Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89575299 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Nghĩa hiện nay của từ ‘trí thức’

    Ngày gửi bài: 05/04/2012
    Số lượt đọc: 2085

    Từ “trí thức” xuất hiện năm 1906 với nội hàm mới, đủ phân biệt với những từ ngữ vẫn quen dùng trước đó. “Trí thức” xâm nhập Việt Nam từ ngót trăm năm, đến nay nghĩa gốc có nhiều thay đổi. Đại thể, có hai hướng lớn.


    Nghĩa ban đầu

    Intellectuel (tiếng Pháp) hay intellectual (tiếng Anh) trong từ điển vốn là một tính từ, còn danh từ gốc của nó là intellect (trítuệ, trí thông minh).

    Nhưng một văn bản kháng nghị công bố năm 1906 - do nhà văn Zola ký tên đầu - lại được thủ tướng Pháp Clemenceau (tiến sĩ, nhà báo) gọi là Tuyên ngôn của Trí thức (Manifeste Des Intellectuels).

    Thế là một tính từ trở thành danh từ mới, chưa hề có trong các từ điển lớn trước đó như Larousse 1866-1878 hay Đại từ điển Bách khoa 1885-1902. Ngay sau đó, thế giới đã chấp nhận một từ ngữ mới.

    Đó là bản kháng nghị nổi tiếng, của các nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng, chống lại một bản án oan cũng nổi tiếng là xấu xa trong lịch sử tư pháp (xử đại úy Dreyfuss, sau gọi là “Sự kiện Dreyfuss”).

    Trên thực tế, các tác giả của bản kháng nghị đã bị chính quyền chỉ trích, phân biệt đối xử, hăm dọa, kể cả tù đầy, nhưng không nao núng, mà vẫn theo đuổi sự việc tới cùng. Nay gọi là dấn thân.

    Như vậy, danh từ “tríthức” ra đời nhân một sự kiện chống bất công nói riêng và chống mọi bất cập của xã hội nói chung.

    Từ đó, một người có học vấn cao sẽ được mang danh “trí thức” nếu ông ta sẵn sàng tạm bước ra khỏi lĩnh vực chuyên sâu của mình để lên tiếng – với lập luận vững chắc - về những bất cập xã hội, với động cơ không vụ lợi. Nay gọi là phản biện.

    Sau 100 năm, nghĩa gốc bị thay đổi

    Từ rất lâu trước khi có từ “trí thức”, xã hội đã sử dụng nhiều từ tôn vinh dành cho những người có học vấn uyên thâm, làm nghề sáng tạo: nào là học giả, nhà văn, nào là nghệ sĩ, bác học…

    Đó là bước tiến lớn khi xã hội nhận ra các sản phẩm tinh thần ngày càng đặc trưng cho văn minh nhân loại.

    Từ “trí thức” xuất hiện năm 1906 với nội hàm mới, đủ phân biệt với những từ ngữ vẫn quen dùng trước đó… Để được gọi là trí thức, điều kiện “cần” là làm nghề sáng tạo các giá trị tinh thần; còn điều kiện “đủ” là phản biện xã hội - để xã hội tốt đẹp thêm.

    “Trí thức” xâm nhập Việt Nam từ ngót trăm năm, đến nay nghĩa gốc có nhiều thay đổi. Đại thể, có hai hướng lớn:

    - Một hướng cố giữ nguyên nghĩa: tuy chỉ thoi thóp, bị chìm lấp, nhưng khi cần thiết và gặp hoàn cảnh thuận lợi vẫn cứ bùng lên - chứng tỏ nó chưa chết hẳn. Bằng chứng là cách đây 5 năm - khi mọi người thảo luận sôi nổi về vai trò trí thức - đã có những “suy nghĩ về khái niệm trí thức”. Sau đó, thêm một ý kiến khác tỏ vẻ không đồng tình (với hướng thứ hai) về sự tầm thường hóa trí thức, với nhận định “trí thức ngày càng đông, nhưng càng… không đúng nghĩa”…

    - Một hướng khác, áp đảo, đã rất thành công biến “trí thức” thành một từ bao quát và gói ghém trong nó tất cả các từ cụ thể quen dùng trước đó (như: học giả, soạn giả, tác gia, bác học, văn gia…). Ở mức độ cụ thể hơn nữa, ta có các từ chỉ rõ bằng cấp và nghề nghiệp của họ (ví dụ): tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc, giáo sư, nhà văn, nhà khoa học, nhà toán học… Tất cả, đều được quan điểm này coi là trí thức.

