Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89562216 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Hiền tài là nguyên khí quốc gia

    Ngày gửi bài: 28/09/2011
    Số lượt đọc: 2215

    Dân tộc ta ra đời và phát triển trong một hoàn cảnh thường xuyên bị đe dọa bởi thiên tai và địch họa. Thật khó có thể tồn tại nếu không có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và khát vọng độc lập, tự do luôn cháy bỏng. Trên nền tảng địa – chính trị phức tạp cộng hưởng với các yếu tố tinh thần đặc biệt ấy, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt đã không ngừng xuất hiện những tài năng lỗi lạc củng cố thêm niềm tin và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với cả dân tộc vượt qua bao gian nguy thử thách, bao phen đã làm cho những kẻ xâm lược mạnh nhất hành tinh phải khiếp sợ.

    Thầy giáo Chu Văn An

    Đó chính là những bậc hiền tài của đất nước, là nguyên khí của quốc gia. "Nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh mà càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cấp bách”, bia đá dựng ở Văn Miếu hơn 500 năm trước còn ghi lại lời văn của danh sĩ Thân Nhân Trung vâng mệnh vua thể hiện rõ tư tưởng coi trọng hiền tài của các bậc minh quân thời bấy giờ. "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, không còn dừng lại trong phạm vi xã hội thời Lê, giờ đây nó đã mang một ý nghĩa phổ quát đối với mọi quốc gia qua mọi thời kỳ lịch sử. Điều đó cũng chính là một trong những bài học vô giá, quan trọng và đầu tiên của tổ tiên ta trong các kế sách dựng nước, giữ nước và củng cố nền độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc.

    Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ xây dựng nền độc lập tự chủ của dân tộc. Các triều đại phong kiến đầu tiên của Việt Nam ngay lập tức phải đối mặt với nhiều khó khăn không chỉ xuất phát từ phương Bắc, mà còn từ nội tình trong nước loạn lạc khắp nơi đe dọa sự sống còn của nền độc lập non trẻ. Kể từ khi Ngô Quyền lên ngôi cho tới khi nhà Đinh mất chỉ vẻn vẹn có 4 thập niên ngắn ngủi thế mà biết bao biến cố đã xảy ra làm lòng người ly tán. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi trong lúc thế nước như "nghìn cân treo sợi tóc”. Các phe phái trong nước nổi lên tranh giành quyền lợi riêng tư, trong khi giặc xâm lăng hùng hậu đã ngấp nghé chực chờ nơi biên ải. Là người trong cuộc, xuất thân võ biền, Lê Hoàn không biết chia sẻ nổi lo âu với ai để tìm cách thống nhất lòng người, củng cố nguồn lực để bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập tự chủ của dân tộc.

    May mắn thay bên cạnh nhà vua lúc đó xuất hiện nhiều bậc hiền tài xuất thân từ tầng lớp tu sĩ Phật giáo. Cần nhớ rằng, Phật giáo du nhập vào Việt Nam rất sớm, qua con đường Ấn Độ, do đó Phật giáo Việt Nam thời Lê Hoàn mang đậm bản sắc riêng biệt khác hẳn khi bị ảnh hưởng bởi các dòng thiền Trung Hoa sau này. Giới tăng sĩ Phật giáo là một trong số rất ít người có học, được tiếp thu các tinh hoa văn hóa của dân tộc và thế giới vào thời bấy giờ. Quan trọng hơn, tri thức và sự minh triết của giới tu sĩ đã cho họ có nhận thức rất sớm về tinh thần độc lập và tự chủ của dân tộc trước âm mưu đồng hóa của ngoại bang. Càng may mắn hơn cho dân tộc, khi đích thân nhà vua tìm tới các vị thiền sư để bày tỏ và chia sẻ nỗi lo âu của mình trước thế nước "nghìn cân treo sợi tóc”. Lê Hoàn đã gặp thiền sư Pháp Thuận và hỏi: "Vận nước rồi sẽ ra sao?”. Pháp Thuận đáp: "Quốc lộ như đằng lạc, Nam thiên lý thái bình, Vô vi cư điện các, Xứ xứ tức đao binh” (có nghĩa là: Vận nước như cây leo, Trời Nam mở thái bình, Vô vi trong chính sách, Chốn chốn hết đao binh). Pháp Thuận đã khuyên nhà vua nên đi theo con đường tùy duyên mà ứng xử để hóa giải thế nước "nghìn cân treo sợi tóc”. Ngày nay, dưới ánh sáng của tư duy biện chứng khoa học, con đường "tùy duyên” đó cũng hết sức phù hợp với các giải pháp và phương thức giải quyết vấn đề phù hợp với các nguyên lý tự nhiên và các quy luật tâm lý. Sự minh triết của bậc hiền tài bắt gặp tinh thần cầu thị của người cầm quyền cao nhất bấy giờ đã mang lại thêm những thành quả mới cho dân tộc. Biết rõ nhà vua xuất thân võ biền, Pháp Thuận đã khuyên vua nên thay đổi cách hành xử, cần phải uyển chuyển, linh hoạt như tính chất của loài cây leo, tuy yếu nhưng biết nương vào những thân cây to thì vẫn có thể luôn tiến lên và cuối cùng sẽ vươn tới ánh sáng mặt trời. Tiếp đó, ông khuyên vua nên thi hành các chính sách vô vi nhằm đem lại sự ổn định cho quốc gia. Có nghĩa là làm việc cho muôn dân không phải với suy nghĩ vì mình là vua ban ơn mưa móc nên mọi người phải biết ơn mình, mà một lòng vì hạnh phúc của muôn dân, xem hạnh phúc của muôn dân là hạnh phúc của chính mình. Thi hành những chính sách khoan dung, trọng dụng hiền tài, không kể quá khứ, dòng họ, phe phái trước đây, giúp mọi người nhận thức được rằng đất nước này là của toàn dân tộc chứ không phải của riêng ai, nên phải cùng nhau bảo vệ và vun đắp cho sự giàu mạnh, trường tồn. Nghe theo những lời khuyên của Pháp Thuận, vua đã thu phục được lòng người, củng cố lực lượng và đã cùng với toàn dân làm nên một chiến công hiển hách trong lịch sử, hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống xâm lược của ngoại bang, tiếp tục khẳng định vững chắc nền độc lập tự chủ non trẻ của nước Việt Nam.

    Trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của người Việt, các triều đại phong kiến tiếp tục sau nhà Tiền Lê như Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn đều coi trọng hiền tài và luôn đặt làm "quốc sách” hàng đầu trong kế sách trị quốc, an dân, giữ vững chủ quyền, độc lập dân tộc. Bất kỳ triều đại nào nếu thực hiện đúng đắn và đầy đủ "quốc sách” này thì triều đại đó đều ghi lại những chiến công hiển hách, những dấu ấn tinh hoa rực rỡ nhất trong các trang sử vàng của dân tộc. Ngay sau khi Lý Thái Tổ ra quyết định lịch sử đời đô về Thăng Long để "chọn nơi trung tâm, lo cho nghiệp lớn, tính toán cho con cháu muôn đời sau”, vua đã thấy cần phải có nhiều biện pháp tìm kiếm hiền tài ra giúp nước. Tư tưởng này tiếp tục được các vua nhà Lý đời sau thực hiện ngày càng cụ thể và sâu rộng hơn. Năm 1070, vua Lý Nhân Tông đã cho dựng Văn Miếu, coi trọng sự học, bồi dưỡng và hun đúc nhân tài cho đất nước. Năm 1076, vua tiếp tục cho mở Quốc Tử Giám, trở thành trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Nhà Lý cũng bắt đầu quan tâm tới việc tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài mà các triều đại trước chưa làm được. Khoa thi đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam được tổ chức vào tháng 2-1075, thời vua Lý Nhân Tông. Lê Văn Thịnh, người làng Bảo Tháp, xã Đông Cữu (nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) trở thành thủ khoa đầu tiên trong lịch sử và được chọn làm thầy dạy cho Thái tử. Trong thời nhà Lý rất nhiều hiền tài đã ra giúp nước và cùng với nhân dân lập nên nhiều chiến công hiển hách bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của dân tộc như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành... khiến cho nhà Tống ở phương Bắc, Chân Lạp, Chiêm Thành ở phương Nam đều khiếp sợ, phải công nhận nền độc lập của Đại Việt. Tương truyền, Lý Thường Kiệt sáng tác bài thơ "Thần” để động viên tinh thần binh sĩ chống xâm lược, khẳng định mạnh mẽ chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt. Bài thơ được xem như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước: "Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận ở sách Trời, Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

