Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89509083 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Những trận chiến nổi tiếng thế giới: Trận Bạch Đằng Giang (9-4-1288)

    Ngày gửi bài: 29/01/2012
    Số lượt đọc: 4739

    Bước vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba, do những hành động tiến công liên tục và mạnh mẽ của quân và dân ta, sau bốn tháng, quân địch nằm trong thế bị bao vây, uy hiếp bốn bề, tuyệt đường lương thảo, nên đã phải tính đến chuyện rút quân về nước theo hai đường thủy, bộ. Nắm được ý đồ giặc, Trần Quốc Tuấn quyết định sẽ đánh một trận tiêu diệt lớn đạo quân thủy trên sông Bạch Đằng.

    I. Tình hình chung

    - Hình thức tác chiến: phục kích.

    - Không gian tác chiến: sông Bạch Đằng (Hải Phòng).

    - Thời gian tác chiến: ngày 9-4-1288.

    - Lực lượng tham chiến:

    Ta: toàn bộ thủy quân ta với sự phối hợp của một số đơn vị bộ binh chủ lực và dân binh địa phương.

    Địch: 80.000 quân thủy.

    - Kết quả: 8 vạn thủy quân và 400 thuyền chiến Nguyên Mông đã bị diệt.


    Trận Bạch Đằng (Tranh Lê Năng Hiển)

    II. Diễn biến chính

    Ngày 30-3-1288, dưới quyền chỉ huy của Ô Mã Nhi, thủy quân Nguyên bắt đầu lên đường, có các đội kỵ binh đi theo yểm hộ. Nhưng thủy quân địch vừa rút khỏi Vạn Kiếp là lập tức bị quân và dân ta chặn đánh kịch liệt, làm cho tốc độ hành quân của chúng chậm hẳn lại so với kỵ binh. Không những thế, kỵ binh cũng gập sự chống trả quyết liệt. Thấy tốc độ hành quân quá chậm mà đoạn đường đến cửa sông Bạch Đằng còn xa, kỵ binh địch đã bỏ mặc thủy quân, quay về Vạn Kiếp để kịp rút lui cùng đại quân. Như vậy, bằng cách đánh bám sát, bền bỉ, dẻo dai, quân và dân ta đã tách kỵ binh ra khỏi thủy quân, làm chậm tốc độ hành quân của địch, buộc chúng phải tiến đến sông Bạch Đằng lọt vào trận địa mai phục sẵn vào ngày, giờ ta lựa chọn.

    Thiếu kỵ binh yểm hộ, Ô Mã Nhi vội hạ lệnh tăng tốc độ hành quân. Đến chiều 8 - 4, tiền quân địch tới ngã ba sông Đá Bạc và sông Giá. Biết rằng đã đến khu vực nguy hiểm, viên chỉ huy thủy quân ra lệnh cho Phàn Tiếp đem theo một bộ phận tiền quân tiến vào sông Giá thành cánh phải, bảo vệ đại quân. Một cuộc ác chiến đã diễn ra ở Trúc Động. Cuối cùng, quân và dân ta đã giữ vững trận địa, hất địch đi ra phía sông Đá Bạc. Tiền quân Phàn Tiếp lao lên trước. Nhưng những đội thuyền chiến của ta đã xuất hiện và kiên quyết xông thẳng vào đội hình đối phương. Toàn bộ tiền quân địch bị tiêu diệt và bị bắt sống, sự kiện đó đã tạo thế có lợi cho chủ lực ta giáng đòn quyết liệt tiếp theo.

    Khoảng giữa trưa ngày 9-4-1288, các đội thuyền trực thuộc trung quân địch bắt đầu tiến vào sông Đá Bạc. Đó cũng là lúc nước triều rút. Ô Mã Nhi ra lệnh cho các đạo trung quân lao nhanh theo nước triều, tưởng chừng sẽ thoát được vòng nguy hiểm. Nhưng đúng lúc đó, từ sông Giá, từng đội thuyền chiến lớn của Đại Việt xuất hiện. Thấy thuyền chiến đối phương tiến ra chặn đầu, Ô Mã Nhi vội ra lệnh cho những bộ phận đi đầu lao lên thật nhanh để mở đường rút chạy. Nhưng tuyến cọc bịt sắt nhọn đã nhô khỏi mặt nước thành một hàng rào chặn đứng. Hết chiếc thuyền nọ đến chiếc thuyền kia nối tiếp nhau xô vào hàng cọc bị đâm vỡ nát, chìm nghỉm.

    Trong khi quân địch đang rối loạn, thì trên thượng lưu, hàng trăm chiếc mảng bốc lửa ngùn ngụt đang lao nhanh theo hướng rút chạy của chúng. Vô cùng hoảng sợ, Ô Mã Nhi và bọn tướng lĩnh địch vội thúc quân lên, nhưng tuyến cọc thứ hai đã xuất hiện. Trong tình huống vô cùng hiểm nghèo, thủy quân địch vội bỏ thuyền lao nhanh lên bờ. Nhưng từ trong các làng trước mặt, dân binh đã bố phòng nghìn nghịt đổ ra. Trận đánh cuối cùng chỉ diễn ra chớp nhoáng.

    Toàn bộ 8 vạn quân địch đã bị diệt và bị bắt sống, 400 thuyền chiến bị đắm và bị chiếm. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và nhiều tướng lĩnh khác bị bắt sống.


    Cọc Bạch Đằng

    III. Một số nét về nghệ thuật quân sự

    Đạo quân thủy của địch được chọn làm đối tượng tiến công trước và chủ yếu là một quyết tâm rất chính xác, vì so với đạo bộ binh chủ lực thì số lượng ít hơn, không giỏi chiến đấu bằng, và phải tốn nhiều công sức xây dựng.

    Quãng sông Bạch Đằng, nơi được chọn làm địa điểm tác chiến là một khu vực hiểm yếu, có đủ những điều kiện cần thiết, đáp ứng được yêu cầu bố trí một trận mai phục trên sông với quy mô lớn.

    Tuy vậy, muốn khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi trên, còn cần phải có một nghệ thuật tác chiến rất cao, như tìm cách hoàn toàn cô lập đạo quân thủy của Ô Mã Nhi với đạo bộ binh chủ lực của Thoát Hoan, tách rời đạo kỵ binh đi yểm hộ, và dần dần điều động đạo quân thủy này từng bước lọt vào đúng trận địa mai phục, theo đúng thời gian đã được dự định. Bởi vậy, đạo thủy quân địch dù đông tới 8 vạn tên, được đề phòng rất cẩn mật, nhưng vẫn gặp nhiều bất ngờ, lúng túng, buộc phải bị động đối phó từ đầu đến cuối, và kết quả là bị tiêu diệt hoàn toàn.

    Chiến thắng Bạch Đằng còn là kết quả của sự phối hợp tác chiến có hiệu quả cao giữa thủy quân và bộ binh, giữa quân chủ lực với các đội dân binh, giữa các lực lượng tham chiến với nhau về thời gian và không gian. Đồng thời cũng thể hiện tài năng thao lược của vị Tổng chỉ huy thiên tài quân sự Trần Hưng Đạo.


    Mô hình chiến thắng Bạch Đằng 938

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.