    Theo hướng thứ hai, công lao của người sáng tạo từ “trí thức” rốt cuộc chỉ là đưa ra một từ chung, để gộp vào nó các từ sẵn có về giới “có học” trong xã hội.

    Hướng thứ hai mạnh tới mức khuất phục được cả nhiều người soạn từ điển và soạn Nghị Quyết ở nước ta. Và do vậy, cũng là ý kiến của đông đảo bạn đọc trong cuộc thảo luận đầu năm 2012. Cụ thể, số người nói giống như GS Ngô Bảo Châu (và như Nghị Quyết) vẫn đông gấp bội số người đồng ý với GS Chu Hảo.

    GS Ngô Bảo Châu:

    "Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xãhội như chỉ tiêuđể được phong hàm “trí thức”… giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội".

    Nghị quyết số 27-NQ/TW (6-8-2008) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã đưa quan điểm:

    Tríthức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhấtđịnh, có năng lực tưduy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.

    GS Chu Hảo:

    Không cótư duy phản biện, không phải là trí thức.

    Sựthuận tiện và đắc dụng

    Hướng thứ hai chiếm thếáp đảo, được xem là chính thống, vì nó đem lại nhiều cái lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Thí dụ, sự thuận tiện khi cần nói gộp. Nó giúp chúng ta gộp vào khái niệm trí thức, từ Hoàng Tụy, Ngô Bảo Châu cho tới một người thầy tốt nghiệp trường cao đẳng nay dạy Toán ở bậc trung học ( cũng như trước đây rất thuận tiện khi gộp một văn hào với viên thư ký của ông ta vào giai cấp tiểu tư sản vậy).

    Nó càng thuận tiện khi cần tổng kết thành tích đào tạo. Nếu – như hiện nay - coi tốt nghiệp cao đẳng cũng là trí thức, thì số lượng giới này của chúng ta đào tạo ra đã tới vài triệu – là đông đảo, hết sức phong phú.

    Đương nhiên, để phát huy sức mạnh xây dựng CNXH của đông đảo trí thức, cần phải xếp họ vào đội ngũ – đúng như nghị quyết đã chỉ rõ. Nó cũng giúp chúng ta hiểu thêm một đặc trưng lớn của trí thức XHCN.

    GS Nguyễn Ngọc Lanh

    TRÍ THỨC LÀ GÌ?

    Trích từ blog của TS Toán học Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan

    Lời chủ nhân blog: Gần đây, có nhiều bàn tán về trí thức là gì, vai trò của trí thức, v.v. Tôi nghĩ tôi cần học thêm về vấn đề này. Có mấy bài đáng suy ngẫm nên tôi lưu lại để học hỏi.

    “Kẻ nào không tham gia vào việc công thì phải là súc vật hay thần thánh!”– Triết gia Aristotle.

    “Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội” – Giản Tư Trung.

    “Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ” – GS. Cao Huy Thuần

    “Có 4 hạng trí thức trong xã hội Việt Nam ngày nay. Hạng 1 là những người “trí thức thứ thiệt”, đau đáu với vận mệnh đất nước quê hương và sẵn sàng dấn thân, cho dù họ không được lòng của giới cầm quyền. Hạng 2 là những người cũng quan tâm đến đất nước và dân tộc, cũng bức xúc trước những bất cập của xã hội, nhưng họ không dám dấn thân; Thay vì dấn thân, họ co rút trong cái không gian và môi trường nhỏ bé là gia đình. Hạng 3 là những người không màn đến các vấn đề xã hội dù cũng có chút hiểu biết về chính trị, nhưng họ không lên tiếng, không có hành động, mà thay vào đó là thái độ xu nịnh và lo làm ăn vì quyền lợi kinh tế cá nhân; Họ là những người thiếu lập trường, không có niềm tin, nhưng lại rất hãnh diện về những học vị và học hàm (có thể là dỏm hay mua bán) của họ. Hạng 4 là những người cũng thông minh, nhạy cảm với thời cuộc, và sử dụng thông minh của mình để dèm pha người khác; họ là những con buôn chính trị” – Đào Tiến Thi

    “Nhưng theo cách hiểu của tôi thì chỉ có hạng 1 là những người trí thức thật sự, còn hạng 2, 3 và 4 thì ngụy trí thức là đúng hơn” - GS. Nguyễn Văn Tuấn

    “Trí thức là người có tầm nhìn đứng cao hơn tầm nhìn chuyên môn của một chuyên viên” – Nguyễn Quang Minh

