Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 3
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 3
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89574973 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo sư Trịnh Xuân Thuận: Khoa học là đam mê, văn chương là sở thích

    Ngày gửi bài: 23/12/2011
    Số lượt đọc: 2155

    SGTT.VN - GS Trịnh Xuân Thuận, người được coi là bậc thầy của ngành vật lý học thiên thể với hơn 120 công trình đăng trên các tạp chí khoa học và kỷ yếu các hội nghị khoa học, vừa về thăm đất nước lần thứ tư sau bảy năm xa cách. Sáng 6.12 tại Hà Nội, giáo sư đã có buổi gặp mặt các nhà khoa học vật lý trong nước tại viện Vật lý, mở đầu chuỗi sự kiện của giáo sư tại Việt Nam. Ngay sau đó, giáo sư đã dành cho phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị một cuộc trò chuyện thú vị.

    Những cuốn sách khoa học của ông không chỉ được xếp hạng bán chạy nhất mà còn góp phần làm lan toả tình yêu khoa học trong độc giả trẻ. Đây có thể hiểu là cách ông quan tâm đến việc đầu tư cho khoa học cơ bản và phổ biến kiến thức tại Việt Nam?

    Tất nhiên rồi, sẽ đến lúc khoa học cơ bản mở rộng ở Việt Nam. Tôi đến viện Vật lý cũng như tham dự các buổi diễn thuyết trong nước sắp tới cũng vì mục đích này. Người Việt Nam không kém chất xám nhưng chúng ta chưa có phương tiện nên chưa đạt đến mức như các nước.

    Khoa học cơ bản rất cần thiết với một nước muốn ngang hàng nước khác. Nhưng vì đầu tư cho khoa học cơ bản chưa nhìn thấy lợi ích ngay, nên nhiều khi chúng ta chưa chú tâm.

    Ông có thể cho biết, cách phổ biến khoa học hiện nay của chúng ta đang mắc những lỗi gì? Việc đầu tư cho khoa học đã hợp lý chưa?

    Có một thực tế là hiện nay giáo sư chỉ làm khảo cứu trong phòng thí nghiệm mà không ra ngoài đời phổ biến khoa học nhiều cho lắm. Ở châu Mỹ hay châu Âu cũng vậy, nhà khoa học chỉ được thăng chức tăng lương khi họ “kiếm ra” cái gì đó, còn việc phổ biến kiến thức nhiều khi không được thưởng. Họ sẽ bảo anh chỉ làm phổ biến mà không khảo cứu. Đó cũng là mâu thuẫn.

    Tôi cho rằng, lúc trẻ mình có nhiều sức khoẻ và trí lực nhất thì nên tập trung cho công tác khảo cứu. Đến tuổi 40, 45 nên dành thời gian để phổ biến những gì mà mình đã học hỏi được để chia sẻ tới mọi người.

    Cuộc sống mưu sinh nhiều áp lực, người ta thường tìm đến những ngành dễ kiếm thu nhập hơn là nghiên cứu khoa học. Theo ông đâu là cách để nuôi dưỡng, khơi gợi tình yêu khoa học trong những người trẻ?

    Thế nên tôi mới viết sách. Tôi mong diễn thuyết hay viết sách sẽ giúp độc giả thay đổi cách nhìn đời. Nhưng dù sao ngay từ đầu anh phải có đam mê, nếu không có đam mê thì rất khó. Như tôi lúc đầu cũng phải hy sinh rất nhiều thứ, xa nhà, xa bố mẹ để chăm chú vào đường mình đi. Mình chỉ có một đời, nên không thể làm nhiều thứ, nên để làm một thứ đến nơi đến chốn phải biết hy sinh.

    Bên cạnh đó, theo tôi, nghề giáo và những người làm giáo dục cần có trách nhiệm truyền đạt tới giới trẻ tình yêu khoa học. Cũng như nhà khoa học, công việc đầu tiên là học hỏi, thứ nhì là khảo cứu – tạo ra cái mới, thứ ba là viết sách để chia sẻ đam mê của mình với mọi người.

    Không chỉ riêng cuốn Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, mà trong tất cả các tác phẩm của mình, giáo sư luôn chú ý sử dụng một ngôn ngữ đơn giản và văn phong hấp dẫn được đa số độc giả. Dường như, đó là một lựa chọn và một tư duy khác biệt so với các đồng nghiệp?