    Bia đá tại Văn Miếu ghi công trạng

    các nhân tài đất nước thời xưa. Ảnh: T.L

    Nhà Trần kế tục nhà Lý, ngoài việc duy trì Quốc Tử Giám còn lập thêm Quốc Học Viện dành cho các bậc học nâng cao. Tại các địa phương triều đình cho mở thêm nhiều trường dạy học cho dân chúng. Thời nhà Lý tuy có mở khoa thi tam trường, nhưng các khoa thi chỉ mở khi nào triều đình cần người tài giỏi ra giúp nước chứ chưa thành định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi Thái Học Sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm một lần. Năm 1247, vua lại đặt ra khảo thí tam khôi để lấy trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Nhà sử học Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn trong kỳ thi này. Do rất quan tâm tới việc cầu hiền nên thời nhà Trần xuất hiện nhiều bậc hiền tài kiệt xuất không thuộc dòng dõi hoàng tộc ra giúp nước như: Nguyễn Thượng Hiền, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Yết Kiêu, Dã Tượng... Đặc biệt là "bậc thầy của muôn đời” Chu Văn An với tờ "Thất Trảm Sớ” nổi tiếng, ngày nay đang được thờ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Chính nhờ quy tụ được nhiều hiền tài nhà Trần đã làm nên nhiều chiến công hiển hách, trong đó có kỳ tích ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông. Ngày nay đọc lại "Hịch Tướng Sĩ” của Trần Hưng Đạo càng thấy sự quan tâm sâu sắc và thấu hiểu của người cầm quân đối với tướng sĩ của mình như thế nào. Qua đó càng hiểu vì sao nhà Trần, mà đặc biệt là danh tướng Trần Hưng Đạo có thể quy tụ xung quanh mình những nhân tài kiệt xuất. Trần Hưng Đạo từng nói: "Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ vào sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy cũng chỉ là chim thường mà thôi”.

    Không phải chỉ ngay sau khi dẹp tan giặc Minh, Lê Lợi mới cho dựng lại Quốc Tử Giám, giao cho quan Nhập nội hành khiển Nguyễn Trãi soạn chiếu cầu hiền, mở trường học ở các địa phương và tổ chức các khoa thi để chọn lựa nhân tài ra giúp nước. Trong "Đại Việt Thông Sử” của Lê Quý Đôn có chép chuyện Lê Lợi trong thời kỳ quẫn bách nhất, bị quân Minh vây hãm, có thể bị bắt, bị giết bất cứ lúc nào cũng vẫn không ngừng tuyển mộ nhân tài làm quân sư, mưu sĩ. Tháng 2-1427, khi giặc Minh còn đang mạnh, Lê Lợi đã ra lệnh cho các lộ quân phải tiến cử hiền tài, nói rõ "nếu trong địa hạt có người tài mà không tiến cử sẽ bị giáng chức và cách chức”. Sau khi giành lại độc lập cho nước nhà Lê Lợi đã ban "Chiếu cầu hiền” nổi tiếng năm 1429, có đoạn: "Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cần người hiền giúp việc mà chưa được người”.

    Trong kỳ thi Đình năm 1442, đích thân vua Lê Thái Tông ra đề bài: "Trẫm từ khi lên ngôi tới nay, gắng sức trị nước, thế mà việc chọn nhân tài vẫn mờ mịt thăm thẳm. Sao người quân tử khó tìm, kẻ tiểu nhân khó biết như vậy? Các ngươi hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời, trẫm sẽ đích thân xem xét”. Thí sinh Nguyễn Trực khi ấy trả lời: "Bệ hạ muốn quân tử tiến tiểu nhân lùi thì không gì bằng gần gũi bề tôi khí tiết, sử dụng kẻ sĩ chính trực để họ đưa vua đi đúng hướng và đặt vua vào chỗ không lầm lỗi”. Rồi lại nói thẳng với vua rằng: "Vua có nhân, không ai không có nhân. Vua có nghĩa, không ai không có nghĩa. Vua chân chính, không ai không chân chính. Trước hết, vua chân chính rồi cả nước sẽ bình yên”. Nguyễn Trực cho rằng đạo làm vua là phải biết tự mình chọn người tài, song tiến cử tài năng cho đất nước phải là chuyện thường xuyên của các bậc đại thần. Nếu đại thần mà ngầm nuôi mưu gian, ghen ghét người tài, chỉ cất nhắc bè lũ, phe cánh chẳng ra gì thì làm sao có nhân tài ra giúp nước. Nguyễn Trực đỗ trạng nguyên khoa thi đó và trở thành vị trạng nguyên đầu tiên của triều Lê. Tấm bia ghi chép về khoa thi này cũng là tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu được dựng năm 1484. Cũng trên tấm bia này Thân Nhân Trung viết: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

    Thông điệp của người xưa rất rõ ràng, hiền tài là nguyên khí quốc gia, hiền tài quan hệ mật thiết tới vận mệnh hưng vong của đất nước. Vì thế các bậc minh quân luôn coi việc tuyển chọn hiền tài là quốc sách hàng đầu, thường xuyên liên tục và luôn trong tình trạng cấp bách. Việc lựa chọn hiền tài là của nhà vua, tuy nhiên tiến cử phải là việc của những người mang trọng trách trong triều đình. Khi có được hiền tài thế nước sẽ mạnh. Ngược lại, nếu để bọn sâu mọt chui vào hàng ngũ quan lại triều đình thì sẽ khiến cho nhà vua có thể lầm đường lạc lối, thế nước suy vong.

    Hữu Nguyên

    School@net (Theo báo Đại Đoàn Kết)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.