    “Xuất phát từ thái độ trân trọng những lo âu dằn vặt của người khác, đặc biệt của những tấm gương khả kính, tôi xin bầy tỏ thái độ trân trọng đối với những vị đã gợi ý câu hỏi “trí thức là gì?” - Phạm Việt Hưng

    “Nhưng gạt bỏ (việc bàn về khái niệm trí thức – NV) để khuyên người khác là nên chuyên tâm vào những việc khác (như những việc đại sự của các nhà có tầm vóc đã làm) và cho là các người (bàn về khái niệm trí thức – NV) là làm chuyện “bánh vẽ” thì tôi cho là trẻ con (nhẹ) hay khinh người, fascist học thuật (nặng)” – Nguyễn Đức Hiệp

    “Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội” – GS. Nguyễn Huệ Chi

    “Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn” – GS. Phạm Quang Tuấn

    “Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những ‘trí thức dự khuyết’, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này“ - TS. Nguyễn Đình Đăng

    “Tôi luôn luôn tâm niệm lời dạy của Francois Rabelais: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn). Nói một cách dân dã thì khoa học chẳng là cái đinh gì cả nếu nó không luôn luôn tỉnh thức để đề cao lương tri. Kỳ vọng về phản biện của trí thức chẳng qua là kỳ vọng vào lương tri của trí thức, đơn giản có thế thôi. Chẳng lẽ điều đó sai ư?” - Phạm Việt Hưng

    “Đóng góp theo kiểu người trí thức có nghĩa là dùng những khả năng mà người ta đặc biệt associate với trí thức: khả năng suy nghĩ độc lập, không để mình bị nhồi sọ hay bịt mắt, biết tự mình suy xét, khả năng tự học, tự tìm information, đánh giá và kết hợp information để có một cái nhìn đứng đắn về xã hội, tự tìm hiểu về những vấn đề của xã hội, và từ đó tự suy ra con đường phải làm gì do sự thúc đẩy của lương tâm. … Nhưng đánh đồng “trí thức” với “từ thiện” với “lao động trí óc” v.v. theo tôi, là muddled thinking” - GS. Phạm Quang Tuấn

    Ý kiến bạn đọc

    Vuong Pham, gửi lúc 08/02/2012 16:50:51

    "Trí Thức": Với tôi trí thức đó là : Trí tuệ Kiến thức. Trí tuệ để hiểu rằng kiến thức là nền tảng cho mọi hoạt động "thức dậy", nhưng không phải kiến thức là tất cả bởi vì kiến thức chỉ là nền tảng cho việc phát triển trí tuệ., Và trí thức sẽ là người phát triển kiến thức được học hỏi thành trí tuệ của bản thân và kiến thức mới sẽ phục vụ họ và xã hội.

    Trung Kien, gửi lúc 08/02/2012 16:50:46

    "“Trí thức và phản biện”": Tôi cho rằng đã là trí thức thì phải có khả năng phản biện. Nếu không có khả năng phản biện thì chưa thể gọi là trí thức. Nhưng, không nhất thiết một người có trình độ, có năng lực phản biện trong lĩnh vực khoa học tự nhiên phải đi phản biện những vấn đề thuộc khoa học xã hội, chính trị, hay tham gia phản biện xã hội thì mới được gọi là trí thức.

    Tuyết, gửi lúc 06/02/2012 09:26:29

    "Nên dùng nghĩa "hiện nay"": Đã có biết bao khái niệm đã bị thời gian làm cho thay đổi đi? Từ “trí thức” là một ví dụ. Hầu hết dân Việt đều coi trí thức có trình độ học vẩn cao hơn trung cấp. Tôi tán thành cái nghĩa “hiện nay” vì nó đã quen dùng, đã được từ điển và sách giáo khoa sử dụng (để dạy cho hầu hết dân VN). Lại rất thuận tiện khi sử dụng. Theo đó, tôi đủ tiêu chuẩn là một trí thức. Đứng trong đội ngũ là vinh dự và đắc trưng của trí thức XHCN. Nghị Quyết của đảng ta về Trí Thức nhắc đi nhắc lại (36 lần) từ “đội ngũ” là điều rất có ý nghĩa. Dẫu sao, tôi đặc biệt khâm phục những bậc trí thức theo đúng nguyên nghĩa. Họ có phẩm chất cao cả, vượt trội lên so với mặt bằng chung. Trên thực tế, họ là nguồn gần như duy nhất sản sinh các ý kiến phản biện đầy lập luận, tinh thần vô tư và quả cảm.

