phủ trên không”. Hoa Kỳ đã hết "vở”, buộc phải trở lại Hội nghị Pari và ngày 27-1-1973, Kítsinggơ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, phải cầm bút ký vào bản Hiệp định Pari, công nhận nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta và rút hết quân đội Mỹ và chư hầu về nước.

    Chính sách đối ngoại hai bước của Hồ Chí Minh đã được toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân thực hiện trọn vẹn. Bước 1: "Đánh cho Mỹ cút”. Bước hai: "Đánh cho ngụy nhào”, được khởi động thận trọng, nhưng khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc vùng dậy cuối cùng. Chiến dịch Phước Long cuối năm 1974 như chiến dịch trinh sát chiến lược, chúng ta toàn thắng. Thắng lợi Phước Long trùng vào lúc Hội nghị Bộ Chính trị đang họp nên Bộ Chính trị coi cả năm 1975 là thời cơ, nhưng chín muồi lúc nào là cơ hội lúc đó để tiến hành bước hai – đánh cho ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất Tổ Quốc như khát vọng của toàn dân tộc, của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

    Chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5-1954. Ảnh: T.L

    Bước hai được ấn nút vào tháng Ba, "mùa con o­ng đi lấy mật” ở Tây Nguyên bằng cuộc tấn công vào Buôn Mê Thuột. Buôn Mê Thuột thất thủ, Tây Nguyên "nóc nhà của Đông Dương” bị bỏ ngỏ. Thừa thắng xốc tới, ta mở chiến dịch Huế-Đà Nẵng với khí thế "thần tốc, thần tốc... một ngày bằng hai mươi năm” của Quân ủy Trung ương. Thế và lực của ta mạnh hơn bao giờ hết. Các đoàn quân chiến thắng với năm mũi tiến công, đang túc trực trước cửa ngõ Sài Gòn, chờ lệnh. Thời cơ chín muồi cho cuộc xung trận cuối cùng đã xuất hiện. Chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh tiến công vào dinh lũy cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, bắt đầu. Trưa ngày 30-4-1975, lá cờ Giải phóng của ta đã phấp phới bay trên nóc Dinh Độc lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng. Năm 1976 hai miền Nam Bắc thống nhất, non sông về trong một mối sau 21 năm chia cắt.

    Như Hồ Chí Minh, người khai sinh nền cộng hòa dân chủ, đã từng nói (đại ý): Nước độc lập mà dân không được ăn no, mặc ấm, không được học hành thì độc lập không có nghĩa lý gì. Và trong những ngày gồng mình đánh giặc, Hồ Chí Minh đã nói tới viễn cảnh: thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Sau hơn 13 năm thử nghiệm, tìm tòi, cuối cùng, năm 1986, Đảng ta đã tìm thấy con đường ấm no, hạnh phúc và giàu mạnh của dân tộc bằng công cuộc "Đổi mới”, bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết trong lĩnh vực kinh tế, sau đó sang lĩnh vực chính trị và văn hóa rồi đến hội nhập quốc tế mà thực chất là mở cửa "làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Hào khí trong kháng chiến chống ngoại xâm bây giờ biến thành hào khí trong dựng xây đất nước giàu mạnh. Cả nước thành một đại công trường xây dựng. Đất nước thay da, đổi thịt mỗi ngày. Mức sống của nhân dân được cải thiện và nâng lên từng năm, từng năm. Ta đã vượt qua dưới hạn của nước nghèo và vững tin gia nhập vào các nước đang phát triển. Hào khí thời đại Hồ Chí Minh đang cộng hưởng nâng ta tiếp bước trong thời đại hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.

    Hào khí thời đại Hồ Chí Minh có một cội nguồn từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, từ tinh thần dân tộc Việt Nam. Hào khí đó sẽ tiếp tục nâng bước ta đi tới tương lai – xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải nước ta như vua Lê Thánh Tông từng răn đe quần thần thuở trước: "Kẻ nào dám lấy một thước đất, một tấc đất của Thái Tổ để lại, để làm mồi cho giặc sẽ bị tru di tam tộc”.

    School@net (Theo báo Đại Đoàn Kết)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.