    Nhiều đồng nghiệp của tôi chỉ chú tâm viết dưới dạng khảo cứu, cho một đối tượng thu hẹp là các nhà chuyên môn. Nhưng tôi thì muốn viết cho quần chúng, chứ không chỉ cho giới khoa học. Tôi luôn nghĩ, khi mình đã hiểu cặn kẽ một vấn đề nào đó thì nên tìm cách chia sẻ với độc giả, những người ham thích khám phá bầu trời và vũ trụ, nhưng lại không phải là các nhà khoa học. Nếu ngôn từ khô khan thì làm sao lôi cuốn được độc giả, mà đó chắc chắn không phải là mong muốn của tôi. Bao giờ khi viết sách, tôi cũng đặt ra hai tiêu chí: một là kiến thức khoa học, hai là giá trị thưởng thức.

    Tuy nhiên, với một nhà khoa học chỉ quen làm việc với kính thiên văn, để có thể vận dụng văn chương làm cầu nối giữa khoa học và độc giả, hẳn không dễ dàng?

    Nếu xác định mục tiêu của mình chỉ có khoa học đơn thuần, đúng là công việc nhàn hơn. Nhưng cũng may, tôi viết lách không đến nỗi tệ, vì văn chương là một sở thích khác của tôi. Tuy thế, cuốn sách đầu tiên – Giai điệu bí ẩn, đúng là một thử thách, nó khiến tôi mất nhiều công sức. Nhưng tới giờ, khi đã hoàn thành được hơn mười tác phẩm, tích luỹ được kha khá kinh nghiệm, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn, và tâm lý cũng thoải mái hơn nhiều rồi.

    Không chỉ nghiên cứu vật lý thiên văn, ông còn nghiên cứu về Phật giáo. Tinh thần, triết lý Phật giáo đã hỗ trợ ông thế nào trong nghiên cứu khoa học?

    Phật giáo có nói đến sự vô thường, cái gì cũng thay đổi. Đó cũng là đề tài của khoa học thế kỷ 20. Trước kia, người ta tưởng vũ trụ là bất biến, theo quan điểm của Aristotle. Nhưng sau này, khoa học đã chứng minh, vũ trụ thay đổi. Và trong vũ trụ, mọi vật đều thay đổi. Mỗi một thứ đều được sinh ra, sống cuộc đời của nó rồi chết đi. Thứ hai, Đức Phật cũng nói rằng, mọi sự vật trên thế gian đều hiện hữu dưới hình thức các mối quan hệ. Đó là hai ví dụ cho thấy điểm tương đồng trong cách nhìn của Đức Phật và khoa học. Trong nhiều trường hợp, cái nhìn của Phật giáo giúp khoa học đến gần hơn với chân lý.

    Triết lý nào của đạo Phật làm nhà khoa học trong ông tâm đắc nhất?

    Tôi thích nhất câu vạn vật đều nằm trong một mối liên hệ với nhau. Đó là mối liên hệ giữa loài người, với các sự sống trên trái đất. Liên hệ đó là sợi dây, tạo ra cách hành xử khi đối diện với mọi người. Đừng bao giờ nghĩ mọi thứ không thay đổi. Hạnh phúc không phải do mình tạo nên, mà hạnh phúc sẽ đến khi mình đem hạnh phúc đến cho người khác.

    Ngoài thiên văn học, Phật giáo, ông còn nghiên cứu nhiều vấn đề như môi trường, xã hội. Đâu là điều ông trăn trở nhất hiện nay?

    Tôi thấy mình xây dựng nhiều quá. Nước mình phong cảnh rất đẹp, đa dạng sinh học rất tốt, nhưng phát triển phải đi kèm với tôn trọng môi trường. Tôi được biết, con tê giác một sừng cuối cùng ở nước mình vừa chết; tôi đi Hạ Long thấy vịnh nhiều khách sạn quá, nước vịnh rất ô nhiễm. Đây là những thứ quý giá mà thiên nhiên ban tặng, nếu ta làm hỏng sẽ không thể lấy lại được.

    Đã bao năm tìm kiếm nhưng các nhà khoa học chưa phát hiện ra hành tinh nào đặc biệt và có sự sống như trái đất, nên mình phải giữ gìn và bảo vệ trái đất bằng mọi giá. Thay vì đi khai thác các vệ tinh khác, hãy bảo vệ và lo cho trái đất, vì con cháu của chúng ta trước.

    Cảm ơn ông!

    Thanh Tuyền – Hương La


    school@net (Theo http://sgtt.vn/Khoa-giao/156689/Khoa-hoc-la-dam-me-van-chuong-la-so-thich.html)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.