Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89536042 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Sự tha hóa của giáo dục: Từ dạy thêm tới lớp VIP

    Ngày gửi bài: 06/11/2012
    Số lượt đọc: 2016

    sàn gỗ lớp học VIPKhi giáo dục xa rời mục tiêu chuẩn bị cho những đứa trẻ những phẩm chất đạo đức, tri thức, kỹ năng, phương pháp để trở thành những con người hữu dụng đối với xã hội khi đến tuổi trưởng thành, có nghĩa là nền giáo dục đó đã bị tha hóa.

    Tha hóa lần thứ nhất: dạy thêm - học thêm

    Chưa bao giờ, chúng ta được nghe nhiều lời phàn nàn về việc dạy thêm, học thêm như hiện nay. Học sinh giỏi cũng học thêm, học sinh yếu cũng học thêm, và học sinh trung bình cũng học thêm. Điều khôi hài là họ cùng học thêm theo một chương trình như nhau nếu học cùng một lớp. Và điều khôi hài nữa là nội dung học thêm lại... nằm trong chương trình học.

    Khái niệm "học thêm" tự nó nói lên ý nghĩa là việc học một điều gì đó mới, nằm ngoài chương trình học. Khi chương trình giáo dục phổ thông cơ bản không cung cấp cho học sinh cơ hội phát triển toàn diện, những phụ huynh ý thức được điều đó tất yếu sẽ cho con em mình đi học thêm.

    Thực tế, chương trình giáo dục phổ thông của chúng ta từ trước tới nay vẫn đầy khiếm khuyết, khi nó quá tập trung vào khía cạnh tri thức. Nhưng vấn đề là học thêm ở nước ta hiếm khi đi khắc phục khiếm khuyết đó, trái lại còn làm cho khiếm khuyết đó trầm trọng hơn bằng cách tăng cường "nhai lại" những tri thức đã học trong chương trình.

    Khi học thêm không mở mang thêm tri thức mới cho học sinh, cũng không nâng cao sự năng động thể chất, sự sáng tạo trong tư duy, hay sự bay bổng trong tâm hồn, nó không còn là biểu hiện tinh thần hiếu học mà trở thành một tệ nạn.

    Tệ nạn với học sinh vì làm lãng phí thời gian phát triển của các em. Tệ nạn với phụ huynh vì lãng phí tiền của vào việc trả công cho các thầy, tiền mua dụng cụ học thêm, và công lao đưa đón trẻ. Tệ nạn với xã hội, vì bao nhiều thời gian và nguồn lực bị lãng phí vào việc học thuộc hoặc thực hiện thành thạo những thứ có thể dễ dàng tìm kiếm qua Google, hay qua vài thao tác trên bàn tính, trong khi các công dân tương lai của nó lại thiếu những kỹ năng cơ bản để sinh tồn, thiếu rèn luyện sức khỏe để làm việc, và thiếu óc sáng tạo để phát triển.

    Tất cả những tệ nạn đó có lẽ đã được thúc đẩy bởi tệ nạn người giáo viên cần việc dạy thêm như cần câu cơm. Nếu như ở các vùng nông thôn hay miền núi, lương giáo viên trong biên chế tạm đủ để giúp họ nuôi bản thân và góp phần nuôi gia đình thì tại thành thị, mức lương đó có thể không đủ để nuôi một đứa con đi học!

    Chế độ tiền lương "độc đáo" của chúng ta đã buộc người giáo viên ở thành thị phải sống với một thu nhập thấp hơn hoặc bằng người giáo viên miền núi hay nông thôn, ở nơi mà mọi thứ đều đắt đỏ hơn, mọi thứ đều phải trả tiền mà không thể trồng thêm cây rau, sào lúa, hay nuôi thêm lợn, gà. Dạy thêm là việc bức thiết để giải quyết nhu cầu cuộc sống, chứ không phải là một việc được lựa chọn với giáo viên trường công ở đô thị. Và tất nhiên, không có chỗ cho dạy thêm miễn phí như chúng ta từng được chứng kiến trước đây 1/4 thế kỷ, khi các trường tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cho những học sinh đi thi học sinh giỏi, hay dạy bổ túc cho những học sinh yếu.

    sàn gỗ lớp học VIP
    Toàn bộ sàn lót gỗ trong một lớp "VIP". Ảnh: Ngọc Thắng/ Báo Thanh Niên

    Khi dạy thêm trở thành cách kiếm tiền chủ yếu và không bị kiểm soát, người giáo viên có cơ hội đẩy học sinh đến chỗ học thêm trở thành việc bắt buộc. Cách bắt buộc hữu hiệu nhất chính là việc cố tình dạy hổng kiến thức trong chương trình chính khóa, và đó chính là hành vi trái đạo đức. Hệ quả là chất lượng giáo dục trong chương trình chính khỏa giảm sút. Một hệ quả lớn hơn là nó làm sụp đổ toàn bộ quá trình giảng dạy đạo đức hay nhân cách cho học sinh, khi chính những người thầy ở vị trí có tính biểu tượng truyền thống về đạo đức và đang giảng dạy đạo đức lại làm việc trái đạo đức với học trò.