    Tu Mai, gửi lúc 06/02/2012 09:29:30

    "Chí có hai loại ý kiến": Đầu đề (nghĩa “hiện nay” của từ Trí Thức) thấy “Trí thức” còn có cái nghĩa “ngày xưa” nữa. Thế giới biết “trí thức” khi nó xuất hiện trong Tuyên Ngôn của Trí Thức. Những người ký Tuyên Ngôn xứng với tên gọi Trí Thức. Nội dung Tuyên Ngôn nói lên bản chất của trí thức, dùng để đưa ra định nghĩa. Đó là chống bất công, bất cập trong xã hội. Tính chất: Dấn thân và Phản biện. Nghĩa gốc của Trí Thức đã thay đổi. Các ý kiến tranh cái hiện nay chung quy xếp thành hai loại: dùng nghĩa gốc hay nghĩa hiện nay: Loại thứ hai khiến “trí thức” chẳng qua là một từ ngữ dùng để “gộp” tất cả những ai “có học” lại, để dễ xếp họ thành đội ngũ. Tác giả nhận thức rằng đó là một đặc trưng XHCN của đông đảo trí thức nước ta. Cá nhân tôi tán thành nên dùng nghĩa gốc, dẫu rằng như vậy, tôi không còn đủ tiêu chuẩn là trí thức nữa.

    Chánh Nghĩa, gửi lúc 08/02/2012 16:50:59

    "Trí thức đích thực": Theo tôi người trí thức là người có trình độ chuyên môn và có nhận thức, kiến thức, hiểu biết về xã hội. Còn “người trí thức” mà biết dùng sự “hiểu biết” của mình và dám “dấn thân“ để góp phần làm xã hội tốt đẹp hơn thì là “trí thức chân chính”, “trí thức đích thực”. Sự dấn thân có thể là góp ý, phản biện, hành động mang lại một giá trị cụ thể nào đó cho xã hội. Ngoài ra nhân đây cũng mạn đàm thêm : Cụm từ ta thường nghe “Sĩ; Nông; Công; Thương” , khi phân tích ta thấy rằng sĩ ở đây có thể hiểu là trí thức. Hiện nay hễ là người được đào tạo bài bản, có bằng cấp như : Cử nhân; Kỹ sư; Thạc sĩ…đều được hiểu là trí thức. Vậy để hiểu trí thức là gì thì có rất nhiều quan điểm, tuy nhiên theo tôi quan trọng nhất vẫn là “trí thức đích thực” anh là ai?

    Công Nguyên, gửi lúc 08/02/2012 16:51:05

    "Phản biện xã hội mới là trí thức?": Nói như bác Hảo thì các nhà khoa học suốt đời cống hiến cho khoa học, không biết gì đến xã hội thì không là trí thức, còn những người có học hàm học vị cao nhưng không làm chuyên môn của mình, không nghiên cứu, chỉ đi "phản biện xã hội" mới là trí thức?

    Mai Xuân Thọ, gửi lúc 08/02/2012 16:51:18

    "Không có gì phải bàn cải nhiều": Tôi nghĩ nếu đúng GS Chu Hảo nói : "Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức" thì không có gì mà phải tranh luận cả, vì điều đó cũng đúng như ý kiến của GS Ngô Bảo Châu nói rằng hãy phản biện dựa trên hiểu biết sâu sắc chuyên môn của lãnh vực mà mình am hiểu. Nhiều người cho mình là trí thức rồi việc gì của xã hội cũng đòi lên tiếng phản biện nhiều khi làm rối việc lên. Hãy phản biện khi mình thực sự hiểu, và đừng bắt người khác phải nghỉ rằng điều mình nói là đúng.

    San Ho, gửi lúc 08/02/2012 16:51:25

    "Hãy hiểu đơn giản hơn và nhìn rộng hơn": Với tôi, "trí thức" là người tạo ra giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần. Chúng ta cần hiểu đơn giản hơn từ "trí thức" thay vì chỉ nhìn vào lợi ích chính trị xã hội của quốc gia...Thế giới liên tục phát triển, ngôn từ cũng dần thay đổi để phù hợp, thế nên hãy nhìn ở nhiều góc độ, nhìn đơn giản nhưng có chiều sâu, chúng ta sẽ hiểu nó nhưng thế nào

    Phong, gửi lúc 06/02/2012 09:26:50

    "Đọc và nghĩ về "trí thức"": Tôi thích câu của Giản Tư Trung “Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội”, nhưng nghĩ "trí thức" là những người biết "thức tỉnh" xã hội bằng sự hiểu biết thể hiện ở những sản phẩm nghiên cứu có giá trị (trong tất cả các mặt của đời sống xã hội) chứ không phải "thức tỉnh" bằng những phát ngôn cảm tính hay hùa theo.