    Tha hóa lần thứ hai: lớp VIP

    Sự hạn chế của nền giáo dục phổ thông kể cả về phương pháp giáo dục lẫn cơ sở vật chất trong khi nó chậm đổi mới, thậm chí tha hóa, khiến cho giáo dục tụt lại với nhu cầu của xã hội, đặc biệt là với mong muốn của những phụ huynh tương đối thành đạt, muốn cho con mình có được tương lai tốt hơn, bằng cách được thụ hưởng giáo dục tốt hơn.

    Cùng lúc, vai trò của giáo dục gia đình ngày càng mờ nhạt. Nó dẫn những phụ huynh "có điều kiện" đến hai ngã rẽ khác nhau. Ngã rẽ thứ nhất cho con vào học trường quốc tế hoặc trường tư. Đó là những phụ huynh tin vào một môi trường giáo dục lành mạnh, phương pháp giáo dục hiện đại sẽ giúp con mình phát triển tốt.

    Trường quốc tế và trường tư, dân lập thoát khỏi cơ cấu lương của nhà nước, giúp giáo viên không hoặc ít chịu áp lực mưu sinh bằng dạy thêm. Trang thiết bị học tập của trường cũng sẽ không bị giới hạn bởi mức tài trợ từ ngân sách, mà sẽ tương ứng với các khoản đóng góp từ phụ huynh.

    Nhưng có không ít phụ huynh "có điều kiện" chọn cho con mình một ngã rẽ khác: vẫn là trường công, nhưng với chế độ "được ưu đãi". Lý do đầu tiên là các trường công giàu truyền thống hơn, với những trường điểm và hệ thống trường chuyên, lớp chọn với đội ngũ giáo viên được chọn lọc từ hệ thống. Vì thế, không ít phụ huynh chấp nhận bỏ hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng để mua suất học cho con mình ở trường công. Lớp học quá đông hay giáo viên vô tình thì phụ huynh trả tiền để mua sự chú ý hay ưu đãi cho con mình! Cứ coi như khoản chênh lệch học phí giữa trường tư và trường công được sử dụng để mua ưu đãi từ giáo viên!

    Tuy nhiên, những ưu đãi cá biệt này không làm thay đổi được thực tế về cơ sở vật chất hạn chế của trường công, và giải pháp được đưa ra: lớp VIP hay lớp chọn mở rộng. Tại đó, phụ huynh được đáp ứng mong muốn về cơ sở vật chất cho việc học tập của con mình, được ưu đãi về chất lượng giáo viên hay những hoạt động đặc biệt khác, tương ứng với mức đóng góp "tự nguyện". Mâu thuẫn giữa chủ trương xã hội hóa giáo dục tại trường công để nâng cao điều kiện dạy và học với mức độ sẵn sàng đóng góp của đa số phụ huynh đã dẫn tới việc "khoanh vùng xã hội hóa" trong chính trường công; mâu thuẫn giữa lòng tin của phụ huynh vào truyền thống và phương pháp giáo dục của trường công với sự ngờ vực về lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên trường công đã dẫn tới đòi hỏi mua sự ưu đãi ngay trong chính trường công. Cả hai hội tụ lại ở một sản phẩm quái thai: lớp VIP, hay lớp chọn mở rộng (lớp chọn ban đầu chỉ dựa trên học lực của học sinh, lớp chọn mở rộng thì phụ thuộc "điều kiện" của phụ huynh học sinh).

    Gọi là quái thai, vì nó công khai sự phân biệt đối xử ngay trong một trường học, trong khi một xã hội văn minh trao cho con người quyền bình đẳng về cơ hội, mà đầu tiên là quyền bình đẳng trong giáo dục công. Đó là lý do các quốc gia phát triển miễn phí giáo dục công ở bậc phổ thông, và chúng ta, trên lý thuyết, miễn học phí giáo dục công ở bậc tiểu học.

    Tuy nhiên, với những trường học, những phụ huynh đã góp công tạo nên những lớp VIP nói trên, có thể họ không coi đó là sự quái thai, bởi vì sự phân biệt đối xử vẫn hiện hữu công khai trong cuộc sống của họ, và đặc quyền với họ và với con cái họ là hiển nhiên khi họ có quyền và có tiền. Đó lại là câu chuyện của xã hội.

    Nếu ở nơi làm việc, người ta được hưởng đủ thứ đặc quyền, được cung phụng bởi cấp dưới và xã hội, về nhà lại được người giúp việc phục vụ tận răng, người ta khó tránh khỏi ngộ nhận về đặc quyền đương nhiên của mình, và cũng đòi hỏi con mình phải có đặc quyền tương ứng.

    Nhưng cũng không ít những phụ huynh còn lam lũ vất vả, ban đầu phải chọn trường công vì vấn đề kinh tế, rồi cũng cố đua theo vào lớp VIP, lớp chọn với tâm lý không để con mình phải thua kém thiên hạ, và hy sinh đời bố - củng cố đời con.

    Họ không hình dung tới những đứa con được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường đặc quyền đặc lợi khi trưởng thành sẽ biết ứng xử ra sao với cuộc đời. Hay họ tin rằng họ chính là sự bảo đảm cho việc con mình khi trưởng thành cũng sẽ ở vị trí đặc quyền đặc lợi như thế? Hoặc tin rằng những tài sản mà mình tích cóp được đủ để con mình được cung phụng suốt đời, ngay cả khi chúng là những kẻ vô dụng vì từ nhỏ đã được nuôi dưỡng thói lười biếng và ỷ lại?

    Tác giả: Hồng Ngọc

    School@net (Theo http://tuanvietnam.net/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.