    Trung Kiên, gửi lúc 08/02/2012 16:51:48

    ""Trí thức và phản biện"": Tôi cho rằng đã là trí thức thì phải có khả năng phản biện. Nếu không có khả năng phản biện thì chưa thể gọi là trí thức. Nhưng, khả năng phản biện ở đây, theo tôi, là khả năng nói lên chính kiến, năng lực phê phán và tranh luận nói chung. Không nhất thiết một người có năng lực phản biện trong lĩnh vực khoa học tự nhiên phải đi phản biện những vấn đề thuộc khoa học xã hội, chính trị mới được gọi là trí thức.

    Van Lang, gửi lúc 08/02/2012 16:52:00

    "Tr1i thức": Phải có phản biện xã hội mới là trí thức? Muốn phản biện vấn đề gì đó phải thông thạo(có học và nghiên cứu) về vấn đề đó. Các nhà bác học thì thường chuyên sâu 1 lãnh vực. Như GS Châu thì giỏi tóan nhưng chưa chắc đã giỏi kinh tế hay quản lý, làm sao phản biện? Các GS chỉ lo NCKH làm cho đất nước phát triển, đời sống nhân dân sung túc(không tham gia phản biện các vấn đề mình không thông thạo) thì không được tôn trọng, được coi là trí thức? Còn các GS thì vấn đề gì cũng phản biện thì là trí thức?

    HoàngTrung Bộ, gửi lúc 08/02/2012 16:52:23

    "Trí thức VN": -Tôi đã đọc bàiđăng quan điểm của GS Ngô Bảo Châu về trí thức; tôi đồng quan điểm với GS Ngô Bảo Châu, nếu trí thức như vậy sẽ là một tầng lớp quan trọng đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội. Nếu coi tiêu chí: Phải có tư duy phản biện mới là trí thức thì hiện tại đây là khoảng cách về sự thực và hư trong tiềm thức của xã hội nghĩ về trí thức, đánh giá về trí thức chưa đúng (....) do đó trí thức cần khẳng định rõ nét về địa vị của một giai tầng nếu thực hiện như quan điểm của GS Ngô Bảo Châu.

    Le Hung, gửi lúc 06/02/2012 09:28:19

    "Tại sao cứ đi hỏi nghĩ Trí thức nhỉ?Sao không để sức mà nghĩ ra máy móc hay cái gì có ích!": Sao mọi người thừa thời gian sức lực mà cứ đi tìm hiểu từ Trí Thức làm gì?Sức lực đó dành nghiên cứu, sáng chế ra cái gì cho người dân đỡ khổ đi. Mỹ, Nga, Liên xô người ta lên cung trăng cả rồi, mình còn ngồi đó mà bàn Trí Thức.

    Lâm Tùng, gửi lúc 06/02/2012 09:28:09

    "Trí thức": Cám ơn GS Nguyễn Ngọc Lanh.Hồi đang học đại học,tôi thấy có một bài viết định nghĩa trí thức là những người trên đại học. Hóa ra cội nguồn Trí thức lại cao quý đến vậy. Các lĩnh vực và quy mô hoạt động của các cá nhân đều đã được đặt tên cụ thể,ví dụ,nhà văn,nhà thơ,kỹ sư,bác sỹ,nhà văn hóa,nhà xã hội v.v... Nhưng trí thức thì khác.Từ các định nghĩa ở trên thì Trí thức trước hết là người có học,có trí tuệ vượt trội,có lòng yêu nước chân chính,có tình yêu nhân loại hay dân tộc của mình,có chính kiến và dám bày tỏ lòng yêu nước và chính kiến của mình và xã hội hóa tư tưởng ,và có thể,hoạt động của mình. Người trí thức phải là người như vậy.Thật cần biết bao giới trí thức cho dân tộc Việt Nam.Và cũng đáng trân trọng và tự hào biết bao các nhà trí thức của Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ 20!

    Le Nam, gửi lúc 08/02/2012 16:52:34

    "Xác định trí thức qua hành động": Trí thức không thể chỉ là một người có học vấn cao,có trình độ chuyên môn sâu mà chúng ta cần phải xác định hành động dấn thân của người đó.Một chuyên gia tin học phục vụ cho đám cướp ngân hàng có được gọi là trí thức hay không ?

    School@net (Theo http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/58775/nghia-hien-nay-cua-tu--tri-thuc-.